Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Làng rèn Hiền Lương hơn 500 năm tuổi

LNV - Nằm dọc bờ Bắc sông Bồ, làng Hiền Lương (xã Phong Hồ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn truyền thống. Hiền Lương là một làng không lớn nay thuộc xã Phong Hiền, huyện Phong Điền. Đất đai màu mỡ, xóm làng quần tụ đông đúc, kề ngay song lớn, giao thông tiện lơi và cách kinh đô Huế không xa là cơ sở thúc đẩy sự phát triển nhanh và liên tục của nghề rèn và làng mấy thế kỷ qua.
Qúa trình khai phá phát triển tổ chức làng xã

Theo Ô châu cận lục, Hiền Lương có tên là Hoa Lang – là một trong 53 xã của huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong. Hiền Lương là điểm tụ cư, dựng xóm lập làng sớm của các nhóm di dân từ Bắc vào tạo thành các cụm “làng đệm ven sông”. Cư dân Hiền Lương phát triển nghề thủ công luyện rèn sắt từ rất sớm của các nhóm di dân từ Bắc vào tạo thành các cụm “làng đệm ven sông”, nhưng xu hướng khai hoang, mở rộng đất đai cư trú và trồng trọt vẫn đặt ra thường xuyên.


Tổ chức làng xã từ thời Lê, Mạc đến đầu thế kỉ XX gồm hai bộ phận: hành chính và tư trị, tự quản. Bộ máy hành chính là ban Hương sự sau đổi thành Ngũ hương gồm: lý trưởng, hương bộ, hưởng bản, hương mục, hương kiểm. Dân định các phường cũng không được cử giữ chức vụ hành chính ở làng.
Xây dựng hương ước rất được làng quan tâm nhằm tạo nếp sống làng quê trong một “khuôn khổ”, tạo sự thống nhất và giúp cho việc tự quản, tự trị thêm hiệu quả. Hương ước cũng thể hiện sự điều hòa và tự điều chỉnh các mối quan hệ ở làng xã.

Quan hệ dòng họ: Các họ đầu tiên đến dung xóm lập làng ở Hiền Lương là Phan, Lê, Nguyễn và Võ. Sự phân biệt vị thứ các dòng họ có, nhưng không khắt khe, quan hệ họ hàng có phần lỏng lẻo hơn Phú Bài.

Sinh hoạt văn hóa ở Hiền Lương việc thờ cúng tổ nghề rất được coi trọng, mọi thành viên đều tham gia với tình cảm ghi ơn người tạo lập nên nghề. Bên cạnh nhờ thở tổ nghề, nhân dân Hiền Lương còn xây dựng đình, chùa, đền, miếu… thể hiện sự hỗn dung đan xen các tôn giáo tín ngưỡng.

Nghề rèn ra đời

Hiền Lương là một làng rèn sắt khá nổi tiếng trên dải đất miền Trung Trung bộ. Nghề luyện, rèn đã ra đời và phát triển ở đây từ nhiều thế kỷ nay cùng với dân cư khai phá lập làng.

Tổ sư dạy nghề cho làng là ngài Tây Nhạc Thiên Kim Thuận Đế, sau được gia phong Thái Lợi Chi Thần. Nhờ có nghề rèn mà người Hiền Lương bôn tẩu đi làm ăn, làm giàu khắp nơi. Ngày giỗ Tổ sư hàng năm vào ngày 18/2 âm lịch, người ở xa không về được thường họp nhau ở nhà Kỉnh trưởng để tưởng niệm, dâng hương bái vọng về cố thổ.


Các sản phẩm rèn được trưng bày tại Tổ đình làng nghề rèn Hiền Lương


Với sự ra đời và phát triển của tổ chức “hàng kỉnh” nhằm bảo lưu, giúp đỡ, truyền giữ các nghề rèn truyền thống, từ nửa sau thế kỷ XVI và nhất là thế kỷ XVII – XIX, nghề rèn Hiền Lương đã phát huy ảnh hưởng trên một địa bàn rộng lớn từ Quảng Trị đến các tỉnh phía Nam Trung Bộ. Hàng kỉnh là một dạng của hiệp hội ngành nghề ngày nay, nhưng đầm ấm, tình nghĩa hơn vì đa số thành viên đều là con dân, dâu rể của nghề rèn Hiền Lương.

