Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Mang Trung thu xưa về cho trẻ

LNV - Âm thầm và lặng lẽ, mấy năm nay, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách đã kết hợp cùng nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu phục hồi những con giống bột màu vốn rất gần gũi với người Hà Nội nhưng lâu nay đã mất dấu trên thị trường. Mỗi dịp mùa trăng tháng Tám về, những con giống tò he những chiếc đèn hình con cá, con thỏ, con cua… đã giúp thiếu nhi đón cái Tết Trung thu ý nghĩa hơn.


Nhà nghiên cứu Trịnh Bách bên mẫu đèn Trung thu mới được khôi phục.

Sống động những con giống bột màu

Một sáng mùa thu Hà Nội, nhà nghiên cứu Trịnh Bách say sưa kể cho chúng tôi về hành trình tìm kiếm, khôi phục những mẫu đèn Trung thu xưa, những con giống bột màu gắn với tuổi thơ của biết bao người Hà Nội.

Trịnh Bách nhớ lại, hồi xưa ở Hà Nội có những con giống làm bằng bột cho trẻ em vào dịp Trung thu. Qua nghiên cứu, Trịnh Bách khẳng định: Việt Nam là đất nước độc nhất có tục lệ nặn con giống bột làm đồ chơi trẻ em trong dịp Tết Trung thu. Tục nặn con giống bột có từ hàng trăm năm trước. Viện Viễn Đông Bác cổ hiện còn lưu giữ được ảnh những con giống bột được chụp từ đầu thế kỷ 20, với chú thích là “Đồ chơi bằng bột nhuộm màu của Tết Trung thu Hà Nội”.

“Các con giống bột xinh đẹp hiện vẫn được các bảo tàng châu Âu gìn giữ, và ghi chú rõ là con giống bột màu cho trẻ con cho dịp Tết Trung thu Hà Nội”- nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho biết. “Con giống bột Trung thu Hà Nội có 3 xuất xứ là khu vực Đồng Xuân (các phố Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Mã…), Phố Khách (Hàng Buồm, Mã Mây…), và nhất là làng Xuân La, Phú Xuyên. Vì lý do lịch sử mà các con giống bột Hà Nội từ lâu nay hầu như đã bị thất truyền. Không ai còn biết đến chúng nữa. Những năm 1995, 1996 tôi vẫn thấy một thiếu nữ bán con giống bột Trung thu ở chợ Trung thu phố Hàng Mã (Hà Nội). Sau đó không thấy nữa, vì nghe nói bà cụ làm con giống đã quá lớn tuổi không còn tiếp tục giữ nghề được nữa”.

Và thế là, từ những ký ức trung thu xưa kết hợp với việc xem, chụp ảnh những con giống bột màu đang được lưu giữ trong bảo tàng ở châu Âu, Trịnh Bách lại tiếp tục hành trình đưa con giống bột màu trở lại với đời sống đương đại. Quãng năm 1998, trong một lần tìm kiếm, Trịnh Bách đã gặp được Đặng Văn Hậu - một thiếu niên nặn tò he ở Phú Xuyên (Hà Nội) rất khéo tay. Lúc đó hỏi Hậu và ông ngoại về con giống bột Trung thu Hà Nội thì cả hai đều không biết. Lại mất tới hơn 10 năm nữa, năm 2017, khi ấy Đặng Văn Hậu may mắn được gặp bà Phạm Nguyệt Ánh ở Nhân Hòa, Hà Nội. Bà Nguyệt Ánh trước kia ở Đồng Xuân, là nghệ nhân cuối cùng của dòng giống bột Đồng Xuân còn sót lại hiện nay. “Với kiến thức của bà Nguyệt Ánh, tay nghề của Đặng Văn Hậu, và ký ức của tôi, chúng tôi đã hồi phục lại được cả ba dòng con giống bột và con bánh chim cò nói trên”- Trịnh Bách nói.

Bây giờ thi Đặng Văn Hậu đã thành một nghệ nhân tò he có tiếng, và khá “đắt sô”. Anh thường được mời tới các trung tâm văn hóa, các trường học để hướng dẫn các em nặn tò he. Đặng Văn Hậu, ở một chừng mực nào đó, như cây cầu nhỏ nối gần những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với cách em thiếu nhi. Có được điều này, Hậu luôn nhắc đến vai trò của nhà nghiên cứu Trịnh Bách. Bởi chính nhờ những “mách bảo” của nhà nghiên cứu này mà anh có thể có dược những sản phẩm riêng biệt, như bộ tò he “Tứ linh” chẳng hạn. Gian hàng Tò he Việt của anh vì thế, luôn đón nhận được ý kiến khích lệ.

Trịnh Bách cho rằng, trong quá trình khôi phục lại những gì đã mất, khó nhất là tìm được nghệ nhân biết nghề, yêu nghề, và nhất là có lương tâm nghề nghiệp. Việc khó kế tiếp là phải tìm lại được công thức cho ra được nguyên liệu gốc. “Một cái khó nữa là chống chọi lại được trước sự ra đời của các “truyền thống giả”. Vì bao năm chiến tranh, thiếu thốn, nhiều ngành nghề đã bị mai một. Phần đông người ta đã không còn biết đến các ngành nghề này nữa. Lợi dụng điều không may này, nhiều người đã tự đặt ra những thứ “gọi là truyền thống” để trục lợi, đánh vào khát khao tìm về truyền thống của mọi người, nhất là giới trẻ hiện nay. Từ ẩm thực, văn chương, cho đến thủ công mỹ nghệ. Việc này có hại cho tương lai của nền văn hóa dân tộc”- nhà nghiên cứu Trịnh Bách khẳng định.

Gian nan phục hồi đèn cua, cá

Cùng với việc khôi phục những con giống bột màu đã mất dấu trên thị trường suốt nhiều thập niên qua, nhà nghiên cứu Trịnh Bách còn âm thầm tiến hành phục hồi những mẫu đèn Trung thu từng quen thuộc với trẻ thơ hồi đầu thế kỷ trước.

Trịnh Bách kể, sau khi bỏ hẳn cuộc sống, công việc ở Mỹ về nước năm 1994, chứng kiến việc trẻ em cứ đến rằm tháng Tám lại chơi các đồ chơi Trung Quốc mà không hề biết đến những đèn lồng Trung thu cổ truyền độc đáo của nước mình, ông thấy thấy thương các em, và tự thấy mình cần phải “làm cái gì đó”. Thế là ông cứ mày mò tìm trong ký ức, tìm sách vở tư liệu trong thư viện, “đáo xới” trên internet để truy tìm những hình ảnh còn vương sót trong sách báo nước ngoài. Sau hàng chục chuyến đi về các làng nghề, Trịnh Bách đến khu Phú Bình (Quận 11, TPHCM) - vốn là chỗ vẫn sản xuất đèn Trung thu từ khi ông còn bé – để tìm nghệ nhân tâm huyết có tay nghề phục hồi lại nghệ thuật quý báu này. Và may mắn, ông gặp được gia đình cụ quả phụ Nguyễn Trọng Văn. Vốn có nghề truyền thống làm đèn Trung thu từ nhiều đời ở làng Báo Đáp (Nam Trực, Nam Định), khi chuyển vào TPHCM gia đình cụ Văn vẫn tiếp tục giữ nghề, dù rằng có phải thay đổi một ít về hình thức của những chiếc đèn này.

Ngày xưa ở Bắc Bộ có nhiều nơi làm đèn Trung thu cho trẻ em nhưng nổi trội nhất phải kể đến làng Báo Đáp. Theo Trịnh Bách, đèn Trung thu của người làng Báo Đáp nổi tiếng đến nỗi nhiều bảo tàng bên Pháp hiện vẫn còn giữ được những cái đèn Trung thu rất đẹp, tinh xảo của họ làm từ những thập niên đầu thế kỷ 20.

Người Báo Đáp phần lớn dán đèn Trung thu bằng giấy nhiễu, hoặc có khi bằng vải. Đến những năm 1940 trở đi họ cũng đã bắt đầu dán đèn bằng giấy bóng kính. Khi vào Sài Gòn, họ đổi theo phong cách và thị hiếu của các nhà buôn Chợ Lớn mà đổi sang hoàn toàn dán đèn lồng bằng giấy bóng kính, thường là mầu đỏ. Theo phong cách của người Hoa Chợ Lớn, đèn nhiều khi còn được gắn thêm lông thỏ và mặt mài gắn kính.

Từ 3 năm trước, Trịnh Bách bắt đầu phục dựng lại đèn của phong cách Sài Gòn cũ mà ông vẫn được thấy và được chơi ở Sài Gòn khi còn nhỏ. Sau đó, từ ký ức của cụ Văn, chúng tôi cũng đã hồi phục được một số đèn theo phong cách Báo Đáp xưa, của những năm 1950, tiêu biểu như đèn Trung thu hình con cua mà lâu nay chỉ thấy trên bức ảnh tư liệu đen trắng. Chiếc đèn này đã được bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội để phục vụ công chúng.

Theo Đại đoàn kết

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

LNV - Hồn đất thăng hoa qua bàn tay người thợ
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho làng nghề được phục hồi và phát triển.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

LNV - Làng nghề vùng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn liền với quá trình truyền nghề qua nhiều thế hệ. Những tinh hoa từ nghề xưa không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của các làng nghề trong thời đại ngày nay.

Tin khác

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

LNV - Nghề thêu truyền thống có mặt ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyện, không thể không nhắc đến làng nghề thêu ở Mỹ Đức (Hà Nội) – nơi được coi là ‘cái nôi’ của nghệ thuật thêu. Với sự kết hợp độc đáo giữa hội hoạ và thêu, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, cùng chồng là một hoạ sĩ, đã sáng tạo ra một phương pháp thêu mới lạ. Để có được thành công này, bà đã trải qua hàng năm trời nghiên cứu, cải tiến, và không ngần ngại từ bỏ hàng trăm bức tranh thêu tay tỉ mỉ.
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

LNV - Từ những hạt lạc tròn mẩy, mật mía ngọt ngào, gừng tươi cay nồng, những người nghệ nhân đã khéo léo đem nấu và kết hợp cùng bánh đa tạo nên món Cu đơ Ông bà Thư Viện thơm ngon nức tiếng – xứng tầm là đặc sản xứ Nghệ.
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để chuẩn bị đơm hoa đón Tết chào Xuân mới Ất Tỵ năm 2025.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Chào năm đặc biết 2025!

Chào năm đặc biết 2025!

LNV - Chào mừng năm 2025, một chặng đường mới đang mở ra trước mắt chúng ta! Đón chào năm 2025, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng tương lai sẽ tươi đẹp hơn, bởi những gì chúng ta đã gieo mầm từ năm trước sẽ nảy nở thành những thành quả rực rỡ trong năm mới.
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng

Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng

LNV - Thực hiện NQ số1286 ngày 14/11/2024 của UBTV Quốc Hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023-2025 của TP Hà Nội, ngày 01/01/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ huyện Ba Vì tổ chức trọng thể Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường v
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động