Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Phải hết sức tránh quan liêu, “xa dân”, triển khai các giải pháp mới quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả hơn để dập dịch

LNV - Hàng loạt nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong kết luận tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện Điện của Thường trực Ban Bí thư về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng yêu cầu, lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất, chuyên sâu ở tầm quốc gia; trong tình hình mới phải hết sức tránh quan liêu, “xa dân”, phải có cách tiếp cận mới và triển khai các giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, quán triệt phương châm “rõ, nghiêm, chắc, hiệu quả”.


Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, động viên các lực lượng phòng chống COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11/7.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 203/TB-VPCP thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến ngày 23/7 triển khai thực hiện Điện của Thường trực Ban Bí thư về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chính phủ chia sẻ với những khó khăn của nhân dân và doanh nghiệp

Thông báo nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, sự đồng lòng, tham gia tích cực của nhân dân, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu như y tế, công an, quân đội, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, lực lượng tình nguyện đã và đang nỗ lực, quyết liệt thực hiện giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị 16). Càng khó khăn, phức tạp thì càng phải đoàn kết, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, bình tĩnh, kiên trì, sáng suốt để đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Chính phủ chia sẻ với những khó khăn của nhân dân và doanh nghiệp đang gặp phải, nhất là khi thực hiện Chỉ thị 16 (các hoạt động bị han chế, biến động ở mức cao, các cháu học sinh không có kỳ nghỉ trọn vẹn, một bộ phận người dân mất việc, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động…); sẽ tiếp tục đồng hành và tạo mọi điều kiện để các tỉnh, thành phố ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, nhanh chóng ổn định tình hình, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường và tiếp tục thực hiện các giải pháp hiệu quả giúp đỡ người dân, doanh nghiệp trong điều kiện cao nhất có thể.

Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và đã đạt được một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị 16 tại một số địa phương còn chưa nghiêm, thiếu sự kiểm tra, giám sát; một bộ phận người dân chưa chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định về giãn cách xã hội, nhất là yêu cầu giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình, xã phường với xã phường…, vẫn còn tình trạng tập trung đông người ở nhiều nơi; còn có hiện tượng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị. Tại nhiều nơi, Tổ COVID cộng đồng chưa được thành lập. Việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” tại một số nơi còn chưa tốt, kể cả các địa phương có điều kiện, nhất là về trang thiết bị, vật tư và nhân lực. Việc tổ chức tiêm vaccine tại các địa phương vẫn còn chậm. Lượng người về từ các vùng có dịch đến các địa phương lân cận lớn, tuy nhiên việc quản lý, kiểm soát chưa thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ. Còn để xảy ra ách tắc cục bộ trong vận tải, lưu thông hàng hóa... Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung khắc phục kịp thời, hiệu quả ngay các hạn chế này trong những ngày tới để thực hiện giãn cách thực chất, có hiệu quả.

Lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất, chuyên sâu ở tầm quốc gia

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt và triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Điện ngày 21 tháng 7 năm 2021 về tiếp tục tăng cường các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống dịch COVID-19.
Trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất, chuyên sâu ở tầm quốc gia dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; căn cứ vào tình hình thực tế, các bộ, ngành, địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt áp dụng các biện pháp phù hợp với diễn biến dịch bệnh trên địa bàn theo nguyên tắc trong tình hình mới phải có cách tiếp cận mới và các giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn; có thể áp dụng các biện pháp với mức yêu cầu cao hơn (theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan) so với Chỉ thị 16 nhằm hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa người với người để nhanh chóng ngăn chặn dịch bệnh lây lan, song phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện và đẩy mạnh kêu gọi, vận động người dân nâng cao ý thức, tích cực, tự giác thực hiện; cần có biện pháp xử phạt nghiêm minh những cá nhân, tập thể không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm các quy định của Chính phủ, Ban Chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế. Các địa phương không tự đặt ra các quy định, thủ tục (như quy định về loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, không thiết yếu) trái với quy định chung, nhất là của pháp luật; những gì chưa hợp lý phát sinh từ thực tiễn cần đề xuất sửa đổi, điều chỉnh tổng thể, hợp lý, phù hợp.

Phải quán triệt phương châm lớn “rõ, nghiêm, chắc, hiệu quả”

Đối với các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt, phải quán triệt phương châm lớn “RÕ, NGHIÊM, CHẮC, HIỆU QUẢ”.

Cụ thể, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn một cách quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả; trong thời gian này tập trung ưu tiên cao nhất cho lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, nhất là những nơi có ổ dịch, bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng người dân. Trong thực hiện Chỉ thị 16 phải quán triệt phương châm: rõ (phân công, quy định rõ ràng trách nhiệm của cả cơ quan Nhà nước và người dân; nghiêm (thực hiện nghiêm, triệt để, chặt chẽ yêu cầu giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình, ở nguyên tại chỗ, không di chuyển, đặc biệt trong các khu vực phong tỏa, cách ly, không để “chặt ngoài, lỏng trong”); chắc (bảo đảm duy trì kết quả chắc chắn, bền vững; làm đến đâu chắc đến đó) và hiệu quả (phát hiện nhanh nguồn bệnh, truy vết hiệu quả, phong tỏa, cách ly chặt chẽ, nghiêm túc, hạn chế tối đa số ca nhiễm mới, nếu có ca nhiễm thì cố gắng không để chuyển nặng, giảm tối đa ca tử vong).

Các lực lượng chức năng tại cơ sở như công an, quân đội, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, Tổ COVID cộng đồng… tăng cường cao độ việc kiểm tra, kiểm soát, nhắc nhở, đôn đốc, vận động, xử phạt những trường hợp không chấp hành việc thực hiện giãn cách xã hội tại các khu dân cư, tổ dân phố, thôn, làng, xã, phường... bảo đảm thực hiện nghiêm yêu cầu giãn cách, không để xảy ra tụ tập đông người; chú ý động viên các tầng lớp nhân dân tự giác, tích cực thực hiện yêu cầu giãn cách, phát hiện người không thực hiện để ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

Các địa phương chưa thành lập thì phải thành lập ngay Tổ COVID cộng đồng; tăng cường cao độ hoạt động của Tổ COVID cộng đồng; phát huy tối đa vai trò của các tổ chức, đoàn thể và vai trò nòng cốt là lực lượng công an, quân đội, Tổ COVID cộng đồng để “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, nhắc nhở, đôn đốc nhân dân thực hiện yêu cầu giãn cách. Tại những “điểm nóng” cần huy động lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm. Thành lập các trung tâm tư vấn, cứu trợ, đường dây nóng, Zalo, các nền tảng số… để kịp thời tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị, đáp ứng nhu cầu về y tế của mọi người dân, nhất là hỗ trợ các ca bệnh nặng. Căn cứ “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19” ban hành kèm theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình dịch ở địa phương để quyết định các biện pháp phòng, chống dịch cụ thể, quyết liệt và tổ chức thực hiện nghiêm, chặt chẽ, hiệu quả.

Tận dụng tối đa thời gian “vàng” khi thực hiện giãn cách để tăng tốc làm sạch các vùng dịch, ổ dịch trong tuần đầu thực hiện giãn cách, phát hiện tối đa các ổ dịch trên địa bàn, dứt khoát không để phát sinh ổ dịch mới, hình thành vùng an toàn, vững chắc, nhanh nhất có thể.

Bảo đảm kịp thời, đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất phòng, chống dịch, trong đó đặc biệt chú trọng phải bảo đảm có đủ số lượng máy thở, ô xy. Các địa phương khẩn trương rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ về bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên để phục vụ phòng chống, dịch trên địa bàn, gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế tổng hợp, xử lý, điều phối theo thứ tự ưu tiên, bảo đảm hỗ trợ đúng nơi thực sự có nhu cầu. Bộ Y tế cùng với các địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể huy động lực lượng sinh viên các trường y, dược, lực lượng ngoài nhà nước, các tổ chức tư nhân để tăng cường nhân lực chuyên môn cho các nơi cần thiết. Bảo đảm trang thiết bị phòng hộ và tiêm vaccine đầy đủ cho lực lượng tuyến đầu, không để các lực lượng này bị lây nhiễm.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác an sinh xã hội, nhất là bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu đến tận tay người dân, nhất là ở khu cách ly, quan tâm đặc biệt là đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất công ăn việc làm do dịch bệnh; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Các địa phương phải nắm chắc tình hình, xử lý ngay, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu yếu phẩm thiết yếu.

