Phú Thọ: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Nhờ được tham gia lớp học sơ cấp nghề may công nghiệp, chị Phùng Thị Mai, (người ngồi may) ở xã Tân Phú, huyện Tân Sơn và nhiều chị em trong xã đã có việc làm ổn định.
10 năm qua, toàn tỉnh có trên 45.800 nông dân được đào tạo nghề, 35.750 đoàn viên thanh niên được tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT…, góp phần nâng tỉ lệ lao động được đào tạo và truyền nghề trên địa bàn tỉnh đạt 70,5%. Ngành nghề được đào tạo chủ yếu thuộc hai lĩnh vực: Nông nghiệp và phi nông nghiệp với các nghề: Kỹ thuật trồng lúa, rau an toàn, cây có múi, nấm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật hàn, điện, điện dân dụng, may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp… Đa số học viên sau khi học nghề đã tìm kiếm được việc làm mới hoặc tự tổ chức sản xuất, kinh doanh theo ngành nghề, từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, cho thu nhập cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chị Phùng Thị Mai ở xã Tân Phú, huyện Tân Sơn là một trong những học viên có việc làm, thu nhập ngay sau khi học nghề cho biết: Năm 2018, tôi đăng ký học lớp sơ cấp nghề may công nghiệp tổ chức tại địa phương. Có nghề trong tay, tranh thủ lúc nông nhàn, tôi nhận may gia công quần áo cho các hiệu may trong xã, thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tôi còn kèm cặp nghề may cho nhiều chị em khác để tiến tới thành lập tổ may gia công nhằm nhận được nhiều đơn hàng hơn, giúp cuộc sống ổn định hơn. Mong muốn của chị Mai cũng là mong muốn chung của rất nhiều lao động sau khi được học nghề, bởi với trình độ sơ cấp nghề sẽ vẫn còn là thử thách trong môi trường lao động cạnh tranh cao, nếu chỉ làm việc đơn lẻ chắc chắn hiệu quả công việc, thu nhập không cao, trong khi tuổi đời ngày càng tăng lên, cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp không còn mở rộng như tuổi trẻ.
Theo dự báo, thị trường lao động trong mô hình tăng trưởng mới ở nước ta quy mô đến năm 2025 sẽ có gần 66 triệu người, trong đó 75% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trên thị trường lao động sẽ có thêm nhiều ngành nghề mới, nhiều phân lớp nhân lực, đòi hỏi tiêu chuẩn, kỹ năng làm nghề cao hơn.
Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng chất lượng, hiệu quả, đáp ứng sự dịch chuyển sản xuất từ năng suất thấp lên năng suất cao, thời gian tới, các cấp, các ngành trong tỉnh tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đào tạo nghề cho LĐNT; đa dạng hóa ngành nghề đào tạo; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng thiết thực, gắn với nhu cầu thực tế của xã hội và bản thân người học. Đồng thời đổi mới phương thức đào tạo, đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng; tăng cường đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề, hợp tác xã…, đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động.
Trong công tác đào tạo nghề, cần tích cực ứng dụng thành tựu KHCN hiện đại để nâng cao trình độ tay nghề, tạo động lực cho người lao động tìm tòi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho LĐNT sau khi học nghề, nhất là lao động thuộc diện hộ nghèo; nhân rộng các mô hình đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm… giúp người lao động không chỉ nâng cao trình độ tay nghề mà còn tăng cao về thu nhập.
Mai Phương
Báo Phú Thọ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 | 09/07/2025 Đào tạo nghề

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 | 04/07/2025 Đào tạo nghề

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu
11:04 | 25/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số
09:18 | 12/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
09:38 | 27/05/2025 Đào tạo nghề

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025
09:43 | 20/05/2025 Đào tạo nghề
Tin khác

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 | 13/05/2025 Nông thôn mới

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp
14:30 | 24/04/2025 Đào tạo nghề

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%
10:51 | 14/04/2025 Đào tạo nghề

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định
09:29 | 05/03/2025 Đào tạo nghề

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú
11:19 | 28/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động
09:56 | 21/01/2025 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
10:24 | 18/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:20 | 09/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
17:00 | 06/12/2024 Đào tạo nghề

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
10:09 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:11 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 | 22/11/2024 Đào tạo nghề

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:16 | 07/10/2024 Đào tạo nghề

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân