Quảng Ninh: Mô hình “Mỗi xã phường một sản phẩm” phục vụ cho phát triển du lịch
Phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp
Thời gian qua, Quảng Ninh đã và đang phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp truyền thông như sản phẩm du lịch làng quê Yên Đức tại huyện Đông Triều đã thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước. Sản phẩm du lịch khám phá, trải nhiệm tại huyện biên giới Bình Liêu cũng đang nổi lên là điểm đến mới lạ của du khách.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng đã triển khai hiệu quả Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) nhằm phát triển kinh tế từ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, văn hóa, danh thắng của các địa phương, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn.
Việc phát triển đề án OCOP ở Quảng Ninh có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Thứ nhất là, triển khai thành công nó sẽ giúp nâng cao thu nhập tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới. Hai là, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thông Quảng Ninh. Ba là, góp phần làm giảm việc di dân từ nông thôn ra thành phố, thực hiện có hiệu quả tinh thần “Ly nông, bất ly hương”. Bốn là, thông qua chương trình góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đây chính là yếu tố thúc đẩy một cách bền vững kinh tế nông thôn của tỉnh. Năm là, OCOP tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh.
Sau gần 3 năm triển khai chương trình OCOP đã khẳng định hướng đi đúng đắn của Quảng Ninh. Đặc biệt, thành công lớn nhất mà chương trình mang lại là việc liên kết sản xuất - nền tảng quan trọng của sản xuất hàng hóa tập trung.
Hệ thống sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã trở thành thương hiệu riêng của Quảng Ninh. Các sản phẩm OCOP ngày càng mang lại giá trị lớn, góp phần nâng cao giá trị ngành nông nghiệp, nhất là các sản phẩm OCOP ngày càng mang lại giá trị lớn, góp phần nâng cao giá trị ngành nông nghiệp, nhất là các sản phẩm OCOP sau khi được gắn sao ngày càng được người tiêu dùng biết tới. Đây cũng là sản phẩm để phục vụ cho khách du lịch khi đến tham quan và trải nhiệm tại Quảng Ninh.
Đề án Chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cao và trình Chính phủ để nhân rộng ra toàn quốc và được các địa phương trong tỉnh đang tích cực triển khai, tổ chức thực hiện. Có 54 sản phẩm OCOP được đánh giá và xếp hạng sản phẩm từ 3 sao trở lên, trong đó có 3 sản phẩm đạt 5 sao, 31 sản phẩm đạt 4 sao và 20 sản phẩm đạt 3 sao.
Chương trình OCOP không chỉ thúc đẩy sản xuất, khai thác các tiềm năng và thế mạnh của địa phương, mà còn xây dựng mối liên kết giữa các hội sản xuất, tổ chức, cá nhân qua mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, tổ hợp tác. Điều này được thể hiện rõ ràng qua các con số: Toàn tỉnh hiện có 119 đơn vị tổ chức, cá nhân sản xuất tham gia OCOP (33 doanh nghiệp, 35 HTX, 51 tổ hợp tác); trong đó có 10 doanh nghiệp, 18 HTX, 27 tổ hợp tác mới thành lập.
Một số gian hàng OCOP Quảng Ninh năm 2017.
Khai thác sản phẩm OCOP
Phần lớn các mô hình kinh tế này bước đầu phát huy hiệu quả, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản. Điển hình như mô hình hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong (TX. Đông Triều). Nông dân cho HTX thuê đất, đồng thời trực tiếp tham gia sản xuất rau, củ, quả trên diện tích đất đó. HTX chịu trách nhiệm cung ứng vật tư và toàn bộ khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Qua việc chuyện môn hóa từng khâu sản xuất đã góp phần hình thành thói quen và nhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. HTX phát triển xanh (huyện Bình Liêu) không chỉ có công phục hồi nghề sản xuất rượu men lá, miến dong, dầu sở, trứng vịt bản… HTX còn bao tiêu sản phẩm mật ong, củ cải, lá tắm… cho người dân để phát triển sản phẩm OCOP.
Nhằm tìm một chỗ đứng vững chắc cho các sản phẩm OCOP, khâu quảng bá được đặc biệt chú trọng, nhất là thông qua hình thức quảng bá trực tiếp tại các chương trình hoạt động lớn của địa phương, của vùng, của khu vực và quốc tế, như: Hội chợ thương mại ASEAN tại Nam Ninh (Trung Quốc), triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2015 (TP Hồ Chí Minh), Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử, Hạ Long 2016, Hội chợ OCOP Quảng Ninh hè 2016, Hội chợ đưa hàng về miền núi… Tỉnh cũng đã quy hoạch 21 trung tâm, điểm bán các sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh, tập trung tại các điểm du lịch, khu đông dân cư thuận tiện về giao thông, thương mại nhằm đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Không chỉ tại các kì hội chợ mà các điểm bán hàng và trung tâm OCOP trên địa bàn tỉnh luôn thu hút được đông đảo người dân tham quan, mua sắm trong các ngày thường. Điển hình như trung tâm OCOP TP. Uông Bí (số 540, đường Quang Trung), thu hút hàng nghìn lượt người tới mua sắm, doanh thu đạt từ 200-300 triệu đồng/tháng, được đánh giá là trung tâm OCOP hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh hiện nay. Qua đó không chỉ góp phần đưa các sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng, tìm chỗ đứng vững chắc cho các sản phẩm, mà còn hình thành chuỗi phát triển sản phẩm từ nguyên liệu, sản xuất, chế biến đến quảng bá, tiêu thụ.
Để đưa chương trình OCOP trở thành thương hiệu mạnh của tỉnh trên phạm vi cả nước và dần từng bước trên thị trường quốc tế. Đề án đặt ra một số những mục tiêu cụ thể như sau: Hoàn thiện hệ thống tổ chức OCOP Quảng Ninh theo hướng thành lập bộ máy chuyên trách OCOP từ tỉnh đến huyện. Hằng năm, mỗi địa phương có ít nhất 1-2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo chu trình OCOP đã ban hành, có ít nhất 80 tổ chức kinh tế phát triển ổn định, có ít nhất 250 sản phẩm được phát triển…
Điểm sáng Bình Liêu
Sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã và đang trở thành thương hiệu đối với nhân dân, du khách và đang được chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo phát triển sản phẩm OCOP phục vụ cho phát triển du lịch tại Quảng Ninh. Một ví dụ về thành công của huyện Bình Liêu trong công tác triển khai gắn sản phẩm OCOP với thương hiệu du lịch như sau.
Huyện Bình Liêu là một huyện miền núi biên giới với 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ khi đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, nhiều sản phẩm OCOP của huyện Bình Liêu đã xây dựng được thương hiệu, có chỗ đứng trên thị trường. Đặc biệt, việc phát triển các sản phẩm OCOP gắn với xây dựng thương hiệu du lịch, văn hoám cảnh quan là một hướng đi đột phá của huyện.
Cùng với đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. Trong đó, gắn phát triển du lịch với nông nghiệp là mục tiêu đang được huyện hướng đến. Đây là một bước đi có tính đột phá của huyện Bình Liêu trong thời gian qua.
Bình Liêu tập trung xây dựng các quy hoạch chi tiết về du lịch, quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư phát triển du lịch, bố trí đầu tư về cơ sở hạ tầng tại các tuyến, điểm du lịch. Cùng với đó, huyện đẩy mạnh tổ chức tập huấn về kỹ năng, hỗ trợ, huy động đông đảo nhân dân trên địa bàn tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Đặc biệt, huyện khuyến khích nhân dân trên địa bàn tham gia phát triển du lịch cồng đồng. Khuyến khích nhân dân và các tổ chức kinh tế mạnh dạn sản xuất nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống của địa phương, đưa vào chương trình OCOP gắn với thương hiệu và phát triển du lịch. Du khách khi đến khám phá Bình Liêu sẽ được thưởng thức những đặc sản vốn trước đây chỉ có ở đồng bào dân tộc Bình Liêu sử dụng như: Bánh coóc mò, bánh ngải, củ cải khô, cá khe… và mua được những sản phẩm đặc trưng như túi thơm hồi, quế, dầu sở, lá tắm, dược liệu… làm quà lưu niệm.
Dấu ấn rõ nét nhất chính là Hội hoa sở Bình Liêu đã được tổ chức thành công lần thứ 2 liên tiếp, khẳng định được thương hiệu riêng có của huyện trong du lịch, dịch vụ tạo sức hút lớn đối với du khách. Tại Hội hoa sở, các sản phẩm OCOP huyện đã hòa quyện với không gian văn hóa đậm đà màu sắc truyền thống, đưa “OCOP du lịch” trở thành sản phẩm đặc trưng, bước đầu thu được thành công.
Phát huy các lợi thế của huyện Bình Liêu về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (đặc biệt là nguồn tài nguyên phong cảnh núi rừng, ruộng bậc thang, thác nước, đường biên, cột mốc, hoa sở, Trẩu…và nguồn tài nguyên thực vật đa dạng), phong tục tập quán của đồng bào dân tộc cũng đa sắc màu gắn với nhiều sản vật đặc trưng vùng miền cũng như các làn điệu hát then, hát sóng cọ, hát sán cố…huyện đã khuyến khích nhân dân và các tổ chức kinh tế mạnh dạn tổ chức sản xuất các sản phẩm nông sản, đưa tất cả các sản phẩm đó đến với chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” gắn với giới thiệu và phát triển du lịch của địa phương.
Đến nay, sau 3 năm phát triển du lịch trên địa bàn huyện đã thu hút được rất nhiều khách du lịch tới thăm Bình Liêu. Năm 2015 đã có trên 33.000 lượt khách, năm 2017 ước đạt 61.800 lượt du khách đến thăm Bình Liêu. Đây sẽ là điều kiện tốt để tiêu thụ, thúc đẩy các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của huyện phát triển.
TS. Trịnh Đăng Thanh
Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Xã Mỹ Trinh chuyển mình mạnh mẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
15:42 Nông thôn mới

Khai trương đoàn tàu “Hoa Phượng Đỏ” và công bố ga Hải Phòng là điểm du lịch
15:39 Tin tức

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
15:18 Văn hóa - Xã hội