Tổ chức tiêm vaccine đúng đối tượng, kịp thời, an toàn, hiệu quả. Các địa phương khắc phục ngay việc có vaccine mà chưa tiêm được và tiêm không đúng đối tượng. Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.


“Quyết tâm chiến đấu tới cùng” thể hiện ý chí của các y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) khi tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Ảnh: VGP


Phân loại nhanh F0, phân tầng điều trị khoa học, hợp lý, sát thực tế

Thủ tướng giao Bộ Y tế triển khai nhiều giải pháp theo những định hướng mới rất quan trọng, nhất là trong điều trị và phân bổ, tổ chức tiêm vaccine.

Cụ thể, Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn xử lý quá tải tại các cơ sở y tế trong tiếp nhận, cách ly, điều trị người nhiễm vi rut SARS-CoV-2, quan trọng nhất là thu dung, nghiên cứu phân loại nhanh F0 theo tình trạng bệnh (rất nhẹ, nhẹ, nặng, rất nặng, cấp cứu…) để có biện pháp quản lý, điều trị khoa học, phù hợp với năng lực cách ly và tập trung nguồn lực điều trị cho các đối tượng theo hướng phân loại người nhiễm thành các tầng điều trị một cách khoa học, hợp lý, sát thực tế (3 tầng hoặc 3 tầng 5 lớp… phải thống nhất khái niệm để khi thực hiện không lúng túng) và có trung tâm điều phối thống nhất (ví dụ: nhẹ, rất nhẹ có thể điều trị ở tuyến xã, huyện hoặc nghiên cứu hướng dẫn cách ly tại gia đình một cách chu đáo, an toàn cho nhân dân yên tâm; nặng, rất nặng thì chuyển lên tuyến trên; cấp cứu tại trung tâm…).

Phân bổ kịp thời, hợp lý lượng vaccine đã có, tập trung cho các địa bàn, đối tượng ưu tiên, có nguy cơ cao và hướng dẫn, đôn đốc việc tiêm vaccine theo đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn, hiệu quả. Lưu ý chỉ đạo việc tiêm vaccine theo nguyên tắc bảo đảm công bằng trong tiếp cận, đúng đối tượng, kiên quyết không để hiện tượng xin - cho, đồng thời tránh tâm lý đợi chờ, lựa chọn vaccine bằng các quy định, quy chế cụ thể, rõ ràng để người dân giám sát; mở rộng diện tiêm vaccine theo các khuyến nghị của WHO, trong đó có người cao tuổi, người có bệnh nền. Xử lý nghiêm, kịp thời theo pháp luật các trường hợp sai phạm.
Hướng dẫn chi tiết thực hiện việc kết hợp hài hòa, hợp lý giữa y dược cổ truyền và hiện đại trong điều trị COVID-19 một cách khoa học, hiệu quả, sát thực tế.

Rà soát, hoàn thiện quy định về xác định tiêu chí, điều kiện, quy trình như thế nào là không có dịch, như thế nào là có dịch, khi nào thì áp dụng 15, 15+, khi nào áp dụng 16 và 16+ và khi nào dịch đi qua… để các địa phương chủ động có các biện pháp phù hợp, hiệu quả, hoặc trao đổi thống nhất với các địa phương khác về các biện pháp tăng cường, thống nhất thực hiện bảo đảm lợi ích chung.
Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số 200/TB-VPCP ngày 26 tháng 7 năm 2021 về nghiên cứu sản xuất vaccine phòng Covid-19 trong nước.

Hết sức tránh quan liêu, “xa dân”; cương quyết không để tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong phòng, chống dịch
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ người về từ Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương đang có dịch theo quy định phòng, chống dịch (đón tận nơi, khai báo y tế, xét nghiệm, cách ly…một cách chặt chẽ, nghiêm túc).

Các bộ, ngành, địa phương liên quan hết sức chú ý việc củng cố, bảo đảm an toàn các “vùng xanh”, ít nguy cơ dịch bệnh để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Phải bám sát tình hình, hết sức linh hoạt để có quyết định phù hợp, nơi có ổ dịch thì cần phong tỏa chặt, cách ly nghiêm giữa người với người, gia đình với gia đình…; nơi không có dịch hoặc đảm bảo an toàn thì vẫn triển khai sản xuất, kinh doanh, tránh trường hợp cực đoan; chủ động, linh hoạt các biện pháp như “3 tại chỗ” (cách ly, ăn nghỉ, sản xuất tại chỗ), “một cung đường hai điểm đến”... để bảo toàn hoạt động sản xuất, kiên quyết đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đáp ứng các yêu cầu, điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch hoặc có nguy cơ cao. Tổ chức sản xuất phải an toàn và thích nghi với điều kiện cụ thể, nghiên cứu xây dựng mỗi nhà máy, xí nghiệp phải là “pháo đài”chống dịch và mỗi công nhân phải là một “chiến sĩ” chống dịch, tích cực hiệu quả để bảo đảm sản xuất, kinh doanh và sức khỏe cho chính mình.

​Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và Thành phố Hồ Chí Minh kịp thời đánh giá kết quả 2 tuần thực hiện giãn cách, rút kinh nghiệm, khắc phục các hạn chế, bất cập để bổ sung, điều chỉnh biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 16, trong đó có thể siết chặt các biện pháp giãn cách với các yêu cầu cao hơn (16+), cương quyết, quyết liệt hơn, nhất là tổ chức thực hiện tại cơ sở và kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành của Nhân dân.
Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cần sớm có Quy chế hoạt động, tổ chức giao ban thường xuyên, kịp thời xử lý ngay, tại chỗ các vấn đề phát sinh. Các thành viên Tổ công tác vừa phối hợp trong Tổ vừa kịp thời báo cáo Bộ trưởng để chỉ đạo, hướng dẫn, xử lý nhanh nhất việc liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021; tăng cường công tác phối hợp, kịp thời xử lý có hiệu quả các vướng mắc và các vấn đề phát sinh; có đường dây nóng tiếp nhận, xử lý các phản ánh có liên quan của người dân, doanh nghiệp, hết sức tránh quan liêu, “xa dân”; cương quyết không để tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong phòng, chống dịch.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tăng cường lực lượng cho Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương bảo đảm an ninh trật tự góp phần thực hiện cách ly giữa người với người góp phần lưu thông hàng hóa tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện các biện pháp công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 ngay trong tháng 7 năm 2021 để hướng dẫn thống nhất trên toàn quốc; kết nối dữ liệu và phát huy hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý. Phối hợp với Bộ Y tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xét nghiệm và tiêm vaccine để tránh tụ tập đông người dẫn đến lây lan dịch bệnh; nghiên cứu, triển khai thực hiện thống nhất việc đăng ký tiêm vaccine theo hình thức trực tuyến; thông tin minh bạch, công khai, chính xác diễn biến dịch tễ; nghiên cứu kỹ việc phân loại F0 và có hướng dẫn chi tiết, cụ thể cách thức điều trị thí điểm F0 không có triệu chứng tại nhà trên các phương tiện thông tin truyền thông, nền tảng internet, mạng xã hội… trên cơ sở khoa học, thực tiễn và kinh nghiệm trong nước, ngoài nước.

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan báo chí ở Trung ương, nhất là Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống dịch; chú ý đầu tư có thêm các chương trình hấp dẫn, phong phú thiết thực, quan tâm chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân, đặc biệt nhân dân ở các địa phương đang giãn cách xã hội. Đề xuất thành lập Tổ công tác chỉ đạo truyền thông và đấu tranh với các thông tin xấu độc, xuyên tạc…

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn; hướng dẫn các địa phương thực hiện, rà soát, kịp thời bổ sung đối tượng cần hỗ trợ, dứt khoát không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Công khai trên các nền tảng và các phương tiện thông tin đại chúng kết quả thực hiện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa phương có kế hoạch cụ thể tổ chức đợt thi tiếp theo của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2021 an toàn, bình đẳng, khách quan, bảo đảm quyền lợi chính đáng của học sinh và gia đình học sinh.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất việc hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh (như miễn, giảm thuế), trình Chính phủ để xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Công khai việc chi tiêu Quỹ vaccine trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn phân luồng bằng công nghệ sao cho thuận lợi và chặt chẽ, không ách tắc giao thông, bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh, không đứt gãy chuỗi cung ứng.
Các bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xem xét, xử lý ngay các kiến nghị của các địa phương đã báo cáo tại Hội nghị.

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc Điện của Thường trực Ban Bí thư, kết luận mới nhất của Thủ tướng Chính phủ cập nhật những giải pháp, phương châm chống dịch rất sát với thực tiễn, sẽ là cơ sở quan trọng cho các địa phương triển khai mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác chống dịch trong thời gian tới, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, nhanh chóng ổn định tình hình, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới./.

Theo Chinhphu.vn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Festival Nghề truyền thống Quảng Nam 2024

Festival Nghề truyền thống Quảng Nam 2024

LNV - Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024 với chủ đề Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam – nâng tầm và hội nhập sẽ diễn ra tại thành phố Tam Kỳ từ ngày 28 đến hết ngày 31/8. Đây là sự kiện lớn của tỉnh Quảng Nam nhằm góp phần gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được đề cử là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được đề cử là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nhằm đề cao giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị của một loại hình di sản lễ hội truyền thống lâu đời trong quá trình hội nhập, phát triển bền vững, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định ghi danh Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bình Định: Tiếng vọng đồng đội từ lòng đất mẹ

Bình Định: Tiếng vọng đồng đội từ lòng đất mẹ

LNV - Sau nhiều đêm trăn trở khi nhớ về đồng đội cùng chiến đấu tại Đồi 174 ở thôn Long Quang, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định 50 năm về trước, cựu chiến binh Trần Văn Phúc vượt gần 1.000km từ Nghệ An vào Bình Định đi tìm hài cốt đồng đội.
Bà giáo tâm huyết lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An

Bà giáo tâm huyết lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An

LNV - Với lòng đam mê và tình yêu sâu sắc dành cho văn hóa dân tộc Thái, nhiều năm qua, Nghệ nhân Ưu tú Sầm Thị Xanh ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã dành nhiều tâm huyết trong việc lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Đô thị cổ Hội An: Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm được công nhận Di sản Thế giới

Đô thị cổ Hội An: Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm được công nhận Di sản Thế giới

LNV - Với chủ đề “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An”, các hoạt động được tổ chức tại nhiều địa điểm, tập trung ở khu phố cổ từ ngày 23/11-4/12/2024.
Thanh niên xung phong là biểu tượng sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam

Thanh niên xung phong là biểu tượng sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam

LNV - Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2024), chiều 15/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp thân mật với đoàn đại biểu về dự Hội nghị cán bộ toàn quốc Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.

Tin khác

Học sinh Bình Định tham gia trải nghiệm nghệ thuật truyền thống

Học sinh Bình Định tham gia trải nghiệm nghệ thuật truyền thống

LNV - Ngày 10/7, tại Trường THCS thị trấn Tuy Phước, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định phối hợp Phòng GD&ĐT huyện Tuy Phước tổ chức Chương trình trải nghiệm nghệ thuật truyền thống trong nhà trường năm 2024, đã thu hút gần 800 em học sinh hào hứng tham gia.
Độc đáo Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì ở Lào Cai

Độc đáo Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì ở Lào Cai

LNV - Lễ hội Khô già già là lễ hội cầu mùa lớn nhất và lâu đời nhất của người Hà Nhì đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Lễ hội được diễn ra vào tháng 6 âm lịch hằng năm để cầu mong cho mùa màng bội thu, người an vật thịnh, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Người mẹ có hai con là Nghệ sĩ Nhân dân

Người mẹ có hai con là Nghệ sĩ Nhân dân

LNV - Nghệ sĩ Đỗ Quốc Hưng và Nghệ sĩ Đỗ Hiền là hai anh em tài năng trong làng nghệ thuật phía Bắc và đều được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) khi còn trẻ. NSND Quốc Hưng là ca sĩ Opera giọng Bass. Giọng hát của anh được đánh giá là cả triệu người may ra có một. Đỗ Hiền là biên đạo múa trẻ, tài năng, chuyên ngành múa đương đại. Đó là niềm vinh hạnh cho ngành văn hóa nước nhà nói chung và vùng quê Dục Tú- Đông Anh nói riêng. Thật tự hào đối với gia đình bà Nguyễn Thị Phú– và ông Đỗ Văn Sâm (đã mất), người đã sinh ra 2 nghệ sĩ tài hoa này.
Tinh hoa các sản phẩm quý từ sen

