Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Phúc Thọ: Diện mạo nông thôn mới có nhiều đổi thay tích cực

LNV - Những ngày này, người dân xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ) rất phấn khởi khi được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trở thành xã đầu tiên của huyện Phúc Thọ đạt danh hiệu này. Sau nhiều năm nỗ lực, diện mạo của địa phương ven dòng sông Hát đã có nhiều đổi thay tích cực.

Với tài nguyên nông nghiệp phong phú, thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền nhân dân xã Hát Môn đã ưu tiên khai thác tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực để tạo sức bật phát triển kinh tế nông thôn

Phúc Thọ: Diện mạo nông thôn mới có nhiều đổi thay tích cực
Diện mạo nông thôn mới huyện Phúc Thọ

"Trái ngọt" từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Theo quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh tập trung của Thành phố, xã Hát Môn nằm trong vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, vùng sản xuất cây ăn quả và vùng rau an toàn. Trên cơ sở đó, UBND xã tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác cây trồng chủ lực của địa phương theo quy mô, ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước nâng cao giá trị, tạo thành vùng sản xuất riêng biệt.

Hiện tại sản xuất lúa trên địa bàn xã đã hình thành vùng sản xuất tập trung, với diện tích 140ha, trong đó có 90ha lúa hàng hóa chất lượng cao đã được chứng nhận VietGAP. Toàn xã có 13,97ha bưởi VietGAP, trong đó có 5ha được ứng dụng phương pháp tưới tiết kiệm.

Ông Nguyễn Hoàng Thực - Trưởng thôn 6, xã Hát Môn cho biết: Nhận thấy bưởi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao, thôn có gần 260 hộ đã chuyển đổi sang mô hình trồng giống bưởi Diễn và bưởi Tam Vân trên diện tích gần 5ha. Các hộ đẩy mạnh trồng bưởi theo quy trình VietGAP, xây dựng hệ thống tưới tự động, phân bón hữu cơ để gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng. Với giá bưởi trung bình 25.000đ/quả, thời điểm tết giá có thể cao hơn, nhiều gia đình đã làm giàu từ bưởi, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, bà con rất mừng.

Được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ, UBND xã Hát Môn tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về sản phẩm OCOP cho các hộ sản xuất kinh doanh. Cán bộ xã đã đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để hộ kinh doanh hiểu được lợi ích của chương trình OCOP mang lại.

Phúc Thọ: Diện mạo nông thôn mới có nhiều đổi thay tích cực
Hát Môn là xã đầu tiên của huyện Phúc Thọ đủ điều kiện về đích nông thôn mới nâng cao.

Từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hộ sản xuất mở rộng diện tích, tăng cường quy mô, đầu tư trang biết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất. Các sản phẩm nông sản của Hát Môn dần chú trọng về khâu bao bì, thương hiệu, nhãn mác, có truy suất nguồn gốc. Hiện, xã đã phát triển được 03 sản phẩm OCOP: Granola, bánh kê gạo lứt mật dừa, dừa sấy.

Theo bà Phạm Thị Thúy – Chủ hộ kinh doanh cơ sở chế biến sản xuất thực phẩm Tiniseed: Xu hướng của người tiêu dùng hiện đại không còn là số lượng mà là chất lượng sản phẩm. Để có chỗ đứng trên thị trường buộc người sản xuất phải đổi mới tư duy, cách thức sản xuất. Cơ sở đã đầu tư hệ thống nhà xưởng, máy móc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước đây, các đơn hàng của cơ sở chủ yếu bán tại chỗ và bán cho khách quen nhưng khi chất lượng sản phẩm được nâng cao, cơ sở đã có được nhiều đơn đặt hàng lớn hơn. Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng còn góp phần quan trọng đưa được nông sản địa phương đến với nhiều khách hàng, giới thiệu được sản vật quê hương.

Tiếp tục khai thác các sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Ông Đặng Văn Lập – Chủ tịch UBND xã Hát Môn cho biết: Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực và đột phá. Người dân chủ động, tích cực chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm. Việc phát triển nông nghiệp đã thúc đẩy tinh thần “tự lực, tự cường”, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ chính sản phẩm quê hương. Không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình mà mở rộng sản xuất còn giúp nhiều lao động địa phương có việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Theo ông Lập, Hát Môn vẫn còn dư địa nông nghiệp để phát triển với: 7ha chuối, 3,53ha mít, 2,6ha nhãn, 6ha rau, 23,6ha bưởi,… Xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác các giá trị từ sản phẩm nông nghiệp địa phương.

Trong thời gian tới, Hát Môn tập trung phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, hiện xã có 90ha lúa được công nhận VietGAP, là tiền đề thuận lợi để xây dựng chuỗi phát triển. Đồng thời, xã phát triển diện tích cây ăn quả trên địa bàn, đặc biệt là bưởi và mít, chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân sản xuất theo quy hoạch, theo vùng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và ứng dụng công nghệ cao.

Để sản phẩm nông nghiệp địa phương phát triển hơn nữa, UBND xã khuyến khích các hộ kinh doanh cũng cần mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp, thông qua các công nghệ, tăng cường xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP và tham gia vào các sàn thương mại điện tử có thể giúp nông sản tiếp cận nhanh với thị trường.

Phúc Thọ: Diện mạo nông thôn mới có nhiều đổi thay tích cực
Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn được thành phố công nhận điểm du lịch

Bên cạnh đó, với tài nguyên nông nghiệp phong phú, đất và người hài hòa, Hát Môn sẽ kết hợp với các xã Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Vân Hà… đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và du lịch tâm linh (Đền Hát Môn). Đây sẽ là hướng đi mới, phát triển nông nghiệp theo hướng đa giá trị, ổn định và bền vững.

Những năm gần đây, người dân Hát Môn còn phát triển mạnh nghề sản xuất đồ gỗ nội thất, kinh doanh dịch vụ vận tải, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 72 triệu đồng/năm, xã không còn hộ nghèo. Đáng chú ý, phong trào xây dựng nông thôn mới được người dân đồng tình, ủng hộ, tự nguyện hiến gần 5.000m2 đất và hàng chục tỷ đồng để mở rộng đường giao thông, xây dựng cổng chào, đường hoa, trồng cây xanh... Xã đã đạt 19/19 tiêu chí trong xây dựng NTM nâng cao với việc xây dựng 4 tuyến đường hoa, 1 vườn hoa, vẽ 668m2 tranh bích họa, xây dựng 12 cổng chào, 10/10 thôn đã trang trí pano, khẩu hiệu và có tổ tự quản về an ninh trật tự.

Phúc Thọ: Diện mạo nông thôn mới có nhiều đổi thay tích cực

Người dân xã Hát Môn tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần vào xây dựng nông thôn mới Nâng Cao, nông thôn mới kiểu mẫu và cuộc thi “Giữ gìn đường làng, ngõ, xóm, sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” năm 2024.

Mới đây, phát biểu tại lễ công bố và đón nhận danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao xã Hát Môn, Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Nguyễn Doãn Hoàn cho biết, mặc dù là huyện thuần nông, kinh tế-xã hội còn không ít khó khăn, nhưng Phúc Thọ luôn xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu không có điểm kết thúc. Mục tiêu chính, quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Vì thế, huyện sẽ tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng các xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Cấn Văn Hồng, Trong giai đoạn 2021-2025, thành phố Hà Nội giao chỉ tiêu cho huyện Phúc Thọ hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 7 xã (hiện đã đạt 2 xã là Võng Xuyên và Hát Môn). Ngoài ra, đến hết năm 2025, huyện cũng cần hoàn thành 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Để nỗ lực hoàn thành mục tiêu, năm 2024, huyện Phúc Thọ phấn đấu có thêm 3 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, gồm: Tam Hiệp, Vân Phúc, Phụng Thượng và đưa xã Hát Môn về đích nông thôn mới kiểu mẫu.

Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cạnh tranh của sản phẩm. Huyện cũng chỉ đạo quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung và thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm; đồng thời tiếp tục thu hút, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào huyện để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn chia sẻ.

Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội.

Hoàng Mai

Tin liên quan

Tin mới hơn

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.

Tin khác

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 17-6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

LNV - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

LNV - Tỉnh Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu. Một điểm nhấn quan trọng trong hành trình này là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào xây dựng nông thôn thông minh.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động