Nông dân làm giàu từ nghề khảm trai, khảm trứng trên hàng mây tre đan
Nghề khảm trai, khảm trứng trên hàng mây tre đan
Anh Ninh Văn Nguyên (30 tuổi) ở thôn La Xuyên, chủ cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ chạm khảm Thái Nguyên là người dành nhiều tâm huyết với nghề khảm trai, ốc. Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề mộc, từ năm 12 tuổi, Nguyên đã được ông nội và bố truyền nghề đục chạm. Thời điểm đó, nghề khảm trai chưa phát triển ở địa phương, nhiều cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ phải vận chuyển hàng lên nhờ thợ ở xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Thành phố Hà Nội) khảm trai.
Chứng kiến cảnh chờ đợi hàng về, vừa tốn thời gian và kinh phí, Nguyên đã theo học nghề khảm trai ở làng nghề Chuôn Thượng, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên. Với sự kiên trì cùng năng khiếu nghề, chỉ sau 6 tháng theo học, Nguyên đã nắm được các kỹ năng khảm trai. Anh cho biết: “Học các kỹ năng nghề khá đơn giản nhưng để làm ra sản phẩm khảm trai tinh tế, bảo đảm mỹ thuật cần nhiều năm rèn luyện và đòi hỏi phải có tính kiên trì, nhẫn nại”. Năm 2009, Nguyên trở về quê mở cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ chạm khảm trai. Hiện nay, các sản phẩm khảm trai, ốc trên chất liệu gỗ ở cơ sở của anh đa dạng về chủng loại như: sập gụ, tủ chè, khay, đốc lịch, tranh…
Nhờ uy tín và chất lượng sản phẩm, các mặt hàng khảm trai, ốc do anh chế tác được phân phối ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Theo anh Nguyên, để bức khảm có giá trị nghệ thuật cao, người thợ phải tìm được những loại gỗ có đường vân đẹp như: gụ, trắc để làm mặt và chọn nguyên liệu phù hợp với nội dung muốn thể hiện trong bức khảm. Đơn cử như khi khảm chân dung, người thợ sử dụng những mảnh ốc đỏ làm chủ đạo để nhân vật được nổi bật; còn bức phong cảnh nên chọn những nguyên liệu tối màu và điểm thêm mảnh ốc xanh, đỏ... để tạo điểm nhấn. Với mong muốn nghề khảm trai phát triển ở địa phương, anh Nguyên khuyến khích những người đam mê nghệ thuật khảm trai đến nhà để truyền nghề.
VTC Nông nghiệp
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giới thiệu Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec
15:48 | 13/07/2023 Video

Chè Bát Tiên - Thứ quà đắng chát của núi rừng yên bái
16:18 | 11/04/2023 Video

Đưa cây chè thành thế mạnh kinh tế ở Thanh Ba
16:09 | 11/04/2023 Video

Rau “hoàng đế” phủ xanh vùng khô hạn
16:07 | 11/04/2023 Video

Thừa Thiên Huế: Khai trương điểm bán sản phẩm OCOP và đặc sản Huế
16:05 | 11/04/2023 Video

Bảo tồn giá trị làng nghề mây tre đan
16:03 | 11/04/2023 Video
Tin khác

Kế thừa và phát triển nghề làm nón Vân Thê
13:55 | 06/04/2023 Video

Đầu tư công nghệ - nâng cao chất lượng sản phẩm
13:52 | 06/04/2023 Video

Tre, nứa Đỗ Xuyên khởi sắc nhờ áp dụng khoa học, công nghệ
13:42 | 06/04/2023 Video

Đình Hùng Lô: Tuyệt tác kiến trúc cổ
13:37 | 06/04/2023 Video

Quyết tâm giữ vững vùng nguyên liệu tiêu Cùa
09:13 | 05/04/2023 Video

Cá tầm của người mông Nà Hẩu
09:10 | 05/04/2023 Video

Nuôi ong mật bằng hoa rừng ngập mặn
09:02 | 05/04/2023 Video

Xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết Bản Cháo
09:00 | 05/04/2023 Video

Triển vọng từ mô hình trồng nấm linh chi đỏ
08:57 | 05/04/2023 Video

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nuôi ba ba – nhiều nông dân Yên Bái sở hữu cơ ngơi tiền tỷ
09:26 | 04/04/2023 Video

Lạp sườn Bắc Kạn - Nhớ mãi hương vị vùng cao
09:02 | 03/04/2023 Video

Trà giảo cổ lam - Thảo dược trên núi đá
09:00 | 03/04/2023 Video

Về Bắc Kạn thưởng thức bánh gio mật mía
08:58 | 03/04/2023 Video

Miến đao Giới Phiên - Sạch từ cánh đồng đến bàn ăn
08:59 | 31/03/2023 Video

Mô hình chăn nuôi vịt biển Đông Xuyên, chuẩn hoá từ khâu chọn giống
08:49 | 31/03/2023 Video

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân