Mô hình quản lý năng lượng trong các cơ sở sử dụng năng lượng lĩnh vực công nghiệp
Hội thảo chính là diễn đàn để các chuyên gia, các nhà doanh nghiệp, kỹ sư, cán bộ quản lý năng lượng tại cơ sở trao đổi, chia sẻ các mô hình đã thực hiện thành công, có tính sáng tạo trong việc thực hiện cũng như tiếp cận các hệ thống quản lý năng lượng mới.
Ông Đỗ Hữu Hào – Chủ tịch Hội VECEA phát biểu khai mạc Hội thảo
Trình bày tham luận tại Hội thảo, ông Nguyễn Đình Hiệp – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VECEA đã nêu ra những chính sách quy định pháp lý của Việt Nam đối với hoạt động quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng và định hướng cho giai đoạn tới; Hiện trạng, xu hướng phát triển và tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam.
Việt Nam hiện là nền kinh tế có cường độ tiêu thụ năng lượng cao nhất trong khu vực. Một số nghiên cứu trong ngành công nghiệp và xây dựng đã cho thấy tiềm năng có tính khả thi về tài chính trong việc giảm cường độ tiêu thụ năng lượng thông qua cải tiến công nghệ và áp dụng quản lý tài nguyên hiệu quả hơn. Dự báo đến năm 2030, tiềm năng sử dụng năng lượng hiệu quả chưa được khai thác sẽ là 17%. Ngoài ra, tiềm năng khả thi về thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo trong nước ước tính đạt 27%. Nghiên cứu cũng cho thấy các chi phí giảm phát thải cacbon nhờ tiết kiệm năng lượng thấp hơn so với mức tiết kiệm chi phí đạt được. Do đó các phương án sử dụng năng lượng hiệu quả cùng cơ hội thay thế nhiên liệu có thể đem lại lợi ích kinh tế, đồng thời giảm phát thải cacbon và cải thiện nguồn cung năng lượng.
Toàn cảnh hội thảo
Qua khảo sát thực tế trong lĩnh vực công nghiệp cũng cho biết mức độ lãng phí năng lượng trong các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam còn khá lớn, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp ước tính khoảng 20-30%. Chi phí cho sản xuất kinh doanh cũng vì thế mà tăng cao, đồng thời giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Một trong các biện pháp hiệu quả để giữ được chi phí sản xuất thấp và tồn tại được trong môi trường cạnh tranh toàn cầu là áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại, đổi mới công nghệ và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hạ thấp chi phí đến mức tối đa.
Việt Nam đã có Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ năm 2011. Các cơ sở sử dụng năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam cũng đã có ý thức và trách nhiệm của mình, thể hiện nhiều cố gắng trong việc thực hiện các quy định về quản lý sử dụng năng lượng tại cơ sở như lập báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng năng lượng hàng năm và chu kỳ 5 năm, tổ chức kiểm toán định kỳ, cử cán bộ chuyên trách thực hiện chức năng quản ý năng lượng tại cơ sở, áp dụng mô hình quản lý năng lượng ISO 50001... Thực tế, nhiều cơ sở sử dụng năng lượng đã tổ chức thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Đầu tư các hạng mục cải thiện chế độ sử dụng năng lượng như: Lắp đặt biến tần điều khiển động cơ công suất lớn, cải tạo hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát, hệ thống đo lường, hệ thống lạnh trong sản xuất bia và chế biến thủy hải sản, hệ thống thu hồi nhiệt trong sản xuất xi măng, thép...
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng được áp dụng tại các cơ sở sử dụng năng lượng trong thời gian qua đã có hiệu quả rất lớn, làm giảm mức tiêu thụ năng lượng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần giảm phát thải và bảo vệ môi trường, hình ảnh của doanh nghiệp vì vậy cũng được nâng cao trong xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mức tiết kiệm năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam còn rất thấp so với khả năng có thể tiết kiệm được.
Với thực trạng sử dụng và quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng hiện nay, việc định hướng để tiến hành sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý năng lượng nói chung và quản lý cơ sở sử dụng năng lượng nói riêng là rất cần thiết, nhằm hạn chế các yếu kém phát sinh trong hoạt động quản lý năng lượng tại doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý để triển khai có hiệu quả VNEEP3 và hoạt động tiết kiệm năng lượng tại địa phương.
Đồng thời, cần xem việc quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài, góp phần xây dựng và tạo lập xã hội có trách nhiệm trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việc điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sử dụng năng lượng thực hiện tốt các biện pháp quản lý và công nghệ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của VNEEP3 (Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam tăng khoảng 10% trong thập niên 2001-2010, dự báo tiếp tục tăng trong thập kỷ tới (ước tính từ nay đến năm 2030, sau mỗi chu kỳ 5 năm, nhu cầu điện năng sẽ tăng lên 1,5 lần). Từ đó, kéo theo phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng cũng tăng cao. Và xu hướng trong tương lai nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Và Việt Nam phải nhập khẩu nguồn năng lượng và lâu dài phải tính đến giải pháp xây dựng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió... để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Đỗ Hữu Hào – Chủ tịch Hội VECEA chia sẻ rằng, viêc xây dựng nguồn năng lượng từ gió và mặt trời rất phức tạp, cần nhiều gió, nhiều đất. Trong khi đó, đất của Việt Nam không nhiều để làm năng lượng mặt trời, lượng gió của chúng ta cũng không có nhiều và không đồng đều, chỉ một số vùng có gió. Giải pháp tốt nhất vẫn là tiết kiệm năng lượng hiệu quả tại các cơ sở sử dụng năng lượng. Khả năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam sử dụng trong công nghiệp có thể tiết kiệm từ 15-30%/năm nhưng hiện chỉ mới tiết kiệm được khoảng 6-7%/năm. Chúng ta tiết kiệm năng lượng hiệu quả có thể bằng xây dựng một nhà máy phát điện khoảng 500-600 MegaW...
Nhiều tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia cũng đã được nêu ra tại Hội thảo để cùng thảo luận. Như: Tham luận về “Mô hình thỏa thuận tự nguyện về quản lý năng lượng và kinh nghiệm áp dụng triển khai tại một số doanh nghiệp công nghiệp” của ThS Mai Văn Huyên, Trung tâm Phát triển Xanh; “Thực trạng quản lý năng lượng tại các cơ sở sản xuất ngành bia và sợi” của ThS Nguyễn Thị Lê, Đại học Điện lực; “Mô hình lò gas tiết kiệm năng lượng ứng dụng cho doanh nghiệp gốm sứ” của TS Nguyễn Thành Đông, Đại học Bách khoa Hà Nội; “Quản lý năng lượng và chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam” của TS Trần Thanh Liễn, Chuyên gia năng lượng; “Cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sử dựng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” của TS Nguyễn Thăng Long, VECEA.
Bài và ảnh: Đài Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lào Cai: Hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất
21:09 | 20/02/2025 Nông thôn mới

Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 | 17/01/2025 Khuyến công

Bắc Giang: Hậu kiểm các đề án khuyến công
14:23 | 13/01/2025 Khuyến công

Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 | 27/12/2024 Khuyến công

Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công

Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng
09:32 | 29/11/2024 Khuyến công
Tin khác

Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Thái Nguyên: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất chè phát triển
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Thái Bình nghiệm thu đề án khuyến công năm 2024
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án hỗ trợ chế biến sầu riêng
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ mới sáng tạo
10:59 | 26/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Yên Bái: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất ván bóc
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công

Đồng Tháp: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào chương trình khuyến công
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công

Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số
10:59 | 25/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ
10:59 | 25/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Đà Nẵng: Xây dựng mô hình thí điểm sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
09:57 | 25/11/2024 Khuyến công

Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 | 21/11/2024 Khuyến công

Huyện Đô Lương (Nghệ An): Tập huấn công tác khuyến công
14:17 | 21/11/2024 Khuyến công

Bến Tre: Thêm 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
14:17 | 21/11/2024 Khuyến công

Bến Tre: Thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công
14:16 | 21/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
14:15 | 21/11/2024 Khuyến công

Hà Nội công nhận thêm 14 làng nghề và 108 sản phẩm OCOP cấp thành phố
16:14 Tin tức

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 Làng nghề, nghệ nhân

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
14:39 Tin tức

Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
14:38 Tin tức

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 Văn hóa - Xã hội