Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng hút khách ở Quy Nhơn

LNV - Làng nghề nem chả tré chợ huyện, Làng Nghề sản xuất tăm nhang (hương) trầm, quế An Nhơn, Làng nghề truyền thống Đúc kim loại Bằng Châu... là những làng nghề truyền thống nổi tiếng hút khách ở Quy Nhơn, Bình Định.
Làng nghề truyền thống Rượu Bàu Đá

Địa chỉ: Cù Lâm, Nhơn Lộc – Làng Nghề Truyền Thống Bình Định

Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định, có xuất xứ từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn khoảng 30km). Rượu Bàu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền. Để có một nồi rượu thơm ngon, người ta phải dùng gạo trì để nấu. Mỗi mẻ là 5kg gạo, nấu đúng 6 tiếng đồng hồ và chỉ cất được từ 2,5 – 3 lít rượu.
Về đồ nghề làm rượu, người ta sử dụng củ tre có hình cong, ruột đục rỗng để làm ống dẫn rượu từ lò ra chum. Chum đất hứng rượu phải được bịt kín để tránh rượu bay hơi. Trong thời gian nấu, thông thường người ta chỉ để lửa liu riu. Tuy nhiên, vẫn phải thường xuyên lắng nghe giọt rượu nhỏ nhanh hay chậm để thêm hay bớt lửa. Chính vì cách nấu cẩn thận này mà rượu Bàu Đá có hương vị rất tinh khiết và đậm đà.

Tương truyền, chính bàu nước trong vùng, nơi hội tụ của những mạch nước ngầm chảy ra từ lòng các ngọn núi xung quanh. Làm nên danh tiếng, làm nên cái mùi thơm, cái cay nồng đậm đà khó tả của rượu Bàu Đá.

Làng nghề dệt chiếu cói Hoài Châu Bắc

Nghề dệt chiếu cói vốn là nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời ở Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn. Chiếu dệt có rất nhiều loại: chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa.

Chiếu trơn làm tương đối đơn giản bởi chiếu được dệt từ cói trắng không nhuộm màu. Dệt chiếu hoa công phu hơn nhiều. Chiếu hoa ở Bình Định không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên.

Phẩm nấu lên và nhúng sợi cói vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Những sợi cói màu sau khi phơi khô, được đem dệt thành chiếu hoa. Thường trên một chiếu hoa, ở giữa có chữ thọ, chữ song hỷ, hoặc chữ trăm năm hạnh phúc… Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn. Bốn góc xung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh. Trông rất trang nhã hài hòa.

Làng nghề Bánh tráng Trường Cửu

Đến xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn), đi đâu chúng tôi cũng nhìn thấy những vỉ bánh tráng phơi dọc hàng rào hai bên đường. Trường Cửu là nơi sản xuất bánh tráng nhiều nhất nên được mệnh danh là làng bánh tráng Trường Cửu. Bánh tráng ở đây dày và đen hay vàng còn tùy vào loại mè người ta bỏ vào bánh.

Cũng như bao làng quê khác làm nghề tráng bánh ở Bình Định, người phụ nữ ở Trường Cửu đóng vai trò chính trong công việc này. Hàng ngày, từ tờ mờ sáng, họ đã thức dậy, ngâm gạo, xay và pha bột. Kế đến là đốt lò và đặt lên đó một nồi nước lớn có căng tấm vải trên miệng nồi để làm khuôn.

Đợi nước sôi, họ dùng một vá dừa nhỏ, múc bột đổ lên tấm vải. Tráng một lớp mỏng rồi đậy nắp lại. Bột “quây” phải đều, nếu không chiếc bánh sẽ bị chỗ thật dày, chỗ thật mỏng. Một lát sau, họ dùng cái nẹp tre hay chiếc đũa lớn vớt bánh ra. Trải lên vỉ tre, mang đi phơi. Tuy vất vả là vậy nhưng nghề bánh tráng được xem là nghề ổn định của những những vùng nông thôn thuần nông.

Làng nghề truyền thống Tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp

Tiện gỗ mỹ nghệ là nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc.


(Ảnh: internet)


Làng tiện gỗ Mỹ nghệ Nhạn Tháp khi xưa chỉ chuyên tiện chân bàn ghế, các trụ chỉ tròn tủ bàn, đèn thờ… Khi xóa bao cấp, có vài người thợ tiện trẻ tiếp cận thị trường. Rong ruổi trên các chuyến tàu xuyên việt, chào bán các đồ chơi trẻ em hay đồ dùng trang trí bằng gỗ tiện đơn sơ. Như: gạt tàn, quả địa cầu, bộ bình trà… được các trung tâm du lịch tiêu thụ.

Các sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng. Sự tinh xảo mà còn ở chỗ mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định. Các sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu thụ mạnh trong vùng, các tỉnh lân cận. Mà còn được xuất khẩu sang một số nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…

Đến với làng tiện mỹ nghệ Nhơn Hậu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo. Làm từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lành nghề nơi đây.

Làng nghề nón ngựa

Nón ngựa là một trong những đặc sản của quê hương Bình Định. Hiện nay, ở Cát Tường, huyện Phù Cát có khoảng 120 hộ có nghề làm nón ngựa. Ngoài Phú Gia, những thôn lân cận như Kiều Đông, Xuân Quang cũng làm, tuy nhiên chủ yếu vẫn là ở Phú Gia, với khoảng 70 – 80 hộ làm, chiếm 10% tổng số hộ của thôn.

Theo những người cao niên ở làng thì tuy nghề làm nón ngựa ở đây vẫn được tiếp tục duy trì nhưng dường như những chiếc nón đẹp và sắc sảo như cách đây vài chục năm ngày càng hiếm. Một chiếc nón ngựa thường phải qua bốn công đoạn:

– Tạo sườn mê: Rễ cây giang lấy từ trên núi đem phơi khô, chẻ thành những sợi nhỏ mỏng như sợi cước. Cách thức đan nang theo kiểu đan giỏ, các lỗ nang có hình lục giác tạo thành một miếng mê lớn.

– Thắt nang sườn: Đặt miếng mê lên khuôn nón mẫu, khâu vành nang dưới cùng để tạo sườn hình nón. Tiếp đến là khâu sườn đứng và sườn ngang bằng các sợi giang có kích cỡ như sợi tăm. Hai công đoạn làm sườn nón này phải do những người thợ chuyên nghiệp thực hiện để cho những người thợ làm nón bình thường thực hiện tiếp các công đoạn sau.

– Thêu hoa văn trên sườn: Thông thường được thêu hoa văn theo các đề tài long, lân, quy, phụng; lưỡng long tranh châu; mai lan cúc trúc; câu thơ; câu đối hoặc những cảnh vật trên nang sườn.

– Công đoạn cuối cùng là lợp lá chằm chỉ.

Làng nghề truyền thống Rèn Tây Phương Danh, Đập Đá

Nằm trên địa bàn phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, cách Quy Nhơn khoảng 30km, nghề rèn có mặt ở Tây Phương Danh phải có đến 300 năm.

Thời này khi nông nghiệp phát triển mạnh nên khắp nơi rất cần các loại nông cụ được làm bằng kim khí. Cụ tổ là ông Đào Giã Tượng mang nghề từ phương Bắc vào truyền thụ cho người dân địa phương để làm kế sinh nhai cho bà con trong vùng, vừa phục vụ sản xuất. Rồi từ đó nghề rèn duy trì và ngày càng phát triển.

Hàng năm, để nhớ ơn người khai sinh ra nghề rèn, người dân Tây Phương Danh đã tổ chức Lễ hội làng rèn vào ngày 12 tháng 2 âm lịch. Lễ hội này không những quy tụ những hộ đang làm nghề tại địa phương mà còn lôi cuốn cả những người ngoài tỉnh. Ngoài ra lễ hội còn thu hút sự tham gia của những nghề có liên quan đến nghề rèn như nghề sắt.

Làng nghề đúc đồng Bằng Châu

Nghề đúc đồng Bằng Châu ở Đập Đá (An Nhơn, Bình Định) là một trong các làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Làng nghề có nhiều điểm tương đồng như các làng đúc đồng truyền thống trong cả nước về cách làm khuôn, nấu đồng, pha chế.

Ðể có một sản phẩm đồ đồng ra lò hoàn chỉnh thì phải qua một số công đoạn như lấy nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, chế tạo khuôn đúc, xây dựng, sửa chữa nhà đúc, lò đúc, lắp ráp khuôn đúc chế tạo sản phẩm và tiến hành kỹ thuật đúc.

Cùng với thời gian, nghề đúc đồng ở Bằng Châu không những không bị mai một, mà còn được tạo điều kiện phát triển. Bà con trong làng vừa giữ được nét độc đáo riêng của một làng nghề truyền thống, vừa biến nghề truyền thống trở thành nguồn sinh lợi chính đáng, góp phần nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của địa phương.

Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri

Cách Quy Nhơn khoảng 80km, Hà Ri là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc BaNa nhất Bình Định nên vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Khi rổi việc hoặc những lúc nông nhàn, chị em phụ nữ lại miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm vải thổ cẩm đẹp nhất cho mình và cho gia đình.

Nghề dệt thổ cẩm ở các làng Bana trước đây, khi còn phải tự làm sợi, cứ quãng tháng ba, tháng tư là bà con lên rẫy trồng bông, đến tháng tám, tháng chín thì bông được thu hoạch. Quả bông đem phơi khô rồi kéo ra và quay thành sợi.

Để dệt một tấm chăn hay một tấm vải đủ may một bộ áo váy nữ nếu rảnh lúc nào làm lúc nấy phải mất cả tháng trời, còn nếu dệt ròng thì cũng khoảng bốn đến năm ngày.

Hiện nay ở mỗi làng miền núi ở Vĩnh Thạnh có khoảng từ mười lăm đến hai mươi khung dệt và cũng chừng ấy người làm nghề dệt, chủ yếu là những người đã trên bốn mươi tuổi. Ngày nay, ngoài các sản phẩm phục vụ cho gia đình, các cô gái BaNa ở Hà Ri còn dệt ra các sản phẩm thủ công như: túi xách, ví, khăn quàng cổ, khăn trải bàn…

Làng nghề Gốm Vân Sơn

Làng gốm Vân Sơn nằm về phía đông dưới chân núi Long Cốt thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc. Nghề làm gốm ở đây xuất phát từ làng gốm Nhạn Tháp kề bên và có cách đây ít nhất cũng 300 năm.

Hiện nay ở Vân Sơn các gia đình làm nghề gốm tập trung ở xóm Trong và xóm Mới. Đất làm gốm là đất sét trắng ngà không lẫn sạn mà chỉ vùng này mới có đủ loại: chum, vò, am, chậu, thạp, bộng giếng, ấm, nồi … to nhỏ khác nhau. Lại có cả đồ chơi trẻ em bé xíu như: heo đất, bếp lò, nồi, ấm cho các bé chơi đồ hàng. Nhưng làm nhiều, bán chạy hơn cả là các loại chậu hoa cảnh và bếp lò than.

Làng nghề chế biến thảm xơ dừa Tam Quan


Ảnh minh họa (nguồn: Internet)


Nói về cây dừa Bình Định, là người ta nghĩ ngay về xứ dừa Tam Quan, nơi mà câu ca dao không biết từ bao giờ vẫn còn vang vọng:

“Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”

Theo đó, ngành nghề chế biến các sản phẩm từ dừa Tam Quan ở Hoài Nhơn cũng được hình thành, nổi bật nhất là sản phẩm thảm xơ dừa. Các sản phẩm xơ dừa của Tam Quan với nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường, mẫu mã đẹp, phong phú, có độ bền cao đã có mặt khắp nơi trên cả nước và xuất khẩu sang một số nước khác trên thế giới.

Hiện nay, nhằm tăng giá trị cho các sản phẩm từ dừa, ngoài thảm xơ dừa, các cơ sở sản xuất một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa như: con cá heo, con ba ba, hộp đựng trà từ miễn dừa; giá để bình rượu từ thân dừa; giỏ xách tay, lẵng hoa từ cọng lá dừa…

Làng nghề truyền thống Nón lá

Gọi là nón Gò Găng, bởi nón được bán sỉ ở chợ nón Gò Găng (phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn), còn thật ra, nghề làm nón truyền thống trải khắp các làng Bình Đức, Tân Đức, Tân Nghi, Vĩnh Phú, Châu Thành, Phú Thành, Kiều An… (phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn).

Chiếc nón Gò Găng bây giờ là sự kết hợp hài hòa giữa nón bài thơ xứ Huế và nón ngựa ngày xưa. Nó tiết kiệm được nguyên vật liệu, giảm tính cầu kỳ thái quá, hợp với dân lao động một nắng hai sương.

Nón được kết bằng những vành tre cật, chuốt nhỏ như tăm, đan thành 3 lớp mể sườn. Bên ngoài phủ lớp lá kè non chằm bằng những mũi chỉ tàu thơm trắng muốt và đều đặn.

Mỗi nón phải xây với 18-19 lá ở độ tuổi thích hợp. Nếu lá quá tuổi sẽ dẫn đến màu vàng như nón mắc mưa, thếp lá dày không thanh mảnh; lá nhỏ tuổi thì nhiều gân xanh, làm cho mặt nón thô nhám mất đi vẻ mượt mà dễ cảm. Đầu mối chính của nghề nón là chợ nón Gò Găng họp thường xuyên từ 3, 4 giờ sáng.

Nghề sản xuất Tôm tre


Ảnh minh họa (nguồn: Internet)


Từ ngàn xưa tre đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân, là biểu tượng của văn hóa làng xã Việt Nam. Rất nhiều các sản phẩm sinh hoạt hằng ngày của người dân Việt Nam đã được làm từ cây tre.

Không chỉ vậy, ngày nay, qua bàn tay khéo léo của các người thợ thủ công tại thị trấn Bình Định (An Nhơn), tre đã trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là sản phẩm con tôm làm bằng tre rất được du khách ưa thích.

Làng nghề truyền thống Đúc kim loại Bằng Châu

Làng nghề đúc kim loại Bằng Châu có trên 200 năm, do ông tổ làng nghề Nguyễn Thiện gốc Ý Yên – Nam Định truyền dạy. Trước năm 1954, sản phẩm làng nghề rất nổi tiếng và đa dạng về chủng loại như: chảo gang, nồi đồng các loại, đồ thờ, tượng, chuông, khuôn ngói…

Từ năm 1954 đến năm 1975, sản phẩm đồng gồm: bình hoa, lư, đồ thờ cúng, nồi bảy dùng tráng bánh tráng hay nấu rượu… Sau năm 1975, sản phẩm chuyển qua đúc nhôm: đồ gia dụng nhà bếp; đúc đồng: đồ phụ tùng tàu thuyền như chân vịt, trục láp chân vịt; đúc gang: ổ đỡ, bánh đà, bơm nước…

Khoảng 10 năm trở lại đây, hình thành các xưởng chuyên đúc đồng, nhôm, gang. Các sản phẩm nhôm như: đầu nối ống nước, puli, ổ đỡ, vỏ bơm nước…; sản phẩm gang như: các loại bơm nước, các loại bánh đà, bánh đai, các phụ kiện cho công nghiệp gỗ ngoài trời, trụ đèn trang trí…

Làng Nghề sản xuất tăm nhang (hương) trầm, quế An Nhơn

Nghề chẻ chu nhang (còn gọi tâm nhang hay tăm nhang) ở khu vực Bả Canh, phường Đập Đá (thị xã An Nhơn) đã có từ lâu đời và khi Cụm công nghiệp Gò Đá Trắng đi vào hoạt động, thì nghề này càng “ăn nên, làm ra”.

Ông Trịnh Thế Phúc, Trưởng khu vực Bả Canh, cho biết: “ Nghề chẻ chu nhang ban đầu chỉ có ở đội 10, bây giờ phát triển ra toàn khu vực, tính sơ đã có 380 hộ, với gần 800 lao động làm nghề này. Thu nhập tuy không cao, nhưng trung bình mỗi lao động một ngày được tiền công là 50 nghìn đồng, riêng lao động lành nghề là 70 nghìn đồng.

Làng nghề nem chả tré chợ huyện

Tinh hoa ẩm thực thấm đượm trong “công nghệ” làm ra một chiếc nem. Nem gói xong để khoảng 3 ngày thì “chín”, có thể ăn được. Lúc bóc ra, miếng nem đỏ hồng rất bắt mắt, vừa thơm vừa có vị chua dìu dịu. Nem truyền thống có hai loại, nem chiếc và nem cây (1/2 kg/cây). Công nghệ làm nem Chợ Huyện không thay đổi gì từ thời ông nội anh đến giờ.

Đó là cách mà người làm nem bản địa giữ được chất lượng cũng như danh tiếng đặc sản do mình làm ra. Chả lụa Chợ Huyện cũng vậy, nguyên liệu chính là làm bằng thịt heo nạc nguyên chất quết nhuyễn, không pha hóa chất tạo dai, giòn nhưng vẫn tạo được hương vị thơm và dai, rất ngon.

Gia Hân (TH)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi

Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi

LNV - Được biết đến là làng gốm cổ xưa nhất xứ Nghệ, trải qua bao thăng trầm, hiện làng nồi đất Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn giữ được hồn cốt quê hương, giản dị mà bền lâu. Trước nguy cơ bị xóa sổ, mai một, thì nay làng nồi đang được tiếp sức, hồi sinh.
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận

Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có 331 làng nghề truyền thống được công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã của Thành phố.
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh

Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh

LNV - Trải qua hơn 400 năm phát triển và hội nhập, làng nghề gỗ Bình Cầu, xã Hoài Thượng ở thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần mang lại những giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân tại địa phương.
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa

Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa

LNV - Đến nay, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hơn 50 sản phẩm gốm sứ đạt OCOP từ 3 đến 5 sao. Cùng với chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước, gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu tới nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ…
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc

Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc

LNV - Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức từ ngày 3-6/10/2024. Tại đây, trưng bày phong phú nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, tinh xảo, cùng những sản phẩm đoạt giải cao trong các hội thi sản phẩm làng nghề của thành phố Hà Nội…
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

LNV - Sáng ngày 5/10/2024, trong khuôn khổ phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, UBND xã Hòa Phong tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính thức ghi nhận "Nghề làm bánh tráng Túy Loan" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của một nghề thủ công truyền thống đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ tại làng Túy Loan.

Tin khác

Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương

Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương

LNV - Chuyển đổi từ sản phẩm thủ công làng nghề sang các sản phẩm OCOP là hướng đi mới phù hợp với xu hướng, góp phần đưa sản phẩm của Hải Dương vươn xa hơn trên thị trường, tạo luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương.
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

LNV - Tối ngày 10/10, tại Cung Triển lãm kiến trúc - quy hoạch xây dựng Quốc gia, số 1 Đỗ Đức Dục, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 (Hanoi Gift show 2024).
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024

Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024

LNV - Chiều 10/10, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề

Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề

LNV - Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, doanh thu đạt hơn 24.000 tỷ đồng/năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn, bất cập đang làm hạn chế tiềm năng của làng nghề, cần thành phố quyết liệt tháo gỡ.
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống

Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - 50 tác phẩm sơn mài của họa sĩ Chu Nhật Quang sẽ được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội vào dịp 10/10- Triển lãm khai mạc dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. triển lãm không chỉ là dịp để chàng họa sĩ trẻ giới thiệu những tác phẩm sơn mài Việt Nam tới công chúng yêu hội họa mà còn là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa di sản văn hóa và đổi mới sáng tạo.
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP

Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP

LNV - Xã Minh Khai, huyện Hoài Đức được nhắc đến là một làng quê truyền thống có nhiều nghề nhất Hà Nội. Nơi đây là cái nôi của nghề làm bún, miến với chất lượng thơm ngon ít nơi nào sánh được.
Đẩy mạnh hoạt động marketing để   xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam

Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam

LNV - Sáng 9-10, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam giao cho Trung tâm Khoa học và Công nghệ Phát triển Làng nghề phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo: "Tư vấn nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam". Đây là đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương.
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

LNV - Dệt thổ cẩm Xí Thoại là một nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số Ba Na thuộc xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được UBND tỉnh Phú Yên công nhận Làng nghề truyền thống năm 2023. Hiện thổ cẩm của Làng nghề trở thành một trong những sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng thôn Xí Thoại.
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

LNV - Từ ngày 3 - 6/10/2024, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (tại số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ

Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ

LNV - Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được biết đến là vựa cây cảnh lớn nhất miền Bắc, cung cấp lượng lớn hoa, cây cảnh phục vụ các dịp lễ, Tết. Thế nhưng ngập úng diện rộng lâu ngày do nước sông Hồng dâng cao sau bão số 3 đã khiến hàng nghìn hecta cây trồng, quất cảnh bị hư hại. Tổn thất quá nặng nề, các hộ trồng cây đang đau đáu nỗi lo làm lại từ đầu.
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk

Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk

LNV - Tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, nghề làm gốm cổ đang đứng trước nguy cơ lụi tàn. Đây từng là cái nôi của nghề gốm truyền thống, nhưng hiện tại chỉ còn lại rất ít nghệ nhân kiên trì với nghề, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

LNV - Ngày 29/9, Đảng ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Định Công (quận Hoàng Mai) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công.
Hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024: Tôn vinh nét đẹp của nghề truyền thống

Hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024: Tôn vinh nét đẹp của nghề truyền thống

LNV - Ngày 3/10, Sở NN-PTNT Hà Nội đã tổ chức trao giải hội thi sản phẩm làng nghề TP Hà Nội năm 2024. Trong đó, 61 tác phẩm được vinh danh có nhiều sự sáng tạo trong thiết kế dựa trên giá trị cốt lõi của sản phẩm làng nghề truyền thống.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

LNV - Năm 2024, đánh dấu lần thứ 7 chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) tỉnh Bình Dương được tổ chức, số lượng và chất lượng các sản phẩm tham gia ngày càng được nâng lên cho thấy hiệu quả tích cực từ chương trình.
Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công

Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công

LNV - Trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội (IDC Hanoi) đã tổ chức thành công Hội chợ Hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024) .
Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

LNV - Huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) là một vùng quê giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nơi có Lễ hội Chùa Hương được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo lượt khách thập phương hành hương lễ phật. Huyện Mỹ Đức cũng là địa phương có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30-9-2024 công nhận huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Vừa qua, 100% thành viên Hội đồng Thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) trung ương nhất trí đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận Xuân Lộc (Đồng Nai) đạt chuẩn Huyện NTM nâng cao năm 2023. Đây là huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh, là huyện thứ 3 của cả nước được đề xuất công nhận.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động