Tinh hoa các sản phẩm quý từ sen

LNV - Sen là cây trồng phổ biến ở Việt Nam. Tại miền Bắc, hoa sen nở rộ vào mùa hè. Bên cạnh cho hoa đẹp, hương thơm, làm cảnh... sen còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phụ nữ Vĩnh Phúc - Cử chỉ đẹp, sống nhân văn

Phụ nữ Vĩnh Phúc - Cử chỉ đẹp, sống nhân văn

LNV - Hưởng ứng phong trào “Phụ nữ Vĩnh Phúc cử chỉ đẹp, sống nhân văn”, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, đồng hành cùng chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an sinh xã hội. Từ đó tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ trong thời đại mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Hà Nội: Lễ hội hoa sen lần đầu tiên

Hà Nội: Lễ hội hoa sen lần đầu tiên

LNV - Với chủ đề “Sắc sen Hà Nội,” lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội). Lễ hội sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm hấp dẫn về hoa sen và đặc sản trà sen của Hà Nội.
Một nhà báo tâm huyết với nghề

Một nhà báo tâm huyết với nghề

LNV - Ông Nguyễn Tiến Lệnh Anh là một nhà báo, nhà thơ. Ông có bút danh rất đặc biệt : Nông Tử Lệnh Anh – Lệnh Anh Nông Tử. Một bút danh “Độc, lạ”. được ông lấy từ những chữ cái đầu của họ tên thật của mình.
Khúc hẹn hò cồn cào sóng sông Như Nguyệt

Khúc hẹn hò cồn cào sóng sông Như Nguyệt

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Khúc hẹn hò cồn cào sóng sông Như Nguyệt" của nhà thơ Thu Sang
Quảng Ngãi: Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Quảng Ngãi: Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

LNV - Quảng Ngãi phấn đấu trong năm 2024, có ít nhất một điểm du lịch cộng đồng nông thôn (du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề) theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững được công nhận.
Thanh niên miền núi chung tay xây dựng đô thị văn minh

Thanh niên miền núi chung tay xây dựng đô thị văn minh

LNV - Hưởng ứng ngày cao điểm Chiến sĩ tình nguyện xây dựng đô thị Sáng – Xanh – Sạch đẹp – Văn minh – An toàn, Tỉnh Đoàn Hòa Bình và Tỉnh Đoàn Sơn La ra quân trồng hàng nghìn cây xanh, hoàn thành hàng nghìn phần việc.
Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc tại Quảng Ngãi

Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc tại Quảng Ngãi

LNV - Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ được tổ chức từ ngày 21-24/7 tại thành phố Quảng Ngãi.
Trường THCS Nguyễn Trãi A Tổng kết năm học 2023-2024

Trường THCS Nguyễn Trãi A Tổng kết năm học 2023-2024

LNV - Sáng ngày 27/5/2024 Trường THCS Nguyễn Trãi A long trọng tổ chức Lễ tổng kết, tuyên dương khen thưởng những tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, năm học 2023-2024 và tổ chức chương trình Dấu ấn tuổi 15 cho học sinh khối 9 của nhà trường niên khóa 2020-2024.
Sắp diễn ra lễ hội hoa sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

Sắp diễn ra lễ hội hoa sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

OVN - Với chủ đề "Sắc sen Hà Nội," lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội), sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm hấp dẫn về hoa sen và đặc sản trà sen của Hà Nội.
Trường Trung học Phổ thông Hậu Lộc I hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập

Trường Trung học Phổ thông Hậu Lộc I hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập

LNV - Trường THPT Hậu Lộc I (Thanh Hóa) đặt trên địa bàn xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đến nay trải qua 60 năm thành lập và phát triển (1964 - 2024), vượt qua nhiều khó khăn, trường luôn đoàn kết, thi đua Dạy tốt - Học tốt và thực sự trở thành cái nôi ươm mầm cho những tài năng.
Cô giáo Mầm non ở vùng quê nghèo đam mê Thư pháp

Cô giáo Mầm non ở vùng quê nghèo đam mê Thư pháp

LNV - Cô giáo Mầm non Đoàn Thị Mai sinh năm 1992, quê xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Mầm non Hải Phòng, hiện công tác tại Trường Mầm non xã Nam Hưng (Tiên Lãng), cô giáo Mầm non trẻ có đam mê đặc biệt với nghệ thuật Thư pháp truyền thống đã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động