Theo sử sách thì dưới triều Tây Sơn, nhiều thợ rèn Hiền Lương tham gia quân đội, rèn gươm giáo cho nghĩa quân Tây Sơn, trong số ấy có một người họ Hoàng được tuyển chọn để rèn gươm cho chủ soái Nguyễn Huệ.

Vào thời nhà Nguyễn, nhiều thợ rèn Hiền Lương có chân trong ngạch quan võ, Võ khố nha và Bách công Dạ tượng cuộc mà tên tuổi các ngài còn ghi trong sách sử hay trên quả chuông lưu tại chùa làng. Như ngài Trần Văn Đắc, một thợ rèn có nhiều công lao trong việc đào tạo thợ cho triều đình cũng như ngoài dân gian, được vua Minh Mạng đến vua Tự Đức ban cấp nhiều sắc bằng. Ngài Hoàng Văn Lịch, một thợ rèn Hiền Lương. Do trí thông minh và chịu khó nên việc học nghề sớm thành tài. Đầu triều Gia Long, ông được sung vào ngạch quân võ, thăng dần lên Cai đội, rồi Lãnh binh. Đến cuối triều Minh Mạng, theo lệnh vua ông đã trực tiếp chỉ huy chế tạo thành công ba chiếc tàu thuỷ chạy bằng hơi nước khác nhau và có tên: Yên Phi, Vân Phi, Vụ Phi. Hoàng Văn Lịch được xem là kỹ sư chế tạo tàu chạy bằng hơi nước đầu tiên của Việt Nam. Theo Hương phổ của làng, ngoài việc có công chế tạo tàu thủy, ông còn rèn được một loại gươm rất sắc bén, cây to một ôm, cũng có thể chém một nhát là đứt; và ông còn chế ra các thứ súng bắn bằng hơi chứ không phải bằng thuốc. Do công lao của mình mà ngài được vua Minh Mạng thụ phong tước Hầu, là một việc hiếm thấy. Đánh giá công lao của ông trong lịch sử đóng tàu thủy chạy bằng máy hơn nước của Việt Nam, trong đợt đặt tên đường phố lần thứ IV năm 2005, tên tuổi của Hoàng Văn Lịch đã được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế lấy để đặt cho một con đường ở vùng cảng Bãi Dâu, phường Phú Bình, thành phố Huế...

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều con dân Hiền Lương làm cách mạng, đem nghề rèn phục vụ kháng chiến cứu quốc trong ngành quân giới, súng đạn, hỏa xa tiêu biểu như các vị Hoàng Trình, Trương Công Cẩn, Hoàng Ngọc Diêu, Dương Phước Phùng…Có người như ông Trần Hữu Nam vừa hoạt động cách mạng vừa đem nghề rèn dạy cho người dân miền núi Thừa Thiên, nên được dân kính trọng gọi bằng danh xưng thân thương: “Ông Cu Đe”… Từ người thợ rèn đi làm cách mạng, về sau họ trở thành những tướng lĩnh, cán bộ trung, cao cấp của Đảng, quân đội, Nhà nước…

Kỹ thuật luyện rèn sắt: Thế kỷ đầu mới phát triển, người Hiền Lương biết tự luyện lấy sắt để rèn, dấu vết lò luyện và xi sắt còn gặp trên núi Động Lâm, Ồ Ồ. Thiết kế lò và kỹ thuật luyện sắt thô sơ, qui mô tổ chức đơn giản, bộ phận nấu sắt chưa tách rời các lò rèn. Rèn sắt là nghề phố biến của dân làng, chỉ cần từ 3 đến 4 người trên cơ sở hộ gia đình là có thể sản xuất được. Lò rèn của những thợ chuyện nghiệp có quy mô lớn hơn, hoạt động quanh năm, sản phẩm được người buôn vận chuyển đi bán. Phân công lao động chưa cao, phương thức hoạt động phân tán trên địa bàn rộng.

Buổi đầu, cư dân Hiền Lương tự luyện lấy sắt, khi nghề luyện sắt ở Phú Bài phát triển, người Hiền Lương sử dụng nguyên liệu sắt Phú bài, tập trung phát triển nghề rèn, tạo nên sự phân công tự nhiên, sự liên kết trong phát triển nghề giữa hai làng.

Dạy, học nghề rèn ở Hiền Lương mang tính cổ điển. Học xong, người thợ có thể đi mở lò rèn ở các làng khác hoặc gia nhập các tổ chức “hàng kỉnh” của thợ ràn làng mình để hành nghề.

Nghề rèn Hiền Lương trở thành ngành kinh tế chính, thu hút phần lớn lao động, thu nhập khá so với nghề nông, nên giữ vai trò quyết định trong đời sống dân làng. Nhiều thợ rèn, thợ đúc người Hiền Lương đã làm việc tại các tượng cục thuộc vũ khố của triều đình Huế đã có những đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của kỹ thuật công nghệ nước nhà lúc bấy giờ. Hoạt động trên một không gian rộng, nghề rèn Hiền Lương đã góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp và các ngành kinh tế khác từ Quảng Trị trở vào đến Khánh Hòa.

Tổ đình nghề rèn Hiền Lương - Nợi lưu giữ giá trị lịch sử, giáo dục

Nhớ ơn vị Tổ sư và các bậc tiền nhân đã dày công truyền dạy nghề rèn cho dân làng, vào cuối thế kỷ 18, dân làng đã thiết lập một ngôi nhà tranh, rước thần chủ vị Tổ sư nghề rèn vào thờ, sau này ngôi nhà tranh ấy đã trở thành Tổ đình nghề rèn Hiền Lương. Trải qua năm tháng, trên nền xưa cũ, ngôi Tổ đình nghề rèn cũng đã nhiều lần được dân làng sửa sang, từ nhà tranh thành nhà ngói. Kiến trúc theo kiểu truyền thống, chung quanh xây la thành bao bọc, trước dựng trụ biểu tạc câu đối tôn vinh, xây bình phong chắn chướng khí, đào hồ chữ nhật để thả cá, vừa trồng sen làm mát mùa hạ, vừa lấy nước phòng hỏa khi cần.

Ở nội điện Tổ đình, chính giữa thờ Tổ sư nghề rèn, văn tế hàng năm linh bái ngài Tây Nhạc Kim Thiên Thuận Đế, về sau triều Nguyễn lại gia phong Thái Lợi Chi Thần, cùng phối thờ liệt vị tiên sư. Tả hữu nội điện thờ tiên hiền, hậu hiền trong làng và những người có công với nghề rèn truyền thống.

Xuân thu năm hai lần tế bái, chánh giỗ ngài Tổ sư nhằm ngày 18/2 âm lịch hàng năm, con dân của làng và cả những học trò nghề rèn ở mọi miền đất nước thường trở về đây chiêm bái, tri ân Tổ sư nghề rèn và bao lớp thầy thợ ngày trước đã truyền dạy cho hậu thế cái nghề lương thiện “đứng đầu trong bách nghệ”, làm rạng danh ngôi làng và góp phần mở mang cơ nghiệp vững vàng của nghề cơ khí nước nhà hôm nay và cầu mong mọi điều tốt lành. Đồng thời cũng là một cách “bảo thủ hương phong”, lưu giữ những giá trị lịch sử, nhằm giáo dục cho các thế hệ mai sau về một làng nghề truyền thống của Thừa Thiên Huế trước những đổi thay của thời cuộc.

Với bề dày truyền thống và những đóng góp to lớn, làng rèn Hiền Lương đã được UBND tỉnh trao Bằng công nhận Làng nghề và Làng nghề Truyền thống.

Những năm gần đây, trong công cuộc đổi mới đất nước, rất nhiều người con của làng rèn Hiền Lương sống ở mọi miền Tổ quốc đã được phong “Nghệ nhân Bàn Tay Vàng” nhờ có kỹ năng nghề rèn – cơ khí tinh xảo, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Hiền Lương. Nhiều doanh nghiệp cơ khí của người Hiền Lương được thành lập và làm ăn phát đạt.

Bài, ảnh: Nhã Lam

Với bề dày truyền thống và những đóng góp to lớn, làng rèn Hiền Lương đã được UBND tỉnh công nhận Làng nghề và Làng nghề Truyền thống theo quyết định 971/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2016 về việc công nhận Làng nghề, Làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa

LNV - Nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh nơi con sông Cầu uốn khúc, làng Chóa nổi tiếng với nghề làm hương trám đen đã có từ lâu đời.
Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi

LNV - Thị xã Gò Công (Tiền Giang) là một trong những đô thị có bề dày văn hóa, lịch sử từ lâu đời. Tại đây, có làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công tuổi đời trên 100 năm hết sức nổi tiếng.
Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi

LNV - Làng nghề Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 1.000 năm. Nghề tạc tượng phật và làm đồ thờ bằng gỗ ở đây nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Bằng sự tài hoa, cái tâm với nghề, các nghệ nhân Sơn Đồng đã chế tác ra những sản phẩm điêu khắc tinh tế, độc đáo.
Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề

LNV - Để các làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, bên cạnh sự quan tâm của chính quyền địa phương thì các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) làng nghề cũng có vai trò quan trọng.
Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống

LNV - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, dù nhiều ngành nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một nhưng nghề làm nón lá ở TX Ba Đồn, Quảng Bình vẫn được duy trì và phát triển, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang

LNV - Bạc và các trang sức làm từ bạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nùng ở Hà Giang. Trong quan niệm của người Nùng, bạc là vật liệu thiêng có thể đuổi tà ma, gió độc, đồng thời là hồn cốt, là tập tục, nếu không đeo bạc, người Nùng không biết nguồn cội, không biết tổ tiên.

Tin khác

Cô gái trẻ đam mê với hát Then

Cô gái trẻ đam mê với hát Then

LNV - Chu Hải Hậu là cô gái dân tộc Tày hiện đang sinh sống tại xóm Suối Bốc, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, người đã âm thâm suốt 5 năm qua mở một lớp học hoàn toàn miễn phí cho các em học sinh và cả những người hâm mộ và yêu thích cây đàn Tính và điệu hát Then của dân tộc Tày. Tiếng đàn Tính ngân nga, lời hát Then tha thiết. Đây là thành quả sau nhiều tháng ngày tập luyện của Chu Hải Hậu và các em học sinh ở xóm nhỏ miền núi này.
Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan

LNV - Ngày 5/5/2023, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã Axan ra mắt mô hình Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm tại thôn Ki’nonh, xã Axan.
Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Ngày 19/5, tại Làng nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), UBND TP Cần Thơ tổ chức Lễ trao quyết định, giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho nghề làm bánh tráng Thuận Hưng.
Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật

LNV - Nghệ nhân Vũ Đình Ước hiện ở tại thôn 6 Trần Phú, xã Minh Tâm, huyện Thủy Nguyên, (TP Hải Phòng) được biết đến là người mê cây cảnh, phong lan, chim cảnh và thích sưu tầm cổ vật. Ông là nghệ nhân sinh vật cảnh, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp, dạy nghề cho lớp trẻ.
Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả

LNV - Nghệ nhân Bùi Doãn Giới (sn 1982) sinh ra trong gia đình có nghề truyền thống xếp mâm ngũ quả, tại thôn 8, xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng). Năm 20 tuổi, anh được bố là nghề nhân Bùi Doãn Thặng dạy nghề xếp mâm ngũ quả. Là nghệ nhân khéo nhất trong làng, anh được Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng trao tặng danh hiệu: “Bàn tay vàng”.
Đậm sâu gốm Kim Lan

Đậm sâu gốm Kim Lan

LNV - Kim Lan – theo nghiên cứu của nhà khảo cổ Nhật Bản Nishimura Masannari – có thể là làng gốm cổ được hình thành từ thế kỷ IX. Ngày nay, hơn 400 hộ sản xuất tại Kim Lan đang từng bước phục hồi sự hưng thịnh của làng gốm cổ với chất liệu đất đỏ độc đáo.
Có một nghề như thế…

Có một nghề như thế…

LNV - Có một nghề trước đây còn ít người biết đến nhưng hiện nay đã có nhiều người biết hơn đến nghề này. Mặc dù về tính chất nghề nghiệp thì nó vẫn rất thầm lặng không khác xưa là bao, dù ngay giữa thời điểm kinh tế thị trường đang phát triển và ồn ào như hiện nay!
Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống

LNV - Trước những thách thức với làng nghề thủ công truyền thống, TP. Hà Nội đã và đang hỗ trợ làng nghề xây dựng những điểm giới thiệu, bán và trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm lưu niệm...nhằm quảng bá tinh hoa làng nghề cũng như tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến với Thủ đô.
Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình

LNV - Nói đến xã Tức Tranh huyện Phú Lương ngoài đặc sản nổi bật của địa phương là vùng chè Khe Cốc thì bà con xã Tức Tranh không thể không nhắc đến một điệu múa rất nổi tiếng của đồng bào Sán Chay ở xóm Đồng Tâm. Đó là vũ điệu Tắc Xình, năm 2014 đã được Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"

LNV - Vĩnh Phúc hiện có 27 làng nghề đã được công nhận. Sự phát triển của các làng nghề đã và đang góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội (KT - XH) trên toàn tỉnh.
Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ

LNV - Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Trịnh Thị Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, truyền cảm hứng cho nhiều người.
Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế

LNV - Như thường lệ, cứ mỗi cuối tuần tôi lại thong dong cùng chiếc xe gắn máy cũ kỹ của mình rong ruổi những vùng miền từ nội thành đến ngoại thành Hà Nội, cho đến các tỉnh thành cận kề thủ đô từ Bắc Ninh, Bắc Giang cho đến Hưng Yên, Hải Dương… Mỗi vùng đất là những trải nghiệm lý thú, độc đáo từ nét văn hoá địa phương. Và điểm đến của tôi trong một sáng cuối tuần giữa tháng 3 chính là làng nghề múa rối nước Đào Thục, thuộc huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu

LNV - Hơn 60 năm gắn bó với khung cửi, nghệ nhân H’Bạch (73 tuổi), bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã truyền nghề đệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ con và cháu. Đến nay, nghề dệt không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình bà, gắn kết tình thân. Hiếm có gia đình nào giữ được nghề truyền thống như gia đình nghệ nhân H’Bạch.
Giữ gìn nghề làm giấy dó Đống Cao

Giữ gìn nghề làm giấy dó Đống Cao

LNV - Nghề làm giấy dó ở làng Đống Cao (Bắc Ninh) có tuổi đời khoảng 800 năm. Hiện ở Đống Cao chỉ còn vài gia đình theo nghề này với mong muốn giữ gìn nghề truyền thống của ông cha để lại.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã

Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã

LNV - Trong những năm qua, nhiều thanh niên ở Hải Phòng đã mạnh dạn đứng ra thuê lại đất nông nghiệp không canh tác của nông dân để quy hoạch vùng sản xuất tập trung.
Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm

Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm

LNV - Để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng, nhiều địa phương đã và đang tập trung vào phân loại sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024

LNV - Cục Công Thương địa phương đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024.
Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa

LNV - Nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh nơi con sông Cầu uốn khúc, làng Chóa nổi tiếng với nghề làm hương trám đen đã có từ lâu đời.
Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi

LNV - Thị xã Gò Công (Tiền Giang) là một trong những đô thị có bề dày văn hóa, lịch sử từ lâu đời. Tại đây, có làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công tuổi đời trên 100 năm hết sức nổi tiếng.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động