Phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội): Giáo dục truyền thống làng khoa bảng - Đất tứ danh hương
Đến dự buổi sinh hoạt chuyên đề, gồm có: ông Nguyễn Minh Tuyên, Bí Thư Đảng ủy phường Yên Hòa; bà Nguyễn Thị Hoàng Hà, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường; Ông Đinh Trọng, Phó Chủ tịch UBND phường; Bà Hoàng Thị Phượng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường; ông Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Hội khuyến học Phường; Nhà giáo Đặng Thu Hương, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Hòa cùng các thầy cô giáo và trên 90 em học sinh đại diện cho các lớp trong nhà trường.
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Hội khuyến học phường Yên Hòa
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Hội khuyến học phường Yên Hòa lên trao đổi, chia sẻ và nói chuyện với các em học sinh trường THCS Yên Hòa về “Làng khoa bảng - Đất tứ danh hương”. Đây là vùng đất Yên Hòa xưa, phường Yên Hòa ngày nay, với 2 thôn cổ là Hạ Yên Quyết và Thượng Yên Quyết. Yên Hòa là vùng đất với những trang sử gắn liền với truyền thống hiếu học bao bao đời nay, nằm trong cái nôi của nền văn hóa Thăng Long. Yên Hòa (hay còn gọi là làng Cót) là một trong 20 làng khoa bảng Việt Nam và là một trong 5 làng khoa bảng của vùng đất Thăng Long. Đến nay những người con của Yên Hòa vẫn luôn gìn giữ hương thơm đó để học tập và rèn luyện.
Ông Nguyễn Minh Tuyên, Bí Thư Đảng ủy phường Yên Hòa tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Hội khuyến học phường Yên Hòa
Yên Hòa là làng khoa bảng, vùng đất tứ danh hương nổi tiếng với truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ lớn, danh gia vọng tộc của vùng đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến. Thấu hiểu lời dạy của cha ông “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” cùng với việc kiến tạo xây dựng làng xóm quê hương, an cư lạc nghiệp, người Yên Hòa sớm biết chăm lo học hành mở mang dân trí. Các cụ tổ tiên của các làng xã, dòng họ đều chăm lo khuyến khích con cháu học hành đua tài đua sức trên con đường khoa cử, coi đây là công việc trọng đại của làng xã.
Lãnh đạo phường Yên Hòa chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo trường THCS Yên Hòa
Việc học hành đã được mọi người quan tâm và xã hội hóa, được quy định nghiêm ngặt trong các dòng họ. Bởi vậy ngay từ buổi đầu dựng nước, các triều đại Lý, Trần đã quan tâm đến việc học và tuyển chọn người tài qua các kỳ thi cử để gánh vác việc nước. Làng Hạ Yên Quyết thời đó có cụ Hoàng Quán Chi đỗ Thái học sinh khoa Quý Dậu niên hiệu Quang Thái 6 (năm 1393) đời Thuận Tông, đỗ Đệ nhất giáp, cụ mở đầu cho nền khoa cử vùng đất Yên Quyết xưa, đến triều đại nhà Hồ, chỉ tồn tại 7 năm cũng tổ chức hai kỳ thi tuyển, ngay khoa thi đầu tiên, khoa thi Thái học sinh năm Canh Thìn, niên hiệu Thái Nguyên ( năm 1400) đời Hồ Quý Ly, làng Hạ Yên Quyết có cụ Nguyễn Quang Minh đỗ thái học sinh cùng khoa với các danh nho nổi tiếng như cụ Nguyễn Trãi, Lý Tử Tuấn, Vũ Mộng Nguyên.
Quê hương Yên Hòa với hai làng cổ xưa là Thượng Yên Quyết và Hạ Yên Quyết cũng phát triển một cách huy hoàng vào thời Lê - Mạc. Làng Hạ Yên Quyết mở đầu là cụ Nguyễn Như Uyên đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân ( Hoàng Giáp ) khoa thi năm Kỷ Sửu (Quang Thuận 10) đời Lê Thánh Tông năm 1469. Kể từ đó kế tiếp nhau trong các dòng họ và thi đua giữa hai làng Thượng và Hạ Yên Quyết, các sĩ tử yên Quyết thi nhau lều chõng để đua tài, đua sức trong các khoa thi của các triều Lê Sơ, triều Mạc và triều Lê Trung Hưng.
Một dòng họ khoa bảng có năm đời kế tiếp nhau đỗ đại khoa, bảng vàng bia đá như dòng họ cụ Nguyễn Như Uyên, trong số 10 cụ đỗ đại khoa của làng…Tên tuổi các Tiến sĩ làng Hạ Yên Quyết, Thượng Yên Quyết qua các triều đại xưa đã làm rạng rỡ quê hương. Hai làng đã trở thành một trong 20 làng khoa bảng của nước Việt Nam thời phong kiến và 5 làng khoa bảng tiêu biểu của đất kinh kỳ Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Kế tục truyền thống cha ông, ngày nay trong khung cảnh đổi mới và hội nhập phát triển, Yên Hòa nay đã phát huy truyền thống văn hóa lâu đời của quê hường. Các dòng họ đã nêu cao tinh thần hiếu học. Đã có 58 người con xứng danh của cha ông đỗ đạt, có học hàm, học vị GS, PGS, TS cùng 380 Viện sĩ GS, PGS, TS, hơn 2000 Thạc sĩ trên địa bàn dân cư. Điển hình như nữ GS, TS toán học Hoàng Xuân Sính, Tiến sĩ toán lý Hoàng Sước, Tiến sĩ vật lý vũ trụ Hoàng Xuân Sáng.
Từ lâu danh hiệu “Làng khoa bảng” “đất danh hương” đã trở thành niềm tự hào của mỗi người dân Yên Hòa. Truyền thống hiếu học, khoa bảng là điểm tựa cho công tác khuyến học - khuyến tài Yên Hòa hôm nay.
Khung cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề “Làng khoa bảng - Đất tứ danh hương”
Kế tục truyền thống cha ông, ngày nay trong khung cảnh đổi mới và hội nhập phát triển, Yên Hòa đã và đang phát huy truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương. Các dòng họ đã nêu cao trách nhiệm luôn tổ chức chặt chẽ, từ các cụ trong hội đồng gia tộc, đến các chi, các cành, đến từng gia đình mọi người đều chung một ý nguyện mong sao con cháu phát huy được truyền thống gia đình, gia tộc, dòng họ, quê hương. Hàng năm các dòng họ thưởng cho hơn 4000 học sinh giỏi, những phần thưởng xứng đáng để động viên con cháu.
Bài, ảnh: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề