Rộn ràng "Lễ hội mùa xuân" của người Ê đê
Người Ê Đê chơi cồng chiêng
Lễ hội mùa xuân bắt đầu từ cuối tháng 12 năm cũ đến hết tháng 3 dương lịch của năm mới. Lễ hội tại các buôn do các già làng chủ trì với nhiều hoạt động theo phong tục truyền thống của người Ê Đê. Sau lễ ăn cơm mới, các buôn làng tổ chức lễ cúng bên nước để cầu mong mưa thuận, gió hòa, nguồn nước dồi dào, trong lành, mọi người được khỏe mạnh, nhà nhà nhiều lúa, bắp, trâu, bò, heo, gà. Bên cạnh đó, còn bao gồm nhiều tục lễ như Lễ bỏ mả là một trong những lễ quan trọng của người Ê Đê, là sự tuyên bố đoạn tuyệt của người sống và người chết; Lễ cúng lúa sắp trổ bông, phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống, với ước muốn mong các thần linh phù hộ cho lúa trổ bông đều, dài, nhiều hạt và cho năng suất cao; Lễ cúng Bến nước, mục đích cúng tạ thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cho cuộc sống ấm no hạnh phúc; Lễ hội cồng chiêng ngoài mục đích giao lưu với thần linh, thông tin đến mọi người trong buôn làng mà còn là tâm hồn của người Tây Nguyên.
Ngoài ra, còn có các hội, trò chơi dân gian sinh động thu hút nhiều người tham gia: Lễ đâm trâu, lễ cúng nhà mới, lễ cúng vòng đời, lễ trưởng thành, lễ kết nghĩa anh em, lễ cưới, lễ cúng sức khỏe cho mọi thành viên trong cộng đồng. Lễ cúng hòn đá bếp (vì thần đã giúp gia chủ một năm no đủ), lễ cúng hòn đá cổng buôn làng (vì thần đã gìn giữ buôn làng một năm yên ổn, không có ai đói nghèo, bệnh tật), cúng sức khỏe cho những vật nuôi trong gia đình (như voi, trâu, bò, heo, chó, mèo, dê, gà…) vì chúng hỗ trợ con người rất nhiều trong việc đồng án và giữ nhà. Lễ cúng cầu mưa, cúng thần gió, cầu một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc…
Người Ê Đê quay quần uống rượu cần trong lễ hội
Mùa Xuân đến, không khí lễ hội rộn ràng, náo nhiệt khắp các buôn làng. Ở đó ta có thể cảm nhận được sự giao thoa văn hoá. Họ đoàn kết ca hát quanh những đốm lửa đỏ rực, tiếng cồng chiêng, tiếng trống được ngân vang khắp buôn. Những khuôn mặt rạng ngời hương sắc mùa xuân càng làm cho không khí thêm vui tươi và đầm ấm. Từ bao đời nay, người Ê Đê đã góp phần quan trọng trong sự đi lên về mặt tinh thần cũng như kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Thế nên Lễ hội mùa xuân được các ban ngành của tỉnh Đắk Lắk rất quan tâm. Đó cũng là việc thiết thực để lưu giữ những nét văn hoá đặc trưng của một trong những dân tộc tiêu biểu của vùng đất Nam Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, Lễ hội mùa Xuân còn là dịp để giao lưu văn hoá, ẩm thực, sử thi, văn hoá cộng đồng và các trò chơi dân gian, tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc thể hiện đời sống phong phú của người Ê Đê, là dịp để các già làng giáo dục về trách nhiệm, về tình yêu đất nước, buôn làng, đồng thời nhắc nhở mọi người phải có ý thức bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước… vì đó là tài sản quý giá nhất từ bao đời nay mà ông cha đã để lại. Trong sự phát triển chung, người Ê Đê luôn mong muốn đóng góp sức người, của cải để đất nước ngày càng phồn vinh. Họ luôn cố gắng ở mọi lĩnh vực để tiếng chiêng mãi ngân vang khắp núi rừng mỗi độ Xuân về.
Khi nghi lễ cúng kết thúc, tiếng chiêng vang lên cũng là lúc bắt đầu cuộc vui rộn ràng. Người Ê Đê ở các buôn làng trong trang phục truyền thống không phân biệt già trẻ, lớn bé, ngồi quây quần bên nhau cùng ăn cơm, thưởng thức rượu cần làm từ hạt lúa mới và chúc nhau những điều tốt lành trong ngày Xuân.
Bài, ảnh: Nguyễn Phúc - Trâm Phạm
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về
09:00 | 29/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội