Lễ hội đặc sắc vào dịp tháng 6 âm lịch
Lễ hội đền Ba Xã được tổ chức thường niên vào ngày 12 tháng 6 (theo âm lịch), tại xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đây là tục thờ theo cổ lệ của năm thôn: Thịnh Thần, Thịnh Cầu, Thịnh Bằng, Thịnh Thượng và Thịnh Hạ, nhằm tưởng nhớ công ơn khai trí và giúp cho nơi đây trở nên phồn thịnh, an cư của đức thánh Mạc Trâu.
Đến ngày, người của thôn khai hội bằng tiếng trống màu cờ, kiệu rước rộn rã. Sau khi đã tề tựu đầy đủ thì lễ rước nước bắt đầu. Đoàn rước với đầy đủ đại diện năm thôn, đội cờ dẫn đầu, đội nhạc đi sau, tiếp đó là đội rước hương án và kiệu rước chum nước. Nước rước về dung cho lễ mộc dục (mộc dục là tiếng Hán, nghĩa là tắm gội). Tiếp sau là lễ tế thần, lễ tế các dòng họ, các gia đình và khách thập phương…Bên cạnh các lễ tế, hội đền Ba Xã còn có rất nhiều hoạt động vui chơi, chủ yếu là các loại thể trò chơi dân gian như: chơi đập bị gạo và túm nước, thi chọi gà, múa rồng, múa lân, đấu vật…
Lễ hội Đình Trà Cổ (Quảng Ninh)
Lễ hội dân gian Đình Trà Cổ được xem như một lễ hội truyền thống Việt Nam lâu đời, tổ chức hàng năm từ ngày 30/5 (nếu tháng thiếu là ngày 29/5) đến hết ngày 6/6 tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và kéo dài suốt 7 ngày với nhiều nghi thức và lễ tế. Là dịp để tưởng nhớ các thành hoàng, đồng thời thể hiện ý chí vững chắc trong việc duy trì bản sắc dân tộc và bảo vệ từng tấc đất Việt Nam.
Ngày đầu tiên, nghi thức rước từ đình Trà Cổ về quê tổ Ðồ Sơn sẽ được diễn ra, sau đó từ Ðồ Sơn quay về Trà Cổ. Ngày 1/6 âm lịch sẽ có hội rước Vua ra bể (hay còn gọi là rước vua ra Miếu) với đội hộ tống gồm một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm. Ngày 6/6 âm lịch là ngày kết thúc sẽ có lễ múa bông nhằm cầu nguyện thần linh phù trợ cho chuyến khơi được nhiều tôm cá, cây trồng tốt tươi và đời sống luôn no ấm. Ngoài ra ở đây còn có các hoạt động vui chơi sôi nổi, hầu hết là các trò chơi dân gian rất quen thuộc: đi cà kheo, kéo co, nhảy bao bố…
Lễ hội Quan Lạn (Quảng Ninh)
“Dù ai đi ngược về xuôi
Tháng sáu âm lịch chèo bơi thì về”
Cứ đến tháng 6 âm lịch hàng năm, người ta sẽ lại nghe kháo tai nhau rằng: “Về Quan Lạn để dự hội làng…” – đó chính là lễ hội Quan Lạn, được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 20/6 âm lịch tại xã đảo Quan Lạn, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một lễ hội truyền thống Việt Nam nhằm tưởng nhớ chiến công của Trần Khánh Dư đã oai hùng đánh thắng giặc Nguyên – Mông năm 1288 tại luồng Sông Mang (địa danh xưa), đồng thời cũng là lễ cầu được mùa của các cư dân xã đảo nơi đây.
Theo tục xưa, ngày 10 (âm lịch) là ngày “khóa làng” – nghĩa là người dân làng không được rời đi xa, ở lại làng và đón khách thập phương về để dự hội. Tiếp đến ngày 16 sẽ tiến hành dâng lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè (cách đình 1,5 km) về đình. Phần chính của hội diễn ra vào ngày 18 âm lịch. Vào ngày hội chính này, du khách lẫn người dân địa phương đều đồng loạt chờ mong cuộc đua thuyền giữa hai đội Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ (lấy từ tên hai giáp xưa của làng đảo) – một sự kiện văn hóa thể thao mang đậm nét truyền thống dân tộc. Đây là một cuộc thi bơi chải (hay người địa phương còn gọi là chèo bơi) giữa hai giáp, nhằm tái hiện và tưởng nhớ đến chiến công xưa.
Lễ hội kéo ngựa gỗ (Tp. Hải Phòng)
Hội kéo ngựa gỗ (hay còn được gọi là Xa Mã) thường được tổ chức vào ngày 10/6 (âm lịch) hàng năm tại xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng. Nhằm tưởng nhớ các thành hoàng cùng những người có công gầy dựng nên nơi đây; và để nhằm tạo ra một sân chơi hội họp cũng như rèn luyện thân thể bằng những trò chơi lành mạnh, mang tính tập thể cao.
Hội kéo ngựa gỗ còn có nghi lễ rước kiệu bay, luôn là một điểm nhấn để lại ấn tượng sâu sắc cho khách thập phương, và cả người dân sở tại qua mỗi mùa hội. Đây là một tục lễ gắn liền với nét đặc sắc trong đời sống tâm linh của con người xã Hoàng Châu, nhằm cầu cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho xã đảo.
Lễ hội Thanh Phước (Thừa Thiên, Huế)
Đây là lễ hội truyền thống Việt Nam diễn ra vào tháng 6 âm lịch hàng năm của Làng Thanh Phước, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm tưởng nhớ đến Kỳ Thạch phu nhân (nữ thần đá) và Thành hoàng của làng là ông Phan Niệm (người cùng các con theo vua Lê Thánh Tông vào đánh Chiêm Thành, thắng trận được phong danh). Hội Thanh Phước được xem là một đại lễ của địa phương, thường kéo dài trong 3 ngày, với ngày chính lễ rơi vào 22/6 (âm lịch). Và cứ ba năm (vào các năm Ngọ, Dậu, Tý, Mão) sẽ đặc biệt tổ chức thành đại lễ, quy mô lớn hơn các năm thường.
Ngày 21 (tức là ngày trước đại lễ) tổ chức những hoạt động vui chơi, trọng thể nhất là đua ghe, cạnh đó là rất nhiều trò chơi dân gian như nhảy bao bố, bóng chuyền, bóng đá, đua xa đạp chậm, thả vịt lội đua, kéo dây (nam, nữ), cỡi ngựa đốt pháo…Ngày 22 gọi là ngày chánh tế, có các lễ phơi bội, lễ cung nghinh (tại chùa Hoàng Phúc) theo nghi lễ cổ truyền. Ngày 23 sẽ cúng lại, cung nghinh Phật, các vị thành hoàng quay lại và đưa các bài vị, sắc phong về chùa trước khi lễ tất.
Lễ hội Kỳ Yên (Đồng Nai)
Lễ Kỳ Yên (Cầu an) là một trong những lễ hội chính ở các đình của Đồng Nai. Lễ thường diễn ra vào hai mùa xuân và thu hoặc gắn với những ngày liên quan đến đối tượng được thờ tự. Một số đình làng ở Đồng Nai tôn thờ những con người có công với làng xã thành những phúc thần của làng như: đình Bình Kính thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, đình Tân Lân thờ Trần Thượng Xuyên, đình Mỹ Khánh thờ Danh tướng Nguyễn Tri Phương, đình Tam Hiệp thờ anh hùng kháng Pháp Đoàn Văn Cự... Lễ Kỳ Yên tại các ngôi đình này thường lấy ngày mất của người được thờ để tổ chức. Trong phần hội, các ngôi đình lớn thường tổ chức sinh hoạt văn hóa rất phong phú: hát bộ, múa lân, đua thuyền, đấu võ, xô giàn….được nhiều người hưởng ứng, tạo nên không khí náo nhiệt.
Lễ hội Nhập Hạ (Sóc Trăng)
Hàng năm, cứ đến ngày 15/6 âm lịch (tháng Asat của đồng bào Khmer), người Khmer Sóc Trăng lại tổ chức lễ Nhập hạ, còn gọi là Bun Chôl Vô Sa, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình yên vui hạnh phúc; đồng thời dâng các vật dụng sinh hoạt cho các chư tăng tại chùa trong 3 tháng Nhập hạ. Lễ hội Nhập hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sư sãi và đồng bào Khmer, vừa tạo thời gian để sư sãi chuyên tâm học đạo, trau dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành, vừa tạo điều kiện cho người dân chuyên tâm lao động sản xuất, đạt năng suất cao trong mùa vụ. Ngoài ra, người Khmer Nam bộ còn có các hoạt động văn hóa – thể thao truyền thống khác mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng của như đua ghe ngo, đua bò.
Lễ hội Nghinh Ông (Bến Tre)
Lễ hội Nghinh Ông xã Bình Thắng, Bình Đại, Bến Tre được tổ chức từ ngày 15 -17/6 âm lịch hằng năm bao gồm các nghi thức: Túc yết, Nghinh Ông, tế tiền hiền và hậu hiền, lễ chánh tế và xây chầu - đại bội. Trong đó, nghi thức Nghinh Ông được xem là hoạt động quan trọng nhất của lễ hội, thu hút sự tham gia của rất nhiều ngư dân. Tập quán thờ cúng cá Ông đã tạo ra một lễ hội quan trọng trong đời sống người dân ven biển Bến Tre. Lễ hội Nghinh Ông là dịp để người dân làm nghề biển thư giãn, lấy lại thăng bằng tâm linh sau những ngày lao động vất vả, đồng thời tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật thiêng ở biển mà trong tâm thức của ngư dân có một niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông khi gặp tai nạn. Do vậy, lễ hội là ngày vui tưng bừng đối với người dân vùng biển.
Lễ hội Vàm Láng (Tiền Giang)
Hội Vàm Láng được tổ chức vào ngày 16/6 âm lịch tại Vàm Láng - một vùng của sông thuộc xã Khổng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Hội Vàm Láng (Hội Nghinh Ông) là lễ cúng cá Ông, là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, an khang. Khi hội diễn ra cả một vùng biển ầm ầm trong tiếng trống, tiếng kèn, tiếng máy và đặc nghẹt tàu thuyền, khung cảnh thật hoành tráng. Từ lúc này đến phần Hội, đoàn hát bội diễn các tích tuồng xưa. Dân làng thả sức xem hát, ăn uống, vui chơi suốt 2 ngày nữa. Trong mấy ngày lễ hội, tại Vàm Láng, diễn ra nhiều trò chơi, nhiều cuộc thi thể thao như: bóng chuyền, kéo co, bơi lội… làm cho không khí ngày hội thêm vui tươi, huyên náo.
Lễ hội Chùa Ông (TP. Hồ Chí Minh)
Chùa Ông, còn có tên khác là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán hiện (676 – 678 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh), ngôi chùa này có lịch sử hơn 200 năm do người Triều Châu và người Hẹ ở Triều Châu sang Việt Nam sinh sống thành lập. Chùa Ông thờ Quan Công có nguồn gốc ở Trung Quốc, ông được dân gian phong thánh biểu trưng cho trung, hiếu, tiết, nghĩa. Hằng năm, vào ngày 24/6 (âm lịch), chùa sẽ có đại lễ cúng Quan Đế – đây là lễ cúng quan trọng nhất trong năm tại nơi đây, bao gồm các hoạt động: lễ dâng hương, tắm tượng, múa lân, hát bội.
Lê Quỳnh (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành
08:47 | 18/07/2025 Văn hóa - Xã hội

"Việt Nam Bách Nghệ" tái hiện các làng nghề thủ công truyền thống Việt
13:45 | 17/07/2025 Văn hóa - Xã hội

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh
15:01 | 15/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
08:48 Tin tức

Làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng kỵ - Bắc Ninh
08:47 Nghiên cứu trao đổi

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành
08:47 Văn hóa - Xã hội