Mâm ngũ quả ngày Tết
Không chỉ làm cho không gian cúng thêm ấm áp, hài hòa, rực rỡ, mâm ngũ quả còn thể hiện sinh động ý tưởng triết lý-tín ngưỡng-thẩm mỹ và là nơi gửi gắm ước nguyện của mỗi gia đình.
Dù mỗi miền có cách lựa chọn và bày trí mâm ngũ quả khác nhau, mâm ngũ quả dâng cúng trong đêm Giao thừa vẫn mang ý nghĩa chung: Dâng lên tổ tiên những loại quả ngon để thể hiện lòng hiếu thảo và ước muốn những điều tốt đẹp, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình. Mâm ngũ quả ngày Tết còn tượng trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và phát triển.
Mâm ngũ quả với số 5 tượng trưng cho Ngũ Phúc Lâm Môn.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Theo các vị cao niên am tường về Nho giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của Phương Đông, thế giới được tạo nên từ năm bản nguyên (năm yếu tố cấu thành vũ trụ) gọi là “ngũ hành” gồm Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ tương ứng với các màu trắng, xanh, đen, đỏ, vàng. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn là Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
Mỗi loại quả được bày biện trong mâm ngũ quả ngày Tết đều có một ý nghĩa riêng như: Quả bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn; Quả hồng, quýt: màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt; Quả Lê: ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ; Quả Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống, Quả Đào: thể hiện sự thăng tiến; Quả táo loại trái to màu đỏ tươi: mang ý nghĩa phú quý; Quả Thanh long: ý rồng mây gặp hội; Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời; Quả Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu; Quả Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc; Quả Đu đủ: mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng; Quả xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
Tùy theo quan niệm và phong tục tập quán mà ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam lại có cách bày mâm ngũ quả khác nhau.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Mâm ngũ quả miền Bắc được bày theo thuyết ngũ hành ứng với 5 màu là kim (trắng), mộc (xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng). Do đó mà mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có 5 loại quả là chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc truyền thống là để nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại. Ở chính giữa đặt quả bưởi hoặc phật thủ vàng, các loại quả khác như đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể đặt xen kẽ quất, táo xanh hoặc ớt chín đỏ.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Miền Trung là mảnh đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nên không có nhiều loại quả đa dạng. Do đó vào dịp Tết Nguyên Đán, mâm ngũ quả của người miền Trung thường không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy do chủ yếu là thành ý dâng cúng tổ tiên.
Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả miền Trung là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt, … Mâm ngũ quả thường được xếp hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên. Ngoài ra còn có thể xếp thêm nhiều loại hoa quả khác bên cạnh.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam
Khác với miền Bắc có quan niệm các loại quả đều có thể bày lên mâm, miễn sao ngâm ngũ quả trông đẹp mắt là được, kể cả bày ớt cay nóng; thì mâm ngũ quả miền Nam lại có sự chọn lọc và kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì người miền Nam cho rằng chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.
Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,… là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thể hiện ước mong năm mới đủ đầy, sung túc. Ngoài ra, mâm ngũ quả miền Nam còn có thêm quả dứa (thơm) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh để cầu may mắn.
Mâm ngũ quả miền Nam phổ biến là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để lấy thế do ba loại quả này có hình dáng to và trọng lượng nặng, sau đó bày những loại quả khác lên trên, tạo thành hình dáng ngọn tháp.
Một số điều lưu ý khi bày mâm ngũ quả
Trong quan niệm văn hóa phương Đông, số 5 ứng với thuyết ngũ hành – 5 yếu tố tạo nên sự sống trong vũ trụ. Mâm ngũ quả với 5 loại quả khác nhau cũng tương thích với thuyết ngũ hành này, mang ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi, nảy nở, may mắn và tài lộc sẽ đến gia chủ. Bạn cần hiểu về thuyết ngũ hành để khi bài trí mâm ngũ quả tránh mắc phải những lỗi như không bày đủ 5 màu theo ngũ hành, hoặc tổ hợp trái cây không mang ý nghĩa.
Kim – màu trắng: Dưa lê trắng, lê trắng…; Mộc – màu xanh lá: Dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, trái na, trái sung, trái dừa…; Thủy – màu đen: Nho đen, vú sữa hay những trái cây có màu sậm tối; Hỏa – màu đỏ: Táo đỏ, trái hồng, trái dừa lửa, thanh long…; Thổ – màu vàng: Cam vàng, quýt vàng, dưa hấu vàng, dưa lê vàng, xoài chín, phật thủ
Một số người thường rửa trái cây cẩn thận để quả bóng, đẹp khi chưng lên mâm. Tuy nhiên việc rửa quả sẽ làm quả nhanh bị héo, thối rữa nếu có chỗ đọng nước. Do đó bạn chỉ cần dùng khăn sạch tẩm chút rượu trắng lau sạch trái cây là được. Với bưởi, bạn có thể hòa chút nước vôi, thấm vào khăn rồi lau đều lên vỏ bưởi để tránh tình trạng vỏ bị ố vàng, mốc xanh hoặc bị héo do đọng nước.
Hay nhiều gia đình có thói quen mua sắm đồ Tết sớm từ ngày 27 – 28 Tết, thậm chí sớm hơn. Trong khi mâm ngũ quả chỉ dâng lên bàn thờ vào đêm 30 Tết. Do đó bạn không nên chọn ngay những quả đã chín đẹp vì khi bày mâm ngũ quả, trái cây có thể bị chín quá, lá héo và vỏ nhũn mềm. Thay vào đó bạn nên lựa những quả già nhưng chưa chín hẳn để khi bày mâm ngũ quả, quả chín tới và không bị thối.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết đã được thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là tâm linh. Hình thức cũng không còn câu nệ, cứng nhắc là bắt buộc phải có 5 quả, thay vào đó có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Dù trái cây phong phú, đa dạng, mâm ngũ quả vẫn giữ vẹn nguyên ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên của mình.
Bài, ảnh: Doãn Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 | 05/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Rực rỡ cờ hoa chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng
11:59 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Hàng ngàn du khách trẩy hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định
11:51 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Kẹo lạc Phố Hiến – hương vị quê nhà trên bàn trà ngày tết
10:00 | 31/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Từ chiếc võng chuối mộc mạc đến sản phẩm du lịch hấp dẫn
09:00 | 31/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Đảng mãi mãi là mùa Xuân
08:29 | 26/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Mai vàng một góc nhà xưa
09:19 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Nét quê ngày Tết
09:19 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương
09:18 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định
21:02 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tết về gói bánh chưng xanh
21:00 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt
20:58 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
TP. HCM: Không khí rộn ràng, vàng mã đắt hàng dịp Tết ông Công, ông Táo
20:52 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 | 21/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia
10:06 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam
10:01 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội
09:59 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:46 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân