Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương
“Làm thơ khéo để giãi bày,
Buồn vui sướng khổ dở hay lẽ đời,
Chắt chiu gọt giũa từng lời,
không quên thơ giữ lòng người nghĩa nhân,
Từ hay lời đẹp có thần,
Không là bom đạn xoay vần thế gian,
Tiếng cười thuốc bổ mười thang,
Thơ Chân, Thiện, Mỹ sống ngàn xuân xanh”.
Vợ chồng nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng, nêu gương sáng cho con cháu học tập.
Tôi đồng ý với quan điểm của ông, một cựu giáo chức đã có 28 năm đứng trên bục giảng, 5 năm trong quân đội. Năm 1973 giữa lúc chiến tranh ác liệt nhất, ông xung phong đi bộ đội, lên đường vào Nam chiến đấu và vinh dự là một trong những chiến sỹ có mặt tại Dinh Độc Lập giữa thời điểm lịch sử chiến thắng 30/4/1975. Nay về hưu mới làm bạn với “nàng thơ”, cốt là để giữ lại cái cốt cách của con người mình, sống không xuôi chiều, ba phải, nhưng phê phán cũng có độ. với ý thức xây dựng để người ta vui vẻ tiếp thu, sửa chữa, quan trọng hơn cả là để tự động viên cánh già với nhau sống vui khỏe, có ích cho xã hội, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu yên tâm phấn đấu. Đúng như hẹn trước, tôi đi xe máy tới thăm ông và gia đình tại khu 2 xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ, xe qua cầu Trung Hà, theo Q L32 qua khu công nghiệp Tam Nông, rồi vượt qua cánh đồng lúa hè thu xanh mượt ven đê, qua 2 xóm đồi gò, xen với các đầm hồ rộng lớn, nuôi sen, thả cá, nước trong xanh là tới khu vực nhà ông. cảnh quan môi trường nơi đây tuyệt đẹp, nên thơ, nhiều gia đình xây kiểu biệt thự nhà vườn và hệ thống đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa, song vẫn giữ được cảnh quan môi trường sinh thái, xanh, sạch, đẹp, giữ được nét đặc trưng của làng quê miền trung du rừng cọ, đồi chè ven Sông Hồng, Sông Đà. Tiếp tôi trong căn nhà từ đường cổ, gồm 4 gian nhà trên, 2 gian nhà ngang, trên diện tích rộng chừng 400 m2, quanh nhà là một màu xanh tươi mát của cây ăn quả, cây cảnh và vườn trồng rau sạch đủ loại.bà Đặng Thị Ấm (74 tuổi) nguyên là một giáo viên mầm non từ thời bao cấp, cùng ông Hồng tâm sự, vợ chồng ông bà sinh hạ được 4 người con, 3 trai,1 gái, tất cả đều đã trưởng thành, đã xây dựng gia đình và ở riêng, trong đó người con trai cả là cán bộ UBND xã Dân Quyền, một con gái là giáo viên và một con trai là cán bộ của Bộ Tư pháp, hiện tại ông bà đã có 6 cháu nội, 2 cháu ngoại, và 1 chắt ngoại, có 6 cháu hiện đang học đại học.
Nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng và tác giả Trường Sơn.
Tập thơ Nắng Chiều của Nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng.
Ông Hồng giãi bày: “ Phấn khởi nhất là các con cháu, chắt nội ngoại, đều học hành đỗ đạt, công tác và làm ăn tốt, đó là nguồn động viên tinh thần lớn nhất để vợ chồng già chúng tôi thêm vui vẻ khỏe mạnh! “. Từ khi nghỉ hưu năm 1993, ông Hồng rất hăng hái tham gia công tác xã hội, đã từng giữ các cương vị, là Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi, Chủ tịch hội cựu giáo chức. Hiện nay ông là hội viên CLB thơ Việt Nam tỉnh Phú Thọ, ủy viên ban chủ nhiệm CLB thơ Việt Nam chi nhánh huyện Tam Nông, và là phó chủ nhiệm CLB thơ ca xã Dân Quyền. Ở vị trí nào ông cũng luôn cố gắng nỗ lực hết mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cùng các hội viên các hội và các thi nhân, thi hữu đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, là thành viên tích cực trong phong trào xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương. Trong tập thơ Nắng Chiều của ông xuất bản năm 2018 (NXB Tư Pháp), có bài thơ Nhớ trung du, đã từng được nhiều người yêu thơ trong cả nước mến mộ, ông viết:
“Ta nhớ “mình” nhiều lắm!
Hỡi trung du,
Tuổi ấu thơ “Cọ xòe ô che nắng,
Con đò nhỏ đưa ta về bến vắng,
Xanh biếc bãi đồi khoai sắn nuôi ta.
Ta nhớ “mình” nhiều lắm hỡi trung du!
Thời chiến tranh rừng che mắt quân thù,
Trận địa pháo xanh màu lá trời thu,
Sắc tím hoa sim màu áo em năm ấy.
Ta nhớ “mình” nhiều lắm hỡi trung du!
Cây đa cổ mái đình xưa rêu phủ,
Giếng nước làng trong vắt tiếng cười tan,
Mối tình quê hò hẹn bến ao làng.
Ta nhớ “mình” nhiều lắm hỡi trung du!
Đồi bát ngát đỏ màu sỏi đá,
Áo mẹ mặc còn nhiều miếng vá,
Bữa cơm chiều không thịt cá, chỉ sắn khoai.
Ta nhắn “mình” hỡi tất cả những ai,
Xa trung du nhớ cội nguồn Đất Tổ,
Dẫu xa mấy nhớ một lần trở lại,
Đất quê mình, đất mẹ trung du.”.
Có thể nói thơ của nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng và các thi nhân, thi hữu trong CLB thơ Việt Nam chi nhánh huyện Tam Nông, Phú Thọ, luôn giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ghi nhớ công lao trời biển của Đảng, Bác Hồ kính yêu.đồng thời phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, biểu dương người tốt, việc tốt. Góp phần động viên cổ vũ cán bộ và nhân dân địa phương tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước xây dựng quê hương ngày càng đổi mới và phát triển văn minh, giàu đẹp.
Bài và ảnh Trường Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
13:30 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng
11:43 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:09 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù
18:37 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!
18:29 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 | 10/04/2025 Tin tức

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
11:25 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Mặn lắm” nước mắm!
11:19 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Thụy An - Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
09:48 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức
11:04 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
11:03 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
08:42 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025: Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
21:16 | 08/04/2025 Tin tức

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Mùa hoa gạo
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân