Nguyễn Bỉnh Khiêm - Danh nhân đất Việt
Tượng đài Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm tại khu di tích đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. |
Ông tên húy là Văn Đạt, tự Hanh Phủ. Sinh ra trong một gia đình trí thức phong kiến, cha của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Văn Định, có đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh, là người có văn tài, mẹ là con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, cũng là một người có học vấn, lại rất thông tuệ và am hiểu lý số. Ngay từ thời nhà Lê còn cực thịnh, bà đã đoán trước được rằng bước đường suy vong của nhà Lê chẳng còn bao xa.
Tương truyền rằng bà mẹ của Nghuyễn Bỉnh Khiêm, tuy đã đến tuổi cập kê, song không đoái hoài gì đến chuyện chồng con. Nhưng một hôm, bà gặp Văn Định (sau này là cha của Nguyễn Bỉnh Khiêm), thấy ông này tướng mạo phú quý, sau này ắt sinh quý tử, mới chọn ông làm nơi gửi gắm cuộc đời mình.
Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất thông minh, lại sớm biết nói, chưa đầy một năm đã nói được nhiều từ. Mẹ bắt đầu dạy ông đọc kinh truyện và thơ quốc âm. Lên bốn tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thuộc các kinh truyện chính. Một hôm, cha ông đang đọc sách, ông cũng ghé vào xem, đột nhiên ông chỉ vào bốn chữ và đọc to lên rằng: "Nhật xuất đông phương" (Nghĩa là: Mặt trời mọc ở phương Đông). Người cha vô cùng kinh ngạc, vì lúc ấy cậu vẫn chưa biết chữ.
Lớn lên, Nguyễn Bỉnh Khiêm học thầy Lương Đắc Bằng, được thầy tận tình dạy bảo, truyền thụ cho môn học Dịch lý và sách Thái ất thần kinh (Bộ kinh thần thông về Thái ất). Tuy học giỏi, nhưng lớn lên vào lúc xã hội "không còn cảnh thái bình"... "khắp nơi, chỗ nào cũng máu chảy thành sông, xương chất thành núi", Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn chí đợi thời.
Mãi sau này, nhà Mạc thay nhà Lê, theo lời khuyên của gia đình và bạn đồng môn, một phần xã hội cũng đã tương đối ổn định, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới ra ứng thí, đậu Trạng nguyên, năm ấy ông vừa tròn bốn mươi lăm tuổi (năm 1535). Ông ra làm quan với triều Mạc, vừa được tắm năm (1535 - 1542), thấy gian thần hoành hành trong triều các đại thần chia bè, kéo cánh Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ xin chém lộng thần, không được chấp thuận, ông bèn thác bệnh, cáo quan về vui thú điền viên.
Song, được một thời gian, vì muốn mang tài trí của mình giúp đời, và cũng do sự ràng buộc của nhà Mạc với những sĩ phu có uy vọng, ông lại trở lại triều tham chính. giữ các chức quan: Tả thị lang Bộ lại, Thượng thư Bộ lại, Trình tuyền hầu, Trình Quốc công, vì thế người đời yêu mến, kính trọng ông vẫn gọi ông là Trạng Trình.
Mãi đến những năm bảy mươi tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới thực sự treo mũ từ quan. Ông về quê nhà, dựng am Bạch Vân bên bờ sông Tuyết Hàn, lấy đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Người đời cũng thường gọi ông là Tuyết Giang phu tử. Ông mở trường dạy học, học trò theo học rất đông. Học trò ông có nhiều người nổi tiếng như: Phùng Khắc. Người Đương Thời tôn kính ông như bậc thầy, thường mỗi khi có việc gì hệ trọng chiều mảng Chúa Trịnh Chúa Nguyễn Vẫn phải sứ giả đến hỏi kiến ông.
Năm 1585 Trạng Trình ốm nặng, vua Mạc cử sứ giả và quan ngự y về thăm hỏi và chạy chữa bệnh. Từ phép biện chứng thô sơ của Dịch kinh và Lý học, Trạng Trình đã thể nghiệm sự đổi thay của hoàn cảnh xã hội giữa sống chết, đầy vơi, lên xuống, danh hư, thăng trầm, thịnh suy… của cuộc đời. Do vậy dân gian tin rằng sấm ký Trạng Trình là những tiên đoán về thời cuộc.
Tương truyền khi biết mình không tránh khỏi quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”, ông đã bày kế sách bảo toàn nhà Mạc: “Cao Bằng tuy nhỏ nhưng cũng ở được mấy đời”. Sau thất bại năm 1592, nhà Mạc kéo lên Cao Bằng và tồn tại hơn 70 năm nữa.
Sau khi Trạng mất, năm 1586 vua Mạc ban cấp cho làng Trung Am ba ngàn quan tiền để lập đền thờ, có gắn biển chính nhà vua đề chữ: Mạc Triều Trạng Nguyên tể tướng từ (Đền thờ quan tể tướng, Trạng nguyên triều Mạc), ban cho địa phương một trăm mẫu ruộng thờ.
Và với câu sấm của Trạng “Đầu thu gà gáy xôn xao/ Trăng xưa sáng tỏ lối vào Thăng Long”, nhiều người giải mã rằng: Trăng xưa: cổ nguyệt ghép thành chữ Hồ, Sáng là chữ Minh, tỏ là chữ Chí. Như vậy ý hai câu thơ dự báo Cách mạng tháng Tám năm Ất Dậu 1945 thành công, Hồ Chí Minh vào Thăng Long, Hà Nội; đất nước được độc lập, tự do.
Đền thờ Trạng Trình được làm vào thời Nguyễn. Năm 1927 được trùng tu. Theo truyền ngôn đền được dựng trong khu vực Am Bạch Vân xưa, nơi Trạng ngồi dạy học.
Đền xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Đinh có 5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung. Năm 1991, nhân kỷ niệm 500 năm ngày sinh danh nhân tổ chức ở Vĩnh Bảo và Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, Bộ Văn hoá – Thông tin (Bộ VH-TT & DL) đã công nhận đền thờ Trình Quốc Công là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.
Đền thờ được trùng tu, xây dựng nhiều di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà trí thức rực rỡ một thời và tiêu biểu cho nhiều tầng lớp trí thức Việt Nam là một điểm tham quan, chiêm ngưỡng, nghiên cứu được nhiều khách gần xa tìm đến. Cũng tại đây, hàng năm TP. Hải Phòng đều tổ chức long trọng lễ tôn vinh học sinh, sinh viên xuất sắc của đất Cảng.
Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được lấy đặt cho nhiều con đường, trường học ở Việt Nam. Tại Hải Phòng có một con phố mang tên Trạng Trình và con đường mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc phường Bến Nghé, Quận 1 (được đổi từ tên đường Angier vào năm 1955) là một trong những con đường lưu giữ nhiều giá trị lịch sử - văn hoá - kiến trúc bậc nhất của Thành phố, bao gồm những công trình tiêu biểu như Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đền thờ các vua Hùng…
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
TP.Hội An: Nhận giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu á và châu đại dương
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội: Công trình "Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình" - Lan toả sắc hoa cho cộng đồng
09:55 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 Tin tức
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 Khởi nghiệp