Nhà tư sản Đỗ Đình Thiện: Người cống hiến cả gia sản và cuộc đời cho cách mạng

TBV - Nhà tư sản yêu nước nhiệt thành Đỗ Đình Thiện (1904-1972) đã hy sinh cả sự nghiệp, trí tuệ, tiền của để đi theo kháng chiến và cống hiến to lớn cho nền Tài chính Việt Nam. Ông đã bỏ tiền mua Nhà máy in Taubin của người Pháp để hiến cho cách mạng và Bộ Tài chính. Đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy – Hòa Bình) của ông là nơi đặt địa điểm nhà máy in tiền đầu tiên khi chính quyền mới được thành lập.

Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm 1904, là con út trong một gia tộc nổi tiếng ở Hà Nội đầu thế kỷ 20. Thân sinh ông Thiện, là cụ Đỗ Viết Bình, quê làng Noi, nay thuộc xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Cụ làm thư ký cho chủ đồn điền người Pháp ở Tuyên Quang đến năm 30 tuổi lâm bệnh nặng rồi mất, khi ông Thiện mới 3 tháng tuổi. Còn cụ Trần Thị Lan góa chồng 28 tuổi ở làng Kẻ thuộc Hà Tây, ở vậy nuôi con không đi bước nữa.


Nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện.

Gia đình ông Đỗ Đình Thiện có bốn anh chị em, anh trai cả Đỗ Viết Dung đều theo Tây học làm kỹ sư hỏa xa; chị thứ hai là Đỗ Thị Hiên là thương gia, có cửa hiệu buôn bán tơ lụa ở phố Hàng Đào; anh thứ ba là Đỗ Văn Tùng, kỹ sư cầu đường. Mẹ ông Thiện muốn cho ông học chữ Nho để sau này giúp cụ đọc các loại giấy tờ, văn tự. Bởi vậy, ông đã theo học 4 năm chữ Nho với một ông đồ dạy theo kiểu cổ, rất khắc nghiệt. Sau đó ông chuyển sang học chữ quốc ngữ ở Trường Hàng Vôi (Hà Nội). Trong phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh, ông Thiện đã tham gia tích cực và bị đuổi học, phải đổi giấy khai sinh xuống Nam Định học tiếp.


Bức tranh vẽ Bác Hồ trong Tuần lễ vàng được ông Đỗ Đình Thiện mua với giá 1 triệu đồng Đông Dương.

Năm 1927, ông Thiện theo học Trường kỹ sư Canh nông Toulouse tại Pháp. Năm 1928 ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, từng được cử đi Liên Xô học Trường Phương Đông, vì lý do sức khỏe trở về tiếp tục hoạt động ở Pháp.


Đông đảo đồng bào, trong đó có tầng lớp thương nhân tham dự buổi đấu giá tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuần.

Ngày 7/10/1931 ông Đỗ Đình Thiện bị cảnh sát Pháp bắt tại nhà ga Matablan (Toulouse) khi trao truyền đơn cho binh sỹ Việt Nam chuẩn bị hồi hương, ông bị cảnh sát bắt và bị tòa án Tu-lu-do phạt 4 tháng tù giam và trục xuất về nước.


Một số cơ sở in đúc tiền thời kỳ đầu cách mạng.

Năm 1932, trở về nước, ông Đỗ Đình Thiện và bà Trịnh Thị Điền ra khỏi tù họ đã làm đám cưới. Bị kiểm soát gắt gao không tiếp tục hoạt động cách mạng được, ông bà Thiện chuyển sang làm kinh tế, mở hiệu buôn bán tơ lụa rồi tậu đất, dựng nhà máy, đồn điền, ủng hộ cách mạng khi có thời cơ. Đầu năm 1940 ông Thiện đã trở nên giàu có nổi tiếng Hà Thành với tiệm buôn tơ Cát Lợi 54 Hàng Gai (Hà Nội), nhà máy dệt ở Gia Lâm, đồn điền cà phê Chi Nê (Hòa Bình), v,v…Cũng tại nơi đây từng là cơ sở cưu mang cán bộ cách mạng cao cấp của Đảng và Chính phủ đã thường xuyên qua lại làm việc, tiếp khách…Bác Hồ cùng ông Võ Nguyễn Giáp cũng từng nghỉ qua đêm tại căn nhà này...


Khu Bảo tàng nhà máy in tiền (Lạc thủy - Hòa Bình).


Ngôi nhà Trung tâm của đồn điền Chi Nê xưa. (Nay là khu di tích 1 tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh).


Công nhân vận hành máy in tiền
.


Máy in tiền lưu giữ tại bảo tàng.


Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan tặng huân chương Hồ Chí Minh cho gia đình ông Đỗ Đức Thiện năm 2008
.

Sau khi tham khảo ông Nguyễn Lương Bằng, năm 1943 ông bà Đỗ Đình Thiện đã mua đồn điền Đồn điền Chi Nê (có chiều dài 13km, chiều rộng khoảng 9km) của một điền chủ người Pháp H.Borel này với giá một triệu đồng Đông Dương (Tương đương 2000 lượng vàng). Đồn điền sản phẩm chính là cà phê, có 2000 mẫu ruộng, chăn nuôi nhiều gia súc, chủ yếu lấy phân bón Cà phê. Năm 1943, đồn điền có khoảng 4000 trâu, bò, cừu, dê)…

Khi quân Nhật đảo chính 3/1945, trên đường chạy trốn, một số đơn vị của quân đội Pháp bỏ lại vũ khí ở đồn điền. Ông Đỗ Đình Thiện đã chớp cơ hội thu lượm chuyển cho cách mạng, góp phần xây dựng lực lượng vũ trrang địa phương.

Sau cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền cách mạng non trẻ rơi vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”. Chính phủ đã ban hành sắc lệnh đặt ra “Quỹ độc lập”, tổ chức “Tuần lễ vàng” để thu góp số vàng trong nhân dân dùng vào việc cần cấp và quan trọng quốc phòng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, gia đình ông Đỗ Đình Thiện đã đóng góp vào “quỹ Độc lập” 10 vạn đồng Đông Dương (trị giá 4kg vàng); 100 lạng vàng trong “Tuần lễ vàng” (trong khi cả nước mới quyên góp được 300 lạng vàng). Ông Đỗ Đình Thiện còn mua đấu giá bức tranh chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh do họa sỹ Nguyễn Sáng vẽ với giá 1 triệu đồng Đông Dương. Sau đó tặng ngay cho Ủy ban kháng chiến hành chính thành phố Hà Nội, biến cuộc đấu giá thành một đám rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh về treo ở trụ sở ủy ban. Sự kiện đó đã cổ vũ lớn với lòng tin yêu của nhân dân với lãnh tụ.

Ngày 23/9/1945 Pháp mở rộng chiến tranh ra các tỉnh Nam bộ và Nam Trung bộ. Tại khu đồn điền Chi Nê của ông bà Đỗ Đình Thiện trở thành địa chỉ một số đơn vị hành quân trên đường vào Nam đánh giặc đã nhận được hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, trung bình mỗi ngày thịt một con bò. Riêng vụ lúa thu năm 1946 – 1947 ông bà đã ủng hộ 200 tấn thóc để nuôi quân.

Trước những khó khăn về tài chính của chính quyền non trẻ mới thành lập, ngân quỹ trống rỗng. Để có nhà máy in tiền, giải quyết lớn về khó khăn tài chính của chính quyền cách mạng, ông bà Đỗ Đình Thiện đã đóng góp to lớn với nền Tài chính Việt Nam đã tự bỏ tiền ra mua Nhà máy in Taupin của người Pháp để hiến cho cách mạng và Bộ Tài chính làm cơ sở in tiền của nhà nước ta trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đầu năm 1946 Chỉnh phủ ban hành sắc lệnh quyết định chính thức phát hành lần đầu tiên đồng tiền của nước Việt Nam DCCH ở các tỉnh Nam Trung bộ, lan rộng cả nước được nhân dân liệt hoan nghênh. Tuy đồng tiền đầu tiên chưa đẹp về hình thức, giấy chưa tốt nhưng được nhân dân chấp nhận vì đồng tiền đại diện cho nền độc lập, tự do cho tổ quốc, chủ quyền thiêng liêng của quốc gia.

Tháng 3/1946, quân Tầu Tưởng và quân Pháp khiêu khích, quấy phá, tìm mọi cách phá hoại cơ sở in tiền của cách mạng. Để đảm bảo an toàn bí mật, Bộ Tài chính đã ra lệnh sơ tán một bộ phận của nhà in lên xã Cố Nghĩa, vùng Chi Nê, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình).

Giữa năm 1946, chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Cộng hòa Pháp. Ông Đỗ Đình Thiện được ông Nguyễn Lương Bằng đến 54 Hàng Gai cử làm thư ký riêng tháp tùng Bác trong chuyến đi ngoại giao đầu tiên của Chủ tịch nước VNDCH tại Paris - Pháp trong dịp Hội nghị Fontaineblean và ký tạm ước ngày 14/9/1946…

Tháng 11/1946 , quân Pháp thay quân Tầu Tưởng đóng từ vĩ tuyến 16, gây ra các cuộc khiêu khích, xảy ra nhiều vụ đẫm máu. Phát hiện ra máy in tiền của cách mạng, thực dân Pháp đã cho oanh tạc đồn điền Chi Nê đã gây thiệt hại không nhỏ về tài sản, hai vựa cà phê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện bị thiêu ra tro, cháy một tuần lễ chưa tắt…

Tháng 2 năm 1947, ông bà Đỗ Đình Thiện đưa cả gia đình gồm mẹ già và 4 con nhỏ lên Việt Bắc theo đuổi cuộc kháng chiến 9 năm. Ông đã giao lại đồn điền Chi Nê cho Ban Kinh tài của Đảng quản lý. Sau đó cũng đeo ba lô, trèo đèo, lội suối để xây dựng nhà máy cơ khí đầu tiên tại chiến khu Việt Bắc. Ông bà đóng góp nửa cổ phần để xây dựng Việt Nam Công thương…Khi Chính phủ tiếp quản Hà Nội năm 1954 và lập Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, ông Thiện được cử làm Giám đốc nhưng không nhận lương hàng tháng.

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, khoảng cuối năm (1953 đầu năm 1954) bà Thiện tạm nghỉ việc ở Tuyên Quang xung phong đi dân công làm đường hàng tháng trời để phục vụ chiến dịch. Còn con gái cả ông bà Thiện, chị Đỗ Thanh Liên khi đang là học sinh lớp 8 trường Tân Trào (Tuyên Quang) đã xung phong đi phục vụ tiên phương chiến dịch Điện Biên Phủ. Gia đình ông bà được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.

Gia đình ông Đỗ Đình Thiện một nhà tư sản giàu lòng yêu nước, là những người Hà Nội đầu tiên đi kháng chiến; đã hy sinh sản nghiệp lớn lao của một gia tộc vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ông bà để lại 2 ngôi nhà, một nhà máy và rất nhiều của cải đi theo cách mạng và Cụ Hồ cho đến ngày Điện Biên Phủ toàn thắng. Sau khi nghỉ công tác năm 1953, bị tai nạn ô tô ở Pháp, ông thường bị chóng mặt. Khi kháng chiến thắng lợi ông trở về sống ở 76 Nguyễn Du (Hà Nội), gia đình ông chỉ là những công dân bình thường, thậm chí ông không hề hưởng lương. Ông mất ngày 2/1/1972 tại bệnh viện Việt Xô, hưởng thọ 69 tuổi; đúng vào dịp máy bay Mỹ tạm ngừng đánh phá miền Bắc và Hà Nội. Còn bà Trịnh Thị Điền vợ ông Đỗ Đình Thiện mất ngày 21/6/1996 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, thọ 85 tuổi. Người con của ông bà là Giáo sư Đỗ Long Vân, từng là Chủ tịch hội Toán học Việt Nam.

Ngày nay khu đồn điền Chi Nê của gia đình tư sản yêu nước Đỗ Đức Thiện được công nhận Di tích lịch sử Cách mạng Quốc gia năm 2008.

Bài và ảnh: Minh Xuân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gia Lai: Xây dựng trường bán trú cho học sinh 7 xã biên giới vì tương lai trẻ em vùng biên

Gia Lai: Xây dựng trường bán trú cho học sinh 7 xã biên giới vì tương lai trẻ em vùng biên

LNV - Với địa hình phức tạp, đời sống còn nhiều thiếu thốn, 7 xã biên giới của tỉnh Gia Lai lâu nay luôn là “điểm trắng” về hệ thống trường học nội trú, bán trú – mô hình giáo dục thiết yếu đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa.
Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Mưa đỏ: Tri ân từ khuôn hình

Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Mưa đỏ: Tri ân từ khuôn hình

LNV - Chiều nay (17/7), tại Hội trường đa năng - Điện ảnh Quân đội nhân dân, 17 Lý Nam Đế, Hà Nội diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật “Mưa đỏ”, một hoạt động nghệ thuật ý nghĩa để khởi động cho phim điện ảnh cùng tên do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.
"Việt Nam Bách Nghệ" tái hiện các làng nghề thủ công truyền thống Việt

"Việt Nam Bách Nghệ" tái hiện các làng nghề thủ công truyền thống Việt

LNV - Phiên bản mới của "Việt Nam Bách Nghệ" dùng vũ đạo, xiếc và hiệu ứng thị giác để tái hiện không gian, kỹ thuật và tinh thần của các làng nghề truyền thống Việt Nam.
9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh

LNV - Tính đến tháng 7/2025, Việt Nam có 9 Di sản thế giới được UNESCO công nhận, gồm 6 Di sản Văn hóa thế giới, 2 Di sản Thiên nhiên thế giới, và 1 Di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.

Tin khác

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.
Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.
Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp

LNV - Theo quy định mới, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp trung ương.
Khuyến công hỗ trợ một doanh nghiệp gần 600 triệu đồng

Khuyến công hỗ trợ một doanh nghiệp gần 600 triệu đồng

LNV - Trung tâm Phát triển Công thương tỉnh Vĩnh Phúc (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã hỗ trợ Công ty Cổ phần Thực phẩm DBFOOD thực hiện đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất chế biến các loại sản phẩm từ gạo lứt”.
Đồng Tháp: Thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển theo hướng hiện đại, bền vững

Đồng Tháp: Thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển theo hướng hiện đại, bền vững

LNV - Chương trình khuyến công của Đồng Tháp năm nay tập trung vào việc hỗ trợ 6 đề án cụ thể thuộc các lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất nhang sen, bánh kẹo, muối ớt, bao bì…
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại Thái Nguyên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại Thái Nguyên

LNV - Sáng 20/7, trong không khí cả nước hướng về tháng 7 tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác Trung ương đã đi thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Lâm Đồng triển lãm quy hoạch, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu

Lâm Đồng triển lãm quy hoạch, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu

LNV - Vừa qua, tại Khu vực đài phun nước, Quảng trường Lâm Viên, phường Xuân Hương, UBND tỉnh Lâm Đồng đã khai mạc “Không gian triển lãm quy hoạch, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu”. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng thành lập tỉnh Lâm Đồng mới.
Giao diện di động