Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội: “Giữ lửa” nghề rèn truyền thống Đa Sỹ

LNV - Những gia đình ở làng nghề rèn Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông (Hà Nội) không chỉ góp phần giữ lửa nghề rèn, mà còn giữ lửa gia đình, cùng nhau vun đắp tổ ấm và làm việc, kiếm tìm niềm vui trong nghề rèn truyền thống.
Nghề cha truyền con nối

Làng Đa Sỹ là một trong những làng nghề rèn nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Các sản phẩm làng rèn Đa Sỹ không quá cầu kỳ, chủ yếu là dao, kéo và các loại đồ gia dụng kim khí. Các loại sản phẩm của làng nghề tỏa đi khắp mọi miền, phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân. Nhờ có làng nghề mà đời sống nơi đây luôn ổn định, nhiều gia đình có kinh tế xây dựng nhà cửa, có điều kiện nuôi dạy con cái trưởng thành.

Hiện nay, làng nghề truyền thống Đa Sỹ có hơn 1.000 hộ gia đình đang duy trì nghề rèn dao kéo là chủ yếu và tất cả các lò đều có phụ nữ tham gia làm công việc vất vả này. Lò rèn của vợ chồng ông Nguyễn Bá Phúc, 57 tuổi và bà Nguyễn Thị Hương, 50 tuổi lúc nào cũng đỏ lửa từ sáng sớm đến tối muộn. Hai vợ chồng ông Phúc đều là người gốc Đa Sỹ, được tiếp cận với nghề truyền thống từ tấm bé do cha ông truyền lại. Ông Phúc kể, đến nay ông đã làm nghề rèn được 44 năm, từ năm 13 tuổi ông Phúc theo bố và các chú học nghề.


Thông thường, để làm ra sản phẩm dao hoàn chỉnh, thép nhà ông Phúc được nung trong lò khoảng 1-2 phút. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nếu không cẩn thận sẽ bị bỏng lửa. Đối với ông Phúc, thực hiện công đoạn mài tạo hình lưỡi dao lại là công đoạn khó hơn vì nếu không có kinh nghiệm lưỡi dao sẽ không sắc, dễ biến dạng khi sử dụng. Bà Hương, vợ ông Phúc cho biết, công việc rèn dao này đòi hỏi cần có 2 người cùng làm để đảm bảo chất lượng và cùng nhau tạo ra những sản phẩm sắc bén để cung cấp ra thị trường. Trong khi người chồng đứng lò, trực tiếp quai đe búa thì vợ là người thực hiện công đoạn cắt tỉa phần thép thừa và mài dao.

Công việc tuy vất vả nhưng bởi tình yêu nghề to lớn và đã quen gắn bó từ lâu nên đây không chỉ là một công việc kiếm sống mà còn là nét văn hóa truyền thống cha ông để lại đã hằn sâu vào máu thịt, tâm trí người dân làng rèn Đa Sỹ.

Vợ chồng cùng nhau “giữ lửa” nghề

Mỗi lò rèn ở Đa Sỹ phần lớn đều do vợ chồng cùng nhau lao động sản xuất. Vợ chồng ông Phúc, bà Hương cưới nhau từ năm 1994, đến năm 1996 cả hai vợ chồng được bố mẹ cho ra ở riêng và hỗ trợ nhau sản xuất, giữ lửa nghề rèn của gia đình. Gắn bó với nhau gần 30 năm, trải qua bao khó khăn, vất vả của cuộc sống, có những lúc tưởng chừng như không thể tiếp tục, nhưng chính việc cùng nhau làm nghề rèn đã giúp vợ chồng bà Hương thêm thông cảm, thấu hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn. Sinh ra ở làng nghề, từ nhỏ cũng đã biết nghề nhưng khi lấy chồng, công việc rèn dao mới chính thức “bén duyên” với bà Hương. Chồng bà chính là người đã giúp bà nâng cao tay nghề và truyền lửa niềm yêu thích công việc rèn vốn quen thuộc và hợp với đàn ông hơn.

Bà Hương tâm sự, nghề này đàn ông làm là chính, là phụ nữ nên cũng bị hạn chế nhiều về sức khỏe vì quanh năm phải tiếp xúc với khói than độc hại, tiếng ồn lớn nên tai bị ảnh hưởng rất nhiều. Bàn tay người phụ nữ vốn phải mềm mại thì nay nghề rèn khiến đôi bàn tay của họ bị chai sạn đi nhiều, mái tóc đen óng ả cũng chẳng có dịp thả ra. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, ngồi bên bếp than lửa nóng với tiếng đe, tiếng búa gõ chan chát, mồ hôi chảy đầm đìa dẫu có 3 chiếc quạt ngày ngày vẫn hoạt động với công suất lớn nhất.

Đôi bàn tay của người phụ nữ Đa Sỹ vừa mạnh mẽ vừa vô cùng khéo léo trong việc mài dao, tạo hình sản phẩm. Dù có những lúc bị bỏng, bị đứt tay nhưng những khó khăn ấy đều được những “bông hồng thép” ở đây vượt qua tất cả. Nghị lực phi thường ấy một phần lớn được thôi thúc, tiếp sức nhờ những người chồng như ông Phúc luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ vợ. Làm nghề rèn phải uống nước thường xuyên, những quãng nghỉ giữa ngày hè nóng như đổ lửa, ông Phúc đều pha cho vợ cốc nước chanh, nước cam mát lạnh mà vợ vẫn thích để giải tỏa bớt thời tiết khắc nghiệt của mùa hè. Vất vả nhưng vợ chồng ông cũng không quên dành cho nhau những lời quan tâm có cánh như thuở mới yêu...
Công việc rèn nặng nhọc đối với người dân làng nghề nói chung và đặc biệt với người phụ nữ. Nhưng chính tình yêu thương chân thành của vợ chồng ông Phúc, bà Hương dành cho nhau mà bếp than lò rèn vẫn luôn sáng rực như tình yêu của đôi vợ chồng ấy. Bà Hương trải lòng, dù công việc có khó khăn nhường nào nhưng chỉ cần vợ chồng cùng tiếp sức mạnh cho nhau, chăm chỉ làm việc thì cuộc sống sẽ vui vẻ, hạnh phúc, “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

Cách nhà ông Phúc, bà Hương khoảng 50 mét là gia đình vợ chồng ông Lê Văn Tiến, 1965 và bà Nguyễn Thị Thanh (1965). Cũng trải qua khó khăn và vất vả như vậy, nhưng vợ chồng ông Tiến vẫn lạc quan, tích cực cống hiến cho làng nghề rèn. Đặc biệt, vợ chồng ông luôn kề vai sát cánh hỗ trợ nhau làm việc, chồng làm thợ chính còn vợ phụ giúp những công đoạn đơn giản hơn. Ông Tiến quan niệm, chỉ cần mình có tình yêu nghề và nguồn sức mạnh là người vợ tần tảo luôn bên cạnh, mọi khó khăn sẽ đều dễ dàng vượt qua. Còn bà Thanh cho biết, nhiều người phải đi làm xa chồng con, còn mình được làm việc cạnh chồng nên công việc sẽ bớt căng thẳng thậm chí còn mang lại sự hạnh phúc trong chính nghề rèn bình dị mình đang làm.

Mỗi ngày họ cùng nhau sản xuất được 50 sản phẩm, bán buôn với giá khoảng 70-80 nghìn đồng và phân phối đến chợ Đồng Xuân và các tỉnh thành lân cận. Với tay nghề sẵn có của những người thợ làng nghề làng rèn Đa Sỹ cùng với tình cảm gia đình gắn bó keo sơn của họ, hy vọng rằng nghề rèn nơi đây sẽ tiếp tục phát triển, mang đến kế sinh nhai cho người dân để tạo động lực giúp họ sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân.

Những cặp vợ chồng như ông Phúc - bà Hương, ông Tiến - bà Thanh là những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo, góp phần giữ gìn làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ và hơn hết là họ đã cùng nhau “giữ lửa” hạnh phúc gia đình trong mọi thử thách của cuộc sống.

Bài, ảnh: Hà Lan

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.

Tin khác

Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

LNV - Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…
Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

LNV - Ở Đắk Nông không thể không nhắc tới nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê Ban (sinh năm 1959), dân tộc Ê đê, buôn Nui, xã Tâm Thắng (Cư Jút). Không những biết đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, ông Y Sim còn sử dụng thuần thục và chế tác nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Ê đê như đàn gung, đàn bruốt, đinh năm, đinh tuốt, tù và, trống...
Nghề nuôi vẹm xanh

Nghề nuôi vẹm xanh

LNV - Vẹm xanh là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, được liệt vào danh sách những loại hải sản hỗ trợ và điều trị được rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, vẹm xanh còn là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

LNV - Hội An từ lâu đã nổi tiếng với những giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi những ngôi nhà cổ kính, những con đường đèn lồng lung linh huyền ảo mà còn bởi dịch vụ may đo áo dài lấy ngay tinh tế và ấn tượng.
Khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong Phố” với câu chuyện nghề làm da giầy truyền thống

Khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong Phố” với câu chuyện nghề làm da giầy truyền thống

LNV - Ngày 9/4, quận Hoàn Kiếm (Thành phố Hà Nội) khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong phố” với câu chuyện về nghề làm da giầy tại Đình Phả Trúc Lâm (40 phố Hàng Hành), phường Hàng Trống.
Thanh Hoá: Đau đáu hồi sinh làng nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu

Thanh Hoá: Đau đáu hồi sinh làng nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu

LNV - Đã có thời điểm, hai bên bờ sông Chu (đoạn qua huyện Thiệu Hóa) có hàng trăm bãi dâu xanh mát cùng với làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô (nay sáp nhập thành thị trấn Thiệu Hóa) rộn ràng tiếng thoi dệt lụa. Nhưng những năm gần đây, thành phẩm tơ tằm giảm giá quá nhanh, khiến nhiều gia đình phải bỏ nghề.
Trải nghiệm làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Trải nghiệm làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

LNV - Trước đây, tôi thường thấy trên truyền thông hình ảnh những bó tăm hương đầy màu sắc xanh, đỏ, vàng, tím được nhiều chị em mặc áo dài chụp lại những bức ảnh ở Huế. Hình ảnh thân thương đó đã gây ấn tượng mạnh đối với tôi về hình ảnh đậm nét văn hoá truyền thống với nhiều sắc màu. Qua tìm hiểu và được người bạn giới thiệu, tôi đã biết đến làng nghề truyền thống làm tăm hương Quảng Phú Cầu thuộc huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội. Làng nghề chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 40 km, thuận tiện việc đi lại bằng xe máy, xe bus…
Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh mới

Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh mới

LNV - Các làng nghề ở Thanh Hóa không chỉ tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho người dân mà còn giữ trò quan trọng trong bảo tồn gìn giữ không gian, cảnh quan làng nghề, nét đẹp văn hóa truyền thống...
Phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề tại  điểm du lịch Dương Xá Gia Lâm, Hà Nội

Phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề tại điểm du lịch Dương Xá Gia Lâm, Hà Nội

LNV - Nghề chế biến hành tỏi phát triển, thôn Thuận Quang, Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội trở thành thủ phủ hành tỏi lớn cả nước, bảo đảm sự tăng trưởng ổn định, lâu dài, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giầu - đẹp.
Làng nghề nước mắm Hơn hai trăm năm

Làng nghề nước mắm Hơn hai trăm năm

LNV - Làng Sa Châu xã Giao Châu, huyện Giao Thủy xưa nay nổi tiếng với nghề làm nước mắm thủ công truyền thống. Chưa đến cổng làng, mùi mắm dậy lên thơm phức, những chum vại, những chai nước mắm màu cánh gián kích thích bất kỳ ai ngang qua.
Thái Bình: Nghề thủ công truyền thống đa dạng

Thái Bình: Nghề thủ công truyền thống đa dạng

LNV - Là một vùng đất nông nghiệp sớm phát triển, đông dân như tỉnh Thái Bình thì nghề và làng nghề thủ công phát triển là một tất yếu khách quan. Nghề thủ công truyền thống ở Thái Bình khá đa dạng. Đến năm 1945, có khoảng hơn 20 nghề thủ công đang thịnh đạt ở Thái Bình, trong đó có 10 nghề tiêu biểu với những sản phẩm từng được giới tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích.
Đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường lớn

Đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường lớn

LNV - Thanh Hóa là tỉnh có lực lượng lao động dồi dào, rất thuận lợi trong việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền của tỉnh đã quan tâm tới nhiệm vụ duy trì phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp như ban hành các chính sách và các quy định về hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Xây dựng thương hiệu "Vương quốc lát Càng Long" tỉnh Trà Vinh

Xây dựng thương hiệu "Vương quốc lát Càng Long" tỉnh Trà Vinh

LNV - Hơn mười năm trước, nhận thấy cây lúa trên vùng đất nhiễm phèn kém hiệu quả, giá cả lại bấp bênh, trong khi ngành thủ công mỹ nghệ đan lát đang phát triển mạnh, nên Trà Vinh vận động người dân chuyển sang trồng cỏ lát để cung ứng nguyên liệu và hướng tới lập làng nghề. Thời gian qua, tỉnh cũng đã tập trung xây dựng, quảng bá thương hiệu nhằm tạo đòn bẩy thúc đẩy sản phẩm từ cây lát phát triển. Tuy nhiên, lâu nay, việc xây dựng thương hiệu cho cây lát của tỉnh vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Làng nghề dệt đũi Nam Cao hơn 400 năm tuổi

Làng nghề dệt đũi Nam Cao hơn 400 năm tuổi

LNV - Nằm cách thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) hơn 10 cây số, làng dệt đũi Nam Cao (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) những năm gần đây thu hút du khách trong nước và quốc tế tới tìm hiểu, trải nghiệm một nghề thủ công truyền thống lâu đời, còn bảo lưu những nét văn hóa riêng có của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Làng dệt đũi Nam Cao đến nay đã có tuổi đời hơn 400 năm.
Thanh Hóa: Phát triển nghề mây tre đan

Thanh Hóa: Phát triển nghề mây tre đan

LNV - Một trong những nghề thủ công truyền thống xuất hiện tại các làng quê, sản xuất các sản phẩm phục vụ cho đời sống hằng ngày của người dân như rổ, thúng, mẹt... Bằng sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người dân, các sản phẩm càng ngày càng cải thiện về chất lượng, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc... có tính ứng dụng cao, phục vụ cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như giỏ đựng đồ, túi xách, khay đựng ấm chén, giá treo, chụp đèn, giỏ hoa...
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự ki
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

LNV - Sáng ngày 16/4, Cục XTTM tổ chức thành công Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 theo hình thức hybrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) tại Hà Nội, cùng với hoạt động bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động