Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đây là sự kiện nhằm phát huy các nét đẹp văn hoá của nghi lễ truyền thống và về thân thế, sự nghiệp, công lao to lớn của Nữ tướng Lê Chân - Người có công khai hoang, lập ấp dựng lên trang An Biên xưa (thành phố Hải Phòng ngày nay). Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Năm 2016, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân tại Hải Phòng đã vinh dự được công nhận là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia và được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 7, mùng 8, mùng 9 tháng 2 âm lịch.
![]() |
Đại biểu Trung ương và thành phố Hải Phòng dự khai mạc lễ hội |
Theo lịch sử ghi chép và dân gian lưu truyền lại, Nữ tướng Lê Chân là võ tướng dưới thời Hai Bà Trưng, cùng với những thủ lĩnh anh hùng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bà đã tham gia đánh đuổi giặc Hán đô hộ và trở thành vị nữ tướng có nhiều công lao, thể hiện tinh thần độc lập, ý thức tự chủ của dân tộc ta những năm đầu công nguyên. Bà sinh ngày mùng 8 tháng 2, vào khoảng những năm 18 đến năm 20 sau Công nguyên, tại làng Vẻn, An Biên, Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, nay là thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh). Bà là người có nhan sắc và giỏi võ nghệ, trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm đô hộ, nợ nước thù nhà chất cao, với tài năng, tâm huyết và ý chí của mình, bà đã đưa gia binh, họ hàng xuôi dòng ra cửa biển duyên hải phía Đông. Nhận thấy vùng đất này có vị trí chiến lược, nên bà quyết định chọn để lập ấp, cùng nhân dân quai đê lấn biển, lập lên các làng, xã... phát triển sản xuất nông nghiệp, đánh bắt hải sản. Đồng thời chiêu binh mãi mã, rèn luyện quân sĩ, tích thảo dồn lương, chờ thời cơ để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhớ về quê hương nên bà lấy tên quê gốc đặt cho vùng đất mới này là làng Vẻn-Trang An Biên (thành phố Hải Phòng ngày nay).
![]() |
Vào mùa xuân năm 40 dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán xâm lược, bà đã mang theo gia binh xin nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bà đã cùng quân sĩ anh dũng chiến đấu và giành được nhiều chiến công vang dội. Bà được Trưng Vương phong làm Thánh Chân công chúa, ban chức Chưởng quản binh quyền, lĩnh ấn Trấn Đông Đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam Hải phòng thủ miền biển, sai đem binh mã về Trang An Biên dựng đồn binh đề phòng giặc Bắc. Vâng lệnh Vua, bà trở về dựng đồn, xuất tiền cấp chẩn cho dân, dạy nông dân làm ruộng, ngư dân đánh bắt hải sản...biến vùng đất An Biên ngày càng thịnh vượng.
Khi quân Nam Hán quay lại xâm lược nước ta, bà nhận chiếu của Vua, đưa quân về kinh giúp Trưng Vương đánh giặc. Song do thế giặc mạnh, bà đành đưa quân rút về vùng núi Lạt Sơn (nay là huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) lập căn cứ địa chống giặc, do lực lượng quá chênh lệch nên thất trận, bà đã gieo mình xuống Giát Dâu tuẫn tiết.
Ghi nhớ những công đức lớn lao của Nữ tướng Lê Chân - Thánh Chân công chúa, trải qua gần hai nghìn năm, với những thăng trầm của lịch sử, người dân Hải Phòng đã lập đền thờ phụng, suy tôn bà lên bậc Thánh Mẫu, là thành hoàng của vùng đất ven biển, công đức của vị nữ tướng còn in đậm trong tâm trí người dân Hải Phòng, những di tích và những huyền thoại về bà vẫn được Nhân dân truyền tụng, ghi nhớ.
![]() |
Các đại biểu Trung ương và thành phố dâng hương tại tượng đài Nữ tướng Lê Chân |
Về dự lễ hội năm nay, Nhân dân và du khách được trải nghiệm không gian văn hóa tâm linh như lễ dâng hương ngày Thánh đản Nữ tướng Lê Chân, lễ dâng hoa Thuỷ tiên...
cùng các hoạt động truyền thống theo văn hóa xa xưa như: Chợ quê - Làng Vẻn, chương trình cờ người và các trò chơi dân gian, lễ tế cáo yết; canh hát cửa đình, liên hoan võ cổ truyền, hội thi chim chào mào...
Tại khuôn viên và xung quanh khu tượng đài Nữ tướng Lê Chân còn có hàng trăm gian hàng của các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ nhân, trưng bày, giới thiệu các mặt hàng, các sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP của Hải phòng và của nhiều tỉnh thành trong cả nước mang đến thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến chiêm ngưỡng và mua sắm, tạo thêm không khí sôi nổi, đa màu sắc cho Lễ hội...
![]() |
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân còn là hoạt động ý nghĩa, giúp Nhân dân và du khách đến Hải Phòng hiểu thêm về lịch sử hào hùng của địa phương nói riêng, cả nước nói chung, giúp thế hệ trẻ thành phố thêm yêu, tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương mình, từ đó có động lực để phấn đấu học tập, góp phần xây dựng thành phố cảng Hải Phòng ngày một văn minh, giàu đẹp...
Đồng thời, sự kiện này cũng nhằm tiếp tục phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân, di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia Đền Nghè, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Đình An Biên.
Thông qua hoạt động lễ hội, thành phố Hải Phòng tiếp tục tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn Hải Phòng nói chung, quận Lê Chân nói riêng đến người dân và du khách trong và ngoài nước
Tự hào về lịch sử Hải Phòng từ ngàn xưa, vùng đất được khai thiên lập địa bởi Nữ tướng anh hùng, thành phố Hải Phòng ngày nay đã trở thành một thành phố Cảng, “Trung dũng-Quyết thắng” và đang chuyển mình vươn ra biển lớn.
Cùng với sự phát triển của thành phố, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Lê Chân đã đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế, xã hội thành phố giao. Quy mô kinh tế quận tăng nhanh và mở rộng, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng, thu ngân sách đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Quận Lê Chân đã và đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, là trung tâm y tế, giáo dục, thương mại lớn của thành phố.
Được biết, để đảm bảo cho lễ hội diễn ra an toàn, UBND thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo UBND quận Lê Chân phối hợp với các Ban, nghành, lực lượng Công an thành phố xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trong các ngày diễn ra lễ hội, lên phương án tổ chức bảo vệ đoàn rước, xử lý nghiêm các hành vi gây rối trật tự công cộng, có phương án đảm bảo giao thông không bị ùn tắc trong khu vực diễn ra lễ hội. Xây dựng phương án PCCC, ứng trực 24/24h về người và phương tiện trong các ngày tổ chức lễ hội, kiểm tra chất lượng hàng hóa, xử lý vi phạm bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, các đồ chơi bạo lực, chất cháy nổ trong khu vực tổ chức lễ hội…
Với sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân 2024 đã diễn ra an toàn, văn minh, để lại những ấn tượng đẹp cho nhân dân thành phố và du khách.
![]() |
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh tại lễ hội |
Tin liên quan
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề