Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
Lớp học tiếng Anh tại nhà thầy Dương. |
Tuổi thơ bất hạnh
Nguyễn Cảnh Dương sinh ngày 06/08/1983, tại vùng đất học, nằm bên mé bờ sông La thuộc xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Những tưởng cuộc đời sẽ bình yên như muôn đứa trẻ cùng trang lứa. Nhưng oái ăm thay, khi bắt đầu e a bặp bẹ thì đôi mắt Dương mờ dần. Đưa đến bệnh viện, bác sĩ khám thì cho kết quả: Dương bị thoái hóa võng mạc và rung giật nhãn cầu. Mắt trái chỉ phân biệt được sáng, tối. Mắt phải thị lực còn 1/10.
Ý thức được căn bệnh quái ác, mà nhiều người đã không vượt qua, bố mẹ và người thân cũng hoàn toàn thất vọng, xem em là gánh nặng trong gia đình. Trong khi nhà lại có 6 anh em, bố bị bệnh thần kinh mãn tính không lao động được bình thường như mọi người, cuộc sống nghèo túng tưởng chứng đã đẩy Dương vào trạng thái bế tắc, nhiễu loạn trong suy nghĩ.
Nhưng phận làm người, một khi trời cho ta sống, nghĩa là trời không lấy đi tất cả. Bù lại Dương có một trí nhớ và thính giác siêu việt so với bạn bè cùng trang lứa, kèm giọng nói ấm áp truyền cảm dễ lay động lòng người. Ý thức được đây là sự khác biệt của bản thân so với mọi người chứ không phải là tật nguyền, nên khi lên 8 tuổi dựa vào thính giác và trí nhớ Dương đã bỏ qua mặc cảm, nổ lực vươn lên. Xóa đi những mặc cảm của bản thân, Dương lại đến lớp với tâm trạng buồn thiu lặng lẽ và làm bài kiểm tra chủ yếu thông qua vấn đáp hoặc đoán chữ rồi cho ra đáp án. Tới lớp 9 (lúc đó em bước sang tuổi 16) thì bộ môn tiếng Anh được đưa vào nhà trường. Như quầng sáng hiện sinh, cuộc đời của cậu học trò giàu trí tuệ và đầy bản lĩnh đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong lúc các bạn học cùng lớp hững hờ, xem môn tiếng Anh là môn phụ, mất thời gian thì Dương lại cho đây là cơ hội để thay đổi số phận. Rồi nhiều đêm hoặc ngày nghỉ chủ nhật Dương lại cầm sách vở đến nhà thầy học thêm và thực hành giao tiếp. Khi có vốn liếng, những lúc gặp bạn bè Dương lại chủ động đặt câu hỏi để đối thoại bằng tiếng Anh. Những lúc ấy, đã không ít người cho là dở hơi nhưng không vì vậy mà Dương nãn chí. Không tìm ra người đồng chí hướng, Dương lại tự đối thoại với mình trong những lúc vắng vẻ. Vào dịp nghỉ hè mặc dù đi lại khó khăn nhưng Dương vẫn tìm đến nhà cô Lài (giáo viên tiếng Anh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) xin vào học chung với lớp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh. Dần dần Dương có cơ hội phát huy niềm đam mê mà bấy lâu ấp ủ trong lòng. Nhưng cũng cần nói thêm thời buổi đó chưa có Internet, một người bình thường học tiếng Anh đã khó nói gì một người khiếm thị. Một trong những khó khăn mà Dương gặp phải là lúc ghi chép: Do bản thân không nhìn thầy chữ trên bảng đen nên thường phải ghé vở bạn để nhìn và ghi bài. Nhưng nhìn bài bạn để ghi chép trong giờ học nhiều lúc cũng phiền toái thế là vào giờ chơi, Dương lại mượn sách vở bạn để chép lại. Để chủ động cho giờ học mới, trước lúc đến lớp Dương thường tập viết những bài sắp học theo bảng liệt kê từ mới, hoặc dựa vào quy luật chữ cái để suy đoán cách đọc cho những từ có số lượng và cách bố trí chữ cái tương tự. Sau này khi học thêm, được sự hướng dẫn của phiên âm quốc tế và cách sử dụng từ điển thì mọi phát âm của Dương ngày càng được cải thiện và đi vào chuẩn hóa.
Khi trở thành người thầy giáo
Năm 2000, Dương bước sang lớp 12 với kiến thức ngoại ngữ vững vàng, anh quyết định mở lớp dạy học tiếng Anh. Để tiếp tục nâng cao kiến thức và phương pháp truyền thụ, Dương thường lân la đến các buổi giảng bài của giáo viên để tự luyện kiến thức sư phạm (đứng lớp). Quyết định mở lớp dạy học của Dương bước đầu gặp không ít khó khăn. Trước hết là sự phản đối của gia đình “không lo học mà thi tốt nghiệp, chơi trò cóc nhảy, có ngày xôi hỏng bỏng không”. Nhưng bằng sự kiên trì thuyết phục, cuối cùng bố mẹ cũng cho Dương mượn gian nhà ngoài để làm lớp học. Buổi đầu chỉ dăm bảy em. Nhưng số lượng ngày một đông, có buổi hơn vài chục học sinh. Số học sinh đến học thường không đồng nhất về trình độ kiến thức và độ tuổi thế là thầy giáo lại phải phân ra 2 lớp và soạn giáo án riêng để giảng bài cho phù hợp từng đối tượng. Sau đó nhiều phụ huynh thấy con mình tiến bộ (thông qua những con điểm kiểm tra ở nhà trường) thì mọi người lại càng khâm phục trình độ và yêu mến đức tính nhẫn nại, nghĩa tình của Dương hơn. Năm 2004 Nguyễn Cảnh Dương vinh dự được ngành giáo dục huyện đồng ý cho bồi dưỡng học sinh giỏi nhóm THCS. Kết quả thật đáng mừng, em Lê Anh Tuấn đạt giải 3 học sinh giỏi cấp tỉnh (hiện nay là giáo viên dạy tiếng Anh trường THCS Hồng Lĩnh) và một em đạt học sinh giỏi cấp huyện.
Năm 2007 Dương quyết định thi vào Đại học sư phạm Vinh, ngành ngôn ngữ tiếng Anh. Anh đậu với số điểm rất cao gần số điểm tuyệt đối. Lại một chặng đường chinh phục tri thức với bao thử thách. Ngày đầu tiên ra thành phố khó khăn nhất là việc đi lại, do không phát hiện được các lối rẽ ở xa nên nhiều hôm bị lạc đường, rồi lạc ngay trong trường đại học. Tất nhiên bằng những linh cảm, Dương bắt đầu thích nghi với mọi hoàn cảnh. Nhằm giải quyết một phần tài chính để phục vụ học tập, năm đầu tiên cứ chiều thứ 7 là Dương lại phải đạp xe gần 3 chục cây số về nhà để tranh thủ mở lớp dạy học, 3 giờ sáng lại tất tưởi đạp xe ra Vinh cho kịp vào lớp. Có hôm đến giữa đường thì xe bị hỏng, trời tối đen như mực lại phải gửi xe vào nhà dân rồi ôm hành lý chạy bộ gần 12km đến trường.
Hạnh phúc đơn sơ
Năm 2011 tốt nghiệp Đại học, Dương được bổ nhiệm vào dạy tại trường THPT Lê Quý Đôn huyện Đạ tẻh tỉnh Lâm Đồng. Có thể nói đây là khoảng thời gian anh sống ý nghĩa nhất vì được làm việc cống hiến trong môi trường đúng chuyên môn và sự đam mê của mình khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) ra đời. Ở đây ngoài việc giảng dạy, anh lại tập trung cho công tác nghiên cứu phương pháp dạy học, cùng các đồng nghiệp thử nghiệm cách sử dụng phần mềm soạn giảng E-learning làm môi trường xây dựng bài tập, bài kiểm tra trực tuyến cho học sinh. Rồi như một cơ duyên của cuộc đời. Trong dịp sinh nhật một người bạn ở Hiệp hội người mù thuộc Trung tâm người khuyết tật tỉnh Lâm Đồng, Dương gặp người bạn gái Hoàng Thị Năm quê ở Quảng Trị, là một nhân viên giáo vụ Trung tâm ngoại ngữ (cũng bị khiếm thị). Họ phải lòng nhau thông qua giọng nói hơn là ánh mắt. Điều đáng nói là, Năm cũng rất giỏi về vi tính. Ngày 26/7/2013 đám cưới của họ được tổ chức ở Trung tâm người khuyết tật tỉnh Lâm Đồng. Tổ chức đám cưới xong vợ chồng về sinh sống ở ký túc xá của nhà trường và sinh được một cháu gái rất xinh xắn, họ đặt tên là Nguyễn Hoàng La Vy. Cuộc sống đang hạnh phúc, yên ổn thì ngày 10/7/2015 bố anh đột ngột qua đời. Vợ chồng anh lại phải bế con về chịu tang bố. Cũng trong dịp này anh được lãnh đạo huyện Đức Thọ và Chủ tịch Hiệp hội người mù Hà Tĩnh mời làm chủ tịch Hội người mù huyện. Cuối cùng gia đình và quê hương đã níu chân anh mà anh xem như một cơ duyên hạnh ngộ. Còn ít vốn liếng tích cóp bấy lâu nay và sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, vợ chồng anh đã xây dựng được một căn nhà nhỏ ở thôn Đông Đoài nằm bên mé bờ sông La và sinh thêm hai con nhỏ.
Khi về đảm nhận công tác tại Hiệp hội người mù, nhưng cái nghiệp dạy học cứ bán níu cuộc đời anh. Ấy là nhiều học sinh cứ tới nhà nài nỉ xin học thêm. Nhìn những ánh mắt của các em hôm nay làm Dương lại nhớ buổi hàn vi thửa ấu thơ, thế là vợ chồng anh lại phải cắt hẳn gian nhà ngoài để làm phòng học. Tuy phải nuôi ba con nhỏ, trách nhiệm người bố thật nặng nề, nhưng không vì vậy mà Dương đặt mục tiêu kinh tế lên trên. Những học sinh diện nghèo, mồ côi và khuyết tật luôn được giảm hoặc miễn hẳn học phí. Để các em đi lại đỡ vất vả, Dương đã lập trình mở lớp học trực tuyến, kết hợp song song với lớp ngoại tuyến để giúp học sinh ở xa khi có nhu cầu học tập. Từ đây một nếp nhà đơn sơ luôn có tiếng mẹ ru con, có tiếng thầy giáo giảng bài và đoàn học sinh rứu rít. Hạnh phúc thay, cháu Nguyễn Hoàng La Vy nay 11 tuổi nhưng nói tiếng Anh rất lưu loát, vừa qua cháu được phòng Giáo dục huyện Đức Thọ mời tham gia chương trình “Đại sứ văn hóa đọc” - kết hợp giới thiệu sách. Em đã giới thiệu bằng hai thứ tiếng trước sự mến mộ khâm phục của thầy cô giáo và bè bạn trong nhà trường.
Một lần tôi gặp lại thầy Lê Văn Tuấn (xưa từng là học trò của Dương), thầy đã nói “thầy Nguyễn Cảnh Dương thực sự là ánh dương giữa đời thường”.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”
10:31 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
09:42 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
14:51 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”
14:04 | 23/09/2024 Văn hiến Hà Thành
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35
10:15 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Trung thu nghĩa tình
14:01 | 20/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đắk Lắk – Công ty Thanh Hằng tổ chức đêm hội trăng rằm và quyên góp hơn 160 triệu đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc
10:06 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Lẫm An Nghiệp - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm
15:06 | 17/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ra mắt Làng Nghệ thuật Việt Nam
11:04 | 11/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tôn vinh tiếng việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài
19:20 | 08/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:35 | 05/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 OCOP
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 Tin tức
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP