Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Phú Thọ: Phú Hà giữ nghề truyền thống

LNV - Từ đầu thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, làng Phú Hà thuộc thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn đã được hình thành từ chủ trương khuyến khích người dân dưới xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới của Nhà nước. Bà con từ nhiều miền quê khác nhau như Nam Định, Thái Bình, Hà Tây (cũ), Hòa Bình đã quần tụ về đây hình thành nên hợp tác xã (HTX) tiểu thủ công nghiệp đa nghề: Mộc, rèn, đan cót, đan quạt, làm chổi chít… Đến năm 1988, HTX bị giải thể nhưng đại đa số người dân vẫn cố gắng bám trụ với nghề, để đến hôm nay người dân Phú Hà không những tự hào vì còn lưu giữ được nghề trao truyền của cha ông mà còn nâng tầm, phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, mang lại lợi nhuận ổn định.


Làm chổi chít


Từ chiếc chổi chít thủ công

Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, HTX tiểu thủ công nghiệp cũng bị giải thể. Thích ứng với điều kiện mới, thay vì duy trì đa nghề như thời bao cấp, người dân trong làng tập trung phát triển hai nghề chính là làm chổi chít và sản xuất đồ mộc gia dụng.

Thanh Sơn trước kia nổi tiếng là vùng chít lớn nhất của cả tỉnh. Đó là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho những người thợ làm nghề bện chổi như ở Phú Hà. Với hơn 30 năm gắn bó với nghề làm chổi, gia đình bà Nguyễn Thị Thu là một trong những hộ làm nghề chổi chít lâu năm nhất ở làng. Bước sang tuổi 65, đôi bàn tay bà vẫn tháo vát, nhanh nhẹn, khéo léo trong từng công đoạn để làm nên chiếc chổi ưng ý. Bà bảo, để làm ra một cây chổi chít cũng khá cầu kỳ. Mỗi nhà có một cách làm riêng. Đối với gia đình tôi, sau khi thu mua bông chít về không mang phơi nắng mà treo trong hiên nhà, tránh nắng, gió để bông chổi giữ màu xanh cốm vừa đẹp mắt lại dùng được bền. Mỗi năm, gia đình bà giao bán hơn 12.000 nghìn cây chổi chít.

Sản phẩm chổi chít của làng nghề bền, đẹp, được thị trường ưa chuộng.


Cùng với gia đình bà Thu, làng Phú Hà hiện có nhiều hộ vẫn duy trì và có thu nhập cao từ nghề làm chổi chít. Sau bao nhiêu năm, nghề thủ công truyền thống vẫn tạo công việc, thu nhập ổn định cho nhiều lao động và tạo không khí nhộn nhịp, tấp nập của làng nghề…

Gần 11 giờ trưa, xưởng làm chổi chít của gia đình ông Nguyễn Văn Tư- Trưởng làng nghề vẫn nhộn nhịp. Bốn người thợ làm chổi đều là những phụ nữ ở độ tuổi trung niên khoác trên mình những bộ đồ bảo hộ lao động phủ đầy bụi chít. Mỗi người phụ trách một công đoạn và có sự phối hợp nhịp nhàng từ khâu chọn bông chít, bó chít, cuốn chổi rồi hoàn thiện. Tất cả các công đoạn đều làm thủ công, nhẹ nhàng, không tốn nhiều công sức. Vì thế, người 60, 70 tuổi cũng vẫn có thể làm nghề. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để làm nên một cây chổi đẹp, bền đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế. Người làm chổi cũng phải tần tảo, chịu khó thì mới theo nghề được lâu. Theo những người thợ ở đây, sau khi ăn Tết xong cũng là thời điểm bước vào vụ làm chổi mới. Vì nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng khan hiếm, nên vài năm gần đây bông chít được các hộ thu mua từ mạn ngược Sơn La, Điện Biên, thậm chí nhập từ Lào về. Mỗi năm, làng nghề phải nhập hàng nghìn tấn chít để dùng dần cho cả năm. Bông chít treo khô từ hai đến ba tháng mới sử dụng được. Sau khi đập rụng hết hoa và loại bỏ những bông vàng thì bó lại thành từng bó nhỏ gọi là con chổi. Tùy theo độ dày, mỏng do khách đặt mà cuốn số lượng con chổi cho phù hợp.

Nói về giá trị mà chiếc chổi chít mang lại, bà Thu chia sẻ thêm: “Thông thường một chiếc chổi chít chỉ có tuổi thọ khoảng ba tháng, riêng chổi ở đây được khách hàng phản hồi tốt với thời gian sử dụng được lâu hơn. Điều đó tạo nên thương hiệu riêng cho chổi chít Phú Hà. Với giá bán hiện nay dao động từ 30.000-40.000 đồng/chiếc tùy độ dày mỏng, mỗi năm gia đình tôi cũng thu lãi hơn 100 triệu đồng”. Qua bao thăng trầm của thời gian, nghề làm chổi chít vẫn ngày một thịnh hành ở đất này…

Các hộ làm nghề mộc trong làng đều đầu tư máy móc hiện đại góp phần tạo nên những sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng tốt.


Đến hiện đại hóa nghề mộc

Đi dọc tuyến tỉnh lộ 316 từ thị trấn Thanh Sơn hướng sang huyện Thanh Thủy, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những xưởng sản xuất đồ mộc lớn nhỏ với la liệt sản phẩm gỗ gia dụng bắt mắt. Trước đây, nghề mộc của làng Phú Hà hoàn toàn mang tính chất thủ công, nên giá trị ngày công không cao, các sản phẩm làm ra cũng chưa đạt được độ tinh xảo để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhận thức được điều này, trong những năm gần đây, người dân trong làng đã tích cực đầu tư các trang thiết bị máy móc, tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động để làm ra các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao cung cấp ra thị trường. Vì vậy sản phẩm của làng ngày càng được nhiều khách hàng biết đến. Nhiều hợp đồng đặt hàng có giá trị lớn được ký kết đã tạo điều kiện để người dân trong làng có thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và làm giàu bằng chính nghề của mình.

Từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ mộc và sự hỗ trợ của máy móc đã cho ra đời các sản phẩm đồ gỗ đa dạng mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng.


Dẫn chúng tôi đi thăm quan xưởng sản xuất của gia đình vừa mới đầu tư mở rộng hồi đầu năm nay, anh Phạm Đình Bắc kể về quá trình gian nan gây dựng cơ nghiệp của mình. Năm 2000, vừa tròn 17 tuổi, chàng trai người dân tộc Mường này đã đến làm thuê ở xưởng mộc gần nhà để có thêm thu nhập. Nghề mộc khi ấy chủ yếu được làm thủ công đã khiến đôi bàn tay suốt ngày cầm bào, đục trở nên chai sần, thô ráp. Để tâm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, ngón nghề, sau chín năm, anh quyết định tự đứng ra làm chủ. Anh Bắc chia sẻ: “Sau 13 năm mở xưởng của riêng mình, đến nay sản phẩm do xưởng tôi sản xuất đã tìm được chỗ đứng vững, khẳng định thương hiệu trên thị trường đồ mộc gia dụng. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tôi đã đầu tư mở rộng xưởng, mua sắm thêm máy móc hiện đại giúp tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành. Vì thế, phần lớn xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng, các mặt hàng làm ra không phải lo khâu tiêu thụ. Trừ chi phí, mỗi năm còn thu lãi khoảng 200 triệu đồng”.

Dạo một vòng quanh làng nghề mộc Phú Hà, chúng tôi nhận thấy sản phẩm mộc hiện nay chủ yếu là các vật dụng gia đình như giường, tủ, bàn ghế, kệ sách, quầy thu ngân... với mẫu mã phong phú, đa dạng, đường nét chạm khắc tinh xảo, mang tính thẩm mỹ, được tạo ra từ nhiều người thợ có tay nghề kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Để có thể đảm nhận được những đơn hàng có số lượng lớn, những người dân trong làng đã liên kết cùng nhau thành lập các tổ hợp tác, HTX hay công ty trách nhiệm hữu hạn để đứng ra làm đầu mối trung gian đảm nhận việc ký kết hợp đồng và bao tiêu các sản phẩm cho người dân trong làng. Do biết cách tổ chức sản xuất hợp lý, nên những người thợ thủ công ở đây quanh năm không bao giờ hết việc. Thu nhập bình quân đầu người luôn cao hơn so với mức thu nhập bình quân chung của toàn huyện. Số hộ giàu, khá giả ngày càng nhiều.

Sau 16 năm thành lập làng nghề, Phú Hà dần trở thành một bức tranh kinh tế nhiều màu sáng, nhưng lại đang phải đối diện với vấn đề môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Sản phẩm của làng được làm từ gỗ phải trải qua các công đoạn xẻ gỗ, bào, phay, đục, phun sơn… trong quá trình sản xuất người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, tiếng ồn, mùi hóa chất từ sơn, đánh bóng sản phẩm. Hầu hết các xưởng mộc đều nằm xen lẽ trong khu dân cư mà chưa được bố trí địa điểm sản xuất tập trung. Điều này đã gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của các hộ sống xung quanh. Vì thế, bài toán đặt ra đối với làng nghề nơi đây đó là có quỹ đất để phát triển, có cụm công nghiệp để người dân tập trung đầu tư phát triển nghề. Đồng chí Hà Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Sơn cho biết: “Hiện nay, một số hộ sản xuất, kinh doanh đồ gỗ thuộc làng nghề cũng đã chủ động chuyển xưởng sang cụm công nghiệp của huyện đặt ở xã Thục Luyện. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, thời gian tới, chính quyền địa phương cũng sẽ đề xuất với các cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí tạo quỹ đất phù hợp giúp bà con yên tâm làm nghề”.

Từ sản xuất “hàng chợ”, đến nay uy tín, thương hiệu làng nghề mộc Phú Hà ngày càng vươn xa không chỉ bởi chất lượng của sản phẩm đồ gỗ hay chiếc chổi chít bền đẹp, mà còn bởi sự cần cù, chăm chỉ và năng động cùng thời cuộc của người làm nghề. Hy vọng, trong thời gian không xa làng nghề sẽ đảm bảo hài hòa giữa yếu tố phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hơn nữa.

Sơn Lâm/Báo Phú Thọ

Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động