Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Người khôi phục những nét ''Trung thu xưa''

LNV - Dưới ý tưởng và tâm huyết của nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, những món đồ chơi Trung thu mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc như đèn cá hóa long, đèn con thỏ, đèn cá chép, các con giống bột… đã hồi sinh sống động giúp cho người Hà Nội hôm nay đón một Tết Trung thu đầy đủ ý nghĩa.
Đèn “cá hóa long” tái xuất

Những ngày này, du khách đến vui chơi Trung thu ở Hoàng Thành Thăng Long vô cùng thích thú khi nhìn thấy chiếc đèn Trung thu “cá hóa long” lần đầu tiên được trưng bày.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, đèn cá hóa long được ông và các nghệ nhân phục dựng theo mẫu của bảo tàng ở Pháp sau 3 năm mày mò, thử nghiệm.


Đèn cá hóa long - mẫu đèn truyền thống xưa được ông Trịnh Bách và nghệ nhân làm sống lại trong mùa trăng năm nay.


Ông Bách cho biết, đèn “cá hóa long” xuất hiện ở Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do các nghệ nhân làng Báo Đáp ở Nam Trực, Nam Định làm bằng khung tre, có những chỗ làm bằng dây thép và dán giấy hoặc vải. Bảo tàng bên Pháp có lưu giữ nhưng đến nay con bằng giấy đã nát. Chiếc đèn này là chiếc đầu tiên được phục dựng lại. Để giữ chất giấy, các nghệ nhân đã dùng các loại dầu như dầu bạch tùng, dầu trẩu... trộn vào nhau rồi quết lên đèn.

Nhìn chiếc đèn truyền thống như chưa hề vắng bóng, cụ Võ Thị Xuân (quận Hoàng Mai, Hà Nội) như thấy lại tuổi thơ năm nào. Cụ bảo: “Tôi vừa kể cho các cháu của mình về tuổi thơ với những chiếc lồng đèn ngày xưa rất cầu kỳ. Thật may là truyền thống văn hóa này vẫn được bảo tồn để giữ lại những nét xưa cho Hà Nội, để người cũ được hoài niệm và người trẻ nhớ cội nguồn...”.

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách (trái) và nghệ nhân với mẫu đèn cá hóa long phục chế cho mùa Trung thu 2020.


Hành trình đưa đồ chơi Trung thu truyền thống trở lại

Từ nhiều thế kỷ trước, trẻ em Việt Nam đã vui Tết trung Thu của mình với những thứ đồ chơi độc đáo như con giống làm bằng bột và đèn lồng hình dạng các con thú. Đấy là một phong tục đẹp đẽ và độc đáo của riêng người Việt.

Trong ký ức của nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, vào Tết Trung thu xưa, trẻ em không thể thiếu 3 món là bánh Trung thu, con giống bằng bột và đèn. Ông nói: “Cho đến cuối thế kỷ XIX thì thú chơi lồng đèn Trung thu ở miền Bắc Việt Nam, nhất là ở Hà Nội, đã thành nếp rõ lắm rồi”.

Là người yêu văn hóa Việt Nam, những năm sống ở nước ngoài, ông Trịnh Bách thường đến các bảo tàng tìm hiểu. Ông đã rất bất ngờ khi nhìn thấy tại bảo tàng ở Pháp những chiếc đèn Trung thu đa dạng và những con giống bột rất tinh xảo được làm cho Tết Trung thu Hà Nội từ những thập niên đầu thế kỷ XX.

Tìm hiểu thêm ông được biết, ngày xưa ở Bắc Bộ có nhiều nơi làm đèn Trung thu nhưng nổi trội nhất là làng Báo Đáp ở Nam Trực, Nam Định. Người làng Báo Đáp làm đèn Trung thu bài bản và quy mô để cung cấp cho nhiều nơi, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội.

Ấy thế nhưng, từ khi trở về nước, cứ mỗi dịp tháng Tám âm lịch đến gần, nhìn phố Trung thu Hàng Mã ngày càng mất đi màu sắc truyền thống, các loại đèn tinh xảo cổ xưa bị thất truyền và bị thay thế bằng các đèn nhựa Trung Quốc vô hồn, ông Trịnh Bách đau đáu nỗi niềm phải bằng mọi cách khôi phục chúng.

Âm thầm và lặng lẽ, từ năm 2007, ông đã bỏ nhiều công sức để tìm trong ký ức, trong thư viện, trong bảo tàng, “đào xới” trên internet những hình ảnh còn vương sót về những mẫu đèn Trung thu. Ông bảo, có được mẫu đã gian nan, nhưng gian nan hơn cả vẫn là hành trình đi tìm nghệ nhân tâm huyết cho việc phục hồi lại môn nghệ thuật quý báu này.

Cuộc sống đã khiến nghệ thuật làm lồng đèn Trung thu cổ truyền quý báu của người Việt gần như biến mất, chỉ còn một số người dân làng Báo Đáp di cư vào Nam giữa thập niên 1950 tụ họp lại lập ra xóm Phú Bình (quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh) là tiếp tục nghề của cha ông.

Khi cùng các nghệ nhân nơi đây tìm tòi chất liệu và phương pháp để tạo khung, bồi giấy cho các loại đèn con thú cổ truyền Việt Nam, ông Bách nhận ra, không phải chỉ cần có đúng chất giấy, chất liệu vẽ và tạo được khung đèn là xong, mà còn cần cả tấm lòng và đôi bàn tay khéo léo.

Ngoài đèn, Trung thu Hà Nội xưa còn có nét rất riêng so với các vùng miền khác, đó là mâm cỗ với những con giống bột và các loại trái cây được gọt tỉa vô cùng khéo léo. Để mâm cỗ chơi trăng của trẻ em thêm ý nghĩa, ông Bách cũng tiến hành khôi phục những con giống bột màu.

Để phục chế các con giống bột, ông Bách cố gắng tìm các nghệ nhân. Đi từ Nam ra Bắc, giữa khi tưởng như vô vọng, ông gặp được bà Phạm Nguyệt Ánh (Trung Hòa, Hà Nội). Có lẽ bà là người nặn con giống bột Đồng Xuân cuối cùng ở Hà thành. Sau đó, ông cũng tìm được nghệ nhân Đặng Văn Hậu (huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Ý định ấp ủ hàng chục năm cuối cùng cũng hoàn thành khi những con giống bột ngày xưa được hồi sinh trước những cặp mắt tròn xoe thích thú của trẻ nhỏ.

Con giống bột.


Trân trọng, gìn giữ những giá trị tốt đẹp

“Khi thấy con giống bột không còn nữa, tôi đau đáu tìm cách để mang nó trở lại với đời sống, vì thương trẻ em ngày nay không biết được nhiều cái hay, đẹp của văn hóa Việt. Nhiều người nói tôi mất của, mất công đi “vác tù và hàng tổng” nhưng tôi không nghĩ thế”, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách chia sẻ.

Theo ông Bách, muốn khôi phục di sản thành công thì đầu tiên phải hiểu về di sản. Sự hiểu ấy phải thông qua nhiều nguồn, mà sách vở chỉ là một phần. Quan trọng là phải tìm được các nhân chứng, các nghệ nhân biết nghề, yêu nghề và nhất là có lương tâm nghề nghiệp.

Ông kể: “Cách đây mấy năm, tôi đã cố gắng chỉ cho một người làm lồng đèn cách dán lông thỏ giả vào những cái đèn như một gợi ý cho anh ta về cách trang trí đèn lồng Trung thu xưa, nhưng vì anh thợ không hứng thú nên không thành công. Hiện nay, nhiều lồng đèn bán ở chợ vẫn dán lông giả đủ màu sắc mà hoàn toàn không có một căn bản mỹ thuật nào. Và người ta cũng không hiểu mục đích dán lông như vậy để làm gì. Thật đáng tiếc!”.

Trước áp lực của cơ chế kinh tế thị trường, nhiều người thợ muốn ăn xổi, ít chịu luyện tay nghề hay làm qua loa với tâm lý “tưởng không ai biết gì”. “Họ phải thay đổi lối suy nghĩ đó thì mới có thể giữ và phát triển nghề được”, ông Bách khẳng định.

Và ông cũng nói thêm: “Qua những việc làm cụ thể của mình, tôi chỉ mong khôi phục lại được những nét văn hóa đã bị mai một của dân tộc, để mọi người hiểu và trân trọng giữ gìn. Đã dấn thân vào con đường này thì phải làm việc một cách nghiêm túc, bài bản với một nền tảng kiến thức vững vàng, không được phép tùy tiện...”.

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ Trung thu ở Ngôi nhà Di sản Hà Nội.


Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó Ban quản lý phố cổ Hà Nội cũng đánh giá cao những việc làm của nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách: “Anh Trịnh Bách là nhà nghiên cứu văn hóa có tâm huyết, tài năng và uy tín. Mấy năm nay, anh đã tư vấn và là cầu nối hữu hiệu giúp chúng tôi thực hiện những hoạt động ý nghĩa; giúp bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, đem đến cho các cháu thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích, một cơ hội tìm hiểu văn hóa cha ông, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung”.

Những món đồ chơi Trung Thu và mâm cỗ Trung Thu truyền thống mà nhà nghiên cứu Trịnh Bách cùng các đồng sự bỏ công sức phục dựng được trưng bày tại các địa chỉ văn hóa của Hà Nội nhân dịp Trung Thu năm nay được tất cả mọi người, từ người lớn đến trẻ nhỏ, đều hâm mộ, yêu thích.

Thu Hằng/Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

LNV - Giữa phố xá tấp nập của TP. Hồ Chí Minh, chúng ta vẫn nhìn thấy những bức tranh tường trên quán xá, nhà hàng, khách sạn, nhà ở, khu du lịch. Đa phần các bức tranh không lưu lại dấu vết của người vẽ. Không chữ ký, không số điện thoại để lại. Để trả lời những thắc mắc của mọi người, tôi đã có dịp gặp họa sĩ Nguyễn Tâm, chàng trai đất Bắc vẽ tranh tường tại TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.
Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

LNV - Khu du lịch biển Hải Tiến với bờ biển dài 12,5km thuộc địa phận 05 xã: Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Trường và Hoằng Phụ. Cách Hà Nội 150km; cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 17km, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề.
Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

LNV - Những ngày này, du khách thập phương nườm nượp về thăm, làm việc tại Điện Biên. Người dân sống trên mảnh đất lịch sử được dịp trải lòng với bạn bè trong nước, quốc tế qua hoạt động liên hoan, giao lưu, hội thảo… thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội. Cả nước đang hướng về Điện Biên, vì một Điện Biên đổi mới, phát triển xứng với tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước.
Chương trình nghệ thuật  "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

LNV - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, thu hút gần 1.000 người bao gồm 180 nghệ sĩ chuyên nghiệp và 780 người khác tham gia.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

LNV - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Ấn tượng triển lãm ảnh

Ấn tượng triển lãm ảnh 'Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới'

LNV - Chiều ngày 26/4/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới".

Tin khác

Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

LNV - Tối 27/4, UBND thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề “ Sa Pa – Xứ sở tình yêu”.
Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

LNV - Ngày 30/4/2024, gần 70 đại biểu kiều bào từ 22 quốc gia trên thế giới đã kết thúc 1 tuần thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu sắc của làng quê Việt Nam. Chùa thuộc thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.
Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư

Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư

LNV – Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã ký Quyết định số 1671/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

LNV - Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới , diện mạo Tây Ninh đang ngày càng đổi mới, đi vào chiều sâu. Tỉnh xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng -  Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng - Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

LNV - Chiều dài lịch sử của đất nước và thành phố Hải Phòng đó là lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước; Hai nhiệm vụ dựng nước đi đôi với giữ nước, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, xây dựng đi đôi với bảo vệ gắn bó chặt chẽ, quan hệ máu thịt, không tách rời tạo thành dòng chảy lịch sử oai hùng của đất nước và thành phố. Đặt trong tiến trình lịch sử ấy, thì nhiệm vụ của khoa học lịch sử quân sự là hết sức to lớn, nặng nề và có thể khẳng định rằng, đó là một nửa của khoa học lịch sử đất nước, thành phố.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
Từ đam mê thành thương hiệu  “MUỐI 92 CÀ PHÊ”

Từ đam mê thành thương hiệu “MUỐI 92 CÀ PHÊ”

LNV - Một lần được vợ rủ đi uống cà phê muối ở quê, chàng trai trẻ 9X Nguyễn Tấn Thành đã khởi nghiệp thành công với thương hiệu “MUỐI 92 CÀ PHÊ”. Hiện “MUỐI 92 CÀ PHÊ” đã có mặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh và hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước với hơn 300 chi nhánh cùng với sự phục vụ của gần nghìn nhân viên.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động