Lễ Nhô R’he - nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Mạ
Già làng cùng chủ lễ kiểm tra lễ vật cúng Giàng và thần linh
Lễ hội mừng lúa mới thường được tổ chức vào tháng 12 âm lịch hàng năm sau khi lúa đã mang về kho, thóc chất đầy nhà. Theo phong tục của người Mạ ở Lâm Đồng, sau mỗi một năm làm việc nhọc nhằn khi vụ mùa đã thu hoạch xong lúa đã chất đầy kho, ngô bắp đầy nhà, các buôn làng người Mạ lại tổ chức lễ Nhô R‘he. Đây là lễ nghi mang đậm tín ngưỡng vạn vật hữu linh, là bản sắc văn hóa độc đáo và là lễ hội lớn nhất, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của bà con đồng bào dân tộc Mạ với ý nghĩa để tạ ơn các thần linh như Giàng M’ Tơ Ngai (thần mặt trời, thần sông, thần Núi), thần Giàng N’du (tức là thần lúa) các thần đã cho buôn làng một mùa bội thu, cuộc sống no đủ.
Lễ vật cúng được chuẩn bị bao gồm cây nêu, nhà kho, rượu cần, trứng, cơm mới, đọt mây, nước trắng và đặc biệt là gà một con vật hiến sinh không thể thiếu
Chủ lễ thổi tù và để báo cáo Giàng, thần linh và buôn làng gần xa về việc tổ chức lễ hội
Lễ vật cúng lễ Nhô R‘he được chuẩn bị tươm tất, bao gồm cây nêu, nhà kho, rượu cần, trứng, cơm mới, đọt mây, nước trắng và đặc biệt là gà một con vật hiến sinh không thể thiếu.
Trong nghi thức lễ của người Mạ, cây nêu là một trong những thành tố hết sức quan trọng vì là nơi để thần linh trú ngụ và hưởng vật hiến tế. Còn cây nêu, tức là thần còn ở đó. Đây là vật linh thiêng nhất của người Mạ. Thân cây nêu từng khúc một ở dưới là cái cột nhà, tiếp đến là hình tượng một hạt lúa; tiếp phía bên trên đấy là một cái cối giã gạo, và chày giã gạo. Với văn hóa canh tác nông nghiệp của người Tây Nguyên nói chung và người Mạ nói riêng thì nó gắn liền với lợi ích thiết thực nhất là cây lúa, cái cối và cái chày.
Khèn bầu, dàn chiêng tấu lên cùng những vũ điệu thông báo buổi lễ bắt đầu
Khi các lễ vật dâng cúng được xếp xung quanh cây nêu, già làng tiến hành nghi thức hiến sinh (gà) và khấn Giàng
Sau khi chủ nhà đã niềm nở đón khách tới, già làng và chủ nhà cùng cầu khấn cầu cho chủ nhà làm ăn ngày càng được nhiều ngô lúa, heo gà, con cháu được mạnh khỏe, buôn làng được cái no, cái ấm…
Tiết gà được bôi lên đầu mọi người để cầu cho con cháu sống lâu, mạnh khỏe, bôi lên cây nêu, chiêng, trống, bôi lên nhà kho…hai người cùng khấn ”Hỡi Giàng ...chiêng Đã mời ông, Chiêng đã gọi ông về cho đông về dự cho đủ... hỡi giàng...”
Tiếp đó chủ nhà và già làng cùng cắt tiết gà được bôi lên đầu mọi người để cầu cho con cháu sống lâu, mạnh khỏe, tiết gà cũng được bôi lên chiêng, trống, bôi lên nhà kho, cây nêu và rượu cần cũng được khai ché hòa chung với tiết gà để bôi lên các vật thiêng cũng như dụng cụ sinh hoạt và lao động sản xuất.
Nghi thức cúng tế đã xong cả nhà cùng nghe lời dặn dò của già làng qua điệu hát dân ca R’ tắp R’ ting - ý là để dặn dò con cháu phải sống ngoan hiền và giữ lấy phong tục, tập quán ông cha để lại.
Các chàng trai, cô gái nhảy múa ca hát hát bên tiếng cồng, tiếng chiêng. Dân làng vui chơi, nhảy múa trong không khí náo nhiệt của lễ hội sau những ngày lao động vất vả
Điệu múa Nhô R‘he mừng lúa mới là lúc cả gia đình từ ông bà bà con cháu cháu sum họp, nhảy múa vui vẻ xung quanh không gian lễ hội. Cứ thế cuộc vui diễn ra thâu đêm suốt sáng bên tiếng cồng, tiếng chiêng, uống rượu cần và thưởng thức những món ẩm thực dân gian truyền thống để quên đi những nỗi nhọc nhằn đã qua.
Du khách cùng đồng bào giao lưu văn hóa, thưởng thức ẩm thực truyền thống
Việc tổ chức lễ Nhô R‘he góp phần giúp đồng bào Mạ nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng.
Trần Huấn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định
15:44 Xúc tiến thương mại

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 Kinh tế

Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc
14:00 Tin tức

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức