Người thương binh nặng "Tàn nhưng không phế"
Nhà thơ Trần Văn Lung (74 tuổi) ở Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ.
Trở về địa phương, hưởng chế độ thương binh nặng 1/4, mất sức 81%, có chế độ người chăm sóc nuôi dưỡng, song thương binh nặng Trần Văn Lung vẫn không thể ngồi yên, anh tiếp tục động viên vợ con, tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế, nuôi dạy 3 người con, 2 trai, 1 gái trưởng thành. Noi gương anh, 2 con trai của anh chị lại tiếp tục lên đường nhập ngũ và đã phấn đấu trở thành những cán bộ cốt cán trong quân đội đang làm nhiệm vụ tại các tỉnh biên giới phía Bắc.
Nhà thơ Trần Văn Lung, được CLB thơ ca Việt Nam tặng Bảng vàng vinh danh.
Riêng với Trần Văn Lung, vừa giữ cương vị là Hội trưởng Hội thương binh nặng của huyện Thanh Thủy, anh còn tích cực hoạt động văn hóa, xã hội, là hội viên tích cực trong CLB văn thơ facebook, anh đã sáng tác hàng trăm bài thơ, bài văn ca ngợi Đảng Bác, ca ngợi quê hương đất nước và cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc với những hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng. Anh Vinh dự được theo học lớp viết văn Nguyễn Du và sau đó trở về là một trong những người tích cực hoạt động, xây dựng CLB thơ Việt Nam chi nhánh huyện Thanh Thủy, Phú Thọ, trong đó anh trực tiếp làm Phó chủ tịch thường trực CLB. Năm 2018 Nhà thơ, thương binh nặng Trần Văn Lung, bút danh Lung Trần vinh dự được CLB thơ ca Việt Nam tặng "Bảng vàng vinh danh" vì đã có thành tích xuất sắc đóng góp phát triển thơ ca Việt Nam. Năm 2021 Trần Văn Lung lại vinh dự được đón nhận danh hiệu "Cây bút vàng" do CLB thơ ca Việt Nam trao tặng, vì đã có những tác phẩm xuất sắc trên diễn đàn thơ ca Việt Nam.
Nhà thơ Trần Văn Lung được CLB thơ ca Việt Nam tặng danh hiệu Cây bút vàng năm 2021.
Chúng ta hãy cùng nhà thơ trở về với những hoài niệm của anh:
Tôi lại trở về một miền ký ức,
Tuổi thanh xuân rạo rực khát khao,
Mới lớn lên bao điều ước dâng trào,
Mười bảy tuổi bước vào cuộc chiến.
Cuộc chiến đấu vì Miền Nam giải phóng,
Theo tiếng gọi tiền phương vững bước lên đường,
Ba tháng luyện quân rồi vào chiến trường,
Đạn nổ bom rơi càng hăng say chiến đấu.
Miền Nam đó nơi tiền phương yêu dấu,
Bao năm ròng giặc dày xéo đau thương,
Đồng bào ta cực khổ trăm đường,
Từng phút từng giây đón chờ quân giải phóng.
Độc lập tự do cờ bay trong gió lộng,
Đất nước đang đối mới từng ngày.
Có một điều 46 năm nay,
Những kỷ niệm chiến tranh không bao giờ thay đổi!
Và đây nữa, cũng là hoài niệm về ngày xưa cũ, nhưng qua đó ta thấy được sự đổi mới của quê hương trong bài thơ:
- Tìm đâu cho thấy
Trở về ở với các con,
Ra đi mấy chục năm tròn xa quê,
Già rồi tìm lối ta về,
Ngày xưa xóm cũ bốn bề thân yêu.
Tìm đâu nước lọ cơm niêu,
Cái ngày xưa ấy bao nhiêu năm rồi,
Đổi thay vùng đất quê tôi,
Bây giờ chỉ thấy bồi hồi nhớ xưa.
Đứng nhìn ngọn gió đung đưa,
Quê tôi nay đã khác xưa quá nhiều,
Ngày trước chợ họp lúc chiều,
Bây giờ lên phố có nhiều thứ mua,
Bán từ con ốc, con cua,
Rau, hành, tỏi, ớt người mua ào ào,
Đường thôn lối xóm đi vào,
Bê tông hoá cả đi vào sạch tinh.
Về nghỉ, về với quê mình,
Tìm đâu cho thấy bóng hình ngày xưa,
Tìm đâu sớm nắng, chiều mưa,
Tìm đâu cho thấy vại dưa mẹ làm....
Cứ như vậy hồn thơ của CCB thương binh nặng Trần Văn Lung luôn bám sát hơi thở cuộc sống, động viên cán bộ và nhân dân trong huyện tích cực xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, động viên thế hệ người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội. Anh đã và đang thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy: "Thương binh tàn nhưng không phế".
Bài và ảnh: Phạm Trường Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về
09:00 | 29/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân