Quảng Nam: Hồi sinh làng đúc đồng Phước Kiều
Nhà truyền thống làng đúc đồng Phước Kiều (Ảnh: ST)
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều thuộc thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn (Quảng Nam). Theo ghi chép trong Việt Nam gia phả và lịch sử hình thành các làng nghề thì làng nghề Phước Kiều được hình thành từ thế kỷ thứ 16, khi ông Dương Không Lộ (quê xã Đề Kiều, Tổng Bình Quân, châu Thất Truyền, phủ Tường Khánh, tỉnh Lạng Sơn) trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, đổi tên là làng Phước Kiều. Và từ đó đến này cùng với bao biến động, thăng trầm của đất nước làng nghề vẫn được duy trì và phát triển. Danh tiếng của làng nghề không còn bó hẹp trong địa phận của Quảng Nam mà nó đã vươn ra khắp các tỉnh thành trong cả nước. Ngày nay, với vị trí địa lý thuận lợi, nằm kề bên Quốc lộ
1A, nằm trên trục nối hai Di sản Văn hoá Thế giới: Đô thị cổ Hội An và Khu đền Tháp Mỹ Sơn, cùng với danh tiếng có từ lâu đời, ngành du lịch những năm gần đây đã đưa làng nghề đúc đồng Phước Kiều trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn.
Nhà thờ tổ nghề và tiền hiền làng đúc Phước Kiều (Ảnh: ST)
Sản phẩm chủ yếu của làng đúc Phước Kiều là các loại nhạc cụ cồng chiêng dùng trong sinh hoạt, lễ nghi mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Và cũng nhờ vào loại sản phẩm đặc thù này, các nghệ nhân nhiều thế hệ của làng đã tạo được thương hiệu, cùng sánh vai với các làng nghề thủ công trên cả nước. Ngoài lượng cồng chiêng làng Phước Kiều cung cấp phục vụ cho những sinh hoạt lễ nghi của người Kinh, tính riêng khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên (hay còn gọi là Vùng văn hóa cồng chiêng), suốt hơn 200 năm qua ước trên 35.000 bộ các loại (tương đương trên 200.000 chiếc) chiếm khoảng 3/4 số lượng cồng chiêng trong toàn khu vực. Điều đó có thể nói rằng làng Phước Kiều đã chế tác nên một phần vật thể không nhỏ trong kho tàng di sản phi vật thể của nhân loại: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Và cũng nhờ mối quan hệ hữu cơ của nghề đúc cồng chiêng Phước Kiều với giá trị di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, nên thương hiệu Phước Kiều đã vang xa, không những trong nước mà còn lan tỏa khắp vùng Đông Nam Á (Lào, Campuchia…) và trên thế giới. Những sản phẩm cồng, chiêng chất lượng của làng đúc đồng Phước Kiều không chỉ đòi hỏi bí quyết đúc đồng gia truyền từ người thợ lành nghề mà còn cần một đôi tai tinh nhạy và bàn tay khéo léo, tỉ mỉ từng chi tiết của người nghệ nhân. Đây cũng chính là yếu tố làm nên thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề đúc đồng Phước Kiều Quảng Nam.
Làng Phước Kiều quanh năm đỏ lửa để hồi sinh nghề đúc đồng (Ảnh: ST)
Có một thời gian, làng đúc đồng Phước Kiều đã gần như bị quên lãng khi mà lượng khách ghé mua thưa thớt, sản phẩm không bán được trên thị trường, số lượng nghệ nhân lành nghề ngày càng ít đi. Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm, lòng nhiệt huyết với nghề truyền thống của những bậc tiền nhân cũng như được sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền thị xã Điện Bàn và tỉnh Quảng Nam, các nghệ nhân đã bắt tay vào công cuộc gìn giữ nét đẹp văn hóa, “giữ lửa” và truyền nghề cho đời sau và đã hồi sinh mạnh mẽ làng nghề đúc đồng Phước Kiều.
Khi Hội An và Mỹ Sơn được công nhận di sản và Quảng Nam trở thành tỉnh Du lịch thì sản phẩm đồng của làng nghề được chuyển biến từ đúc hàng mỹ nghệ lưu niệm nhỏ đến hàng trang trí nội thất lớn cho các công trình nhà hàng, khách sạn như trống đồng, tượng, chữ đồng, phù điêu, gia huy và độc lư lớn... Đặc biệt, những sản phẩm của làng nghề làm ra hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Trong những sản phẩm của làng nghề thì Chiêng và Thanh la là hai thứ “đặc sản” với độ ngân vang xa nhất và những thang âm chuẩn mực. Nhờ kỹ thuật pha kim và trình độ thẩm âm bậc thầy của các lão nghệ nhân trong vùng, hai loại nhạc khí này ở đây được khách hàng khắp nơi đánh giá không đâu sánh bằng... Nhắc đến làng nghề truyền thống này, không thể không kể đến công trình Đại Hồng Chung đặt tại nghĩa trang liệt sĩ thị xã Điện Bàn do hơn 40 nghệ nhân lành nghề, tài giỏi ngày đêm rèn đúc. Chiếc chuông này có đường kính 1,3 m và nặng tới hơn 2 tấn. Đây là hợp kim đồng có kích thước lớn nhất, mang dấu ấn của làng nghề và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của con người xứ Quảng.
Để khuyến khích, giữ cho làng nghề luôn “đỏ lửa”, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã hỗ trợ kinh phí cho dự án “Phát triển làng nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều” theo hướng kết hợp làng nghề truyền thống và du lịch sạch. Bên cạnh việc giữ gìn uy tín và thương hiệu làng nghề, còn gắn với hướng du lịch văn hóa làng nghề, vừa bán sản phẩm làm ra, vừa trình diễn sản xuất để thu hút khách tham quan.
Hàng năm, mỗi dịp Tết đến Xuân về, sau những ngày vui xuân đón Tết, các nghệ nhân làng đúc Phước Kiều lại tưng bừng, rộn rã tổ chức Lễ giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch. Đây là lễ giỗ tổ Không Lộ Giác Hải thiền sư - một nghi lễ cung kính của người dân làng đúc đồng Phước Kiều hàng trăm năm nay. Lễ giỗ tổ diễn ra tại khuôn viên của Nhà thờ tổ làng đúc Phước Kiều nơi thờ tự Không Lộ Giác Hải thiền sư, tổ tiên của làng đúc Phước Kiều.
Trải qua những biến động, làng nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều có lúc thịnh, lúc suy, nhưng với quyết tâm bảo tồn bản sắc văn hóa của mình, người dân Điện Phương vẫn “giữ lửa” bám nghề và giữ gìn những nét truyền thống trong cách đúc đồng của một làng nghề cổ lâu đời. Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm, hổ trợ của Nhà nước và sự nhạy bén với nhu cầu của thị trường, làng nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều đang từng bước được hồi sinh, phát triển từng ngày và trở thành niềm tự hào của người dân Quảng Nam.
Lâm Đăng Khoa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 Làng nghề, nghệ nhân
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 Văn hóa - Xã hội
Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ
15:00 OCOP
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 Làng nghề, nghệ nhân