Người Việt chân phương và hài hước thế nào, chỉ cần nhìn qua cách đặt tên các món bánh sau
Bảo rằng người Việt cầu kì tinh tế cũng đúng, vì ta có thể dùng đôi tay tỉ mỉ nặn, gói, tạo hình những chiếc bánh nhỏ, cẩn thận làm ra những món ăn phức tạp như bánh cuốn, như gà rút xương nhồi thịt vô cùng kỳ công. Mặt khác, nói người Việt Nam suy nghĩ chân phương, đơn giản cũng không sai, thậm chí có khi đơn giản đến mức... dễ thương. Ví dụ như cách ông bà ta đặt tên những món bánh sau đây, nghe vào là phải bật cười thích thú.
Bánh xèo
Bánh xèo quá nổi tiếng, gần như là món ăn có mặt trên mọi miền đất nước và được mọi người yêu thích. Bánh xèo có màu vàng ruộm, được làm chín trên chảo nóng nên lúc nấu sẽ phát ra tiếng "xèo xèo" khi đổ bột vào, và cùng với nó là mùi thơm nghe hấp dẫn vô cùng. Chữ "xèo" hấp dẫn này sau đó lại được ông bà ta mang làm tên luôn.
Bánh hỏi
Một ví dụ điển hình về sự hài hước trong việc đặt tên của người Việt Nam là bánh hỏi. Đây là món bánh có quá trình làm rất cầu kì và khó, bởi vì bánh được cấu thành từ nhiều sợi bánh mỏng gần như sợi chỉ vậy, khi làm cần phải có khuôn đặc biệt. Có nhiều giả thiết xoay quanh cái tên bánh hỏi này, nhưng phổ biến hơn cả là câu chuyện như sau: người phát minh ra món bánh này hãy còn chưa đặt tên, nhưng vì bánh ngon quá nên cả làng kéo nhau đến nhà hỏi "bánh này là bánh gì mà ngon thế?". Hỏi tái hỏi hồi, người phát minh "phiền" quá bèn gọi luôn là... bánh "hỏi".
Bánh in
Bánh in của người Huế được làm từ bột và đậu xanh, nhưng thay vì gọi là bánh đậu xanh bột (hay bột đậu xanh) nghe dài và không có gì đặc biệt lắm, thì người ta lại gọi luôn là... bánh in. Vì bánh này được tạo hình bằng khuôn có hoa văn, chữ, hình vẽ giống như "in" vậy, nên cách đơn giản và trực diện nhất để đặt tên là gọi thẳng "bánh in". Được biết, đây là món bánh tiến vua rất trang trọng chứ chẳng phải đơn giản, nhưng vẫn được gọi bằng cái tên chân phương như thế đấy.
Bánh này còn được biết đến với cái tên là bánh ngũ sắc, bởi thường được gói bởi các loại giấy gói có năm màu như hồng (đỏ), xanh lá, vàng, xanh dương...
Bánh lọt
Bánh lọt là loại bánh có dạng sợi, thường được ăn chung với các món chè ngọt hoặc ăn riêng như một loại chè. Cái tên "lọt" nghe có vẻ buồn cười này - như nhiều người lý giải - là do một nguyên lí khi làm bánh. Bánh lọt làm từ bột gạo và bột sắn, được đổ qua các khuôn có lỗ vào nồi nước sôi. Do chất bột mềm, dễ đứt nên các miếng bột sẽ "lọt" qua các lỗ và rơi xuống nước, thế là người ta gọi bánh lọt.
Bánh đập
Nếu đến Đà Nẵng - Hội An hoặc một số tỉnh miền Trung, bạn có lẽ sẽ được người địa phương giới thiệu món bánh nghe tên có phần... "bạo lực" này. Chữ đập ở đây đúng với "đập" theo nghĩa tác động lực mạnh lên một vật gì đó bởi vì bạn sẽ phải làm thế khi ăn món bánh này. Bánh đập có lớp bánh tráng giòn bên ngoài, phủ một lớp bánh ướt mềm bên trong, lúc ăn thì "đập" sao cho bánh tráng vỡ thành nhiều miếng nhỏ dính lấy lớp bánh ướt rồi chấm nước chấm đặc biệt được pha từ mắm nêm cá cơm.
Bánh gật gù
Nghe vừa thấy lạ vừa thấy hài, nhưng đây là tên của một loại bánh đặc sản tỉnh Quảng Ninh. Bánh được làm từ bột gạo gần giống bánh phở và bánh ướt, nhưng có hình dạng mỏng, thường được cuộn lại thành cuộn dài hình trụ. Khi cầm bánh theo chiều dọc, do bánh mềm và đàn hồi rất tốt nên cứ có hiện tượng "gật lên, gật xuống". Thế là người ta cứ gọi nó là "bánh gật gù".
Ngoài ra, cũng có nơi lý giải rằng do bánh ăn rất ngon, khiến ai nấy vừa thưởng thức vừa gật gù nên có cái tên này.
Bánh cuốn
Cái tên này thì lại dễ giải thích thôi rồi, bởi vì "ý trên mặt chữ". Bánh này luôn được cuốn lại nên người ta cứ thế mà gọi là bánh cuốn thôi. Thế nhưng đơn giản và chân phương là thế, cách làm bánh cuốn lại phức tạp vô cùng đấy. Nếu có ai còn nhớ đến lần bếp trưởng Gordon Ramsay phải "suy sụp" vì hết lần này đến lần khác nấu hỏng món bánh này trong chuyến đi Việt Nam thì sẽ hiểu ngay sự tinh tế đằng sau cái tên tưởng chừng như đơn giản này (chương trình Gordon's Great Escape).
Theo Tri thức trẻ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống ở miền núi Nghệ An
09:10 | 23/12/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025
09:46 | 17/12/2024 Du lịch làng nghề
Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
09:24 | 09/12/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường
08:00 | 22/11/2024 Du lịch làng nghề
Tin khác
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn
11:14 | 12/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch
09:13 | 31/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung
09:25 | 25/10/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè
09:35 | 24/10/2024 Du lịch làng nghề
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm
11:14 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít
11:12 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề
13:24 | 02/10/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 1000 sản phẩm có mặt tại Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3
22:00 Tin tức
Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu
16:12 Tin tức
Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 Khuyến công
Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024
15:37 Tin tức