Làng khoa bảng Yên Hoà
Kẻ Cót xưa và Yên Hoà ngày nay (gồm hai làng cổ: Hạ Yên Quyết và Thượng Yên Quyết) là một vùng đất học nổi tiếng chốn kinh kỳ nhiều đời nay với nhiều dòng họ có công lao đóng góp lớn, đã làm nên những danh thơm Khoa bảng, đã cất lên bao trí thức tài danh thời hội nhập, như mạch nguồn chảy mãi. Đó là hai mươi tiến sĩ được ghi danh trên 82 văn bia ở văn miếu Quốc Tử Giám. Đó là nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và hàng nghìn thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân… là những con số biết nói, là chứng nhân cho một hành trình dài có sự nối tiếp của truyền thống khoa bảng ngàn năm, của chính sách khuyến học khuyến tài thời hội nhập. Yên Hoà luôn tự hào cuộn chảy trong mình mạch nguồn của vùng đất Tứ danh hương.
![]() |
Chùa Làng Cót (tức làng Hạ Yên Quyết) phường Yên Hoà |
Ngay từ xa xưa, người dân Yên Hoà đã nổi tiếng vì chăm lo việc học hành khoa cử để tuyển chọn người tài ra gánh việc nước. Có “quan văn chương” trông nom việc học, có “văn chỉ” để thờ đạo học, có “độc thư điền” - ruộng học để biếu người đỗ đạt, Yên Hoà được vinh danh là một trong hai mươi làng khoa bảng điển hình của Việt Nam và là một trong năm làng khoa bảng nổi tiếng của đất kinh kỳ Thăng Long xưa. Qua bao triều đại, đến nay những người con Yên Hoà vẫn giữ gìn, phát huy được danh thơm đó.
Người dân nơi đây luôn coi trọng việc học, lấy việc học tập là đích phấn đấu để tôn vinh truyền thống mà các lớp tiền nhân để lại. Trong giai đoạn hiện nay, Yên Hoà đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Như một sự gìn giữ nếp học xưa, từ lâu danh hiệu “Làng khoa bảng”, “Đất danh hương” đã trở thành niềm tự hào của mỗi người dân Yên Hoà, là động lực để phát huy sự hiếu học vốn có. Truyền thống khoa bảng làm điểm tựa cho công tác khuyến học, khuyến tài Yên Hoà. Từng bước đưa vào chương trình giáo dục phổ thông để giáo dục, khơi dậy, giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, gia tộc, dòng họ, quê hương.
![]() |
![]() |
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Làng khoa bảng - Đất Tứ Danh Hương” cho học sinh |
Dựa theo các tài liệu biên soạn cho thấy, làng Hạ Yên Quyết xưa (phường Yên Hoà ngày nay) là một vùng đất cổ, địa linh nhân kiệt. Đầu tiên về lập làng có 4 dòng họ: Nguyễn, Hoàng, Quản, Doãn, sau đó đến Trần, Phạm, Lê, Ngô. Về sau, các dòng họ khác nối tiếp nhau định cư xây dựng nên làng khoa bảng Hạ Yên Quyết, được vang danh “Tứ danh hương: Mỗ, La, Canh, Cót”.
Dòng họ cụ tổ Nguyễn Vân Sơn ở làng Hạ Yên Quyết từ xa xưa luôn đặt nền nhân, nết nghĩa, lấy việc học làm trọng thành truyền thống, cốt lõi của Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Tại nhà thờ họ có 17 câu đối, qua thế phả dòng họ, con cháu đời sau tự hào tổ tiên: Đức cao - vọng trọng làm nên sự nghiệm vinh hiển.
Dòng họ khoa bảng Nguyễn Như Uyên là một dòng họ đông dân nhất làng Hạ Yên Quyết và có truyền thống khoa bảng. Dòng họ Nguyễn Quang Minh cũng đã có đóng góp một phần không nhỏ để làng Cót trở thành một làng khoa bảng ven đê. Dòng họ Nguyễn Giáp Hạ đã có mặt ở vùng đất này từ những buổi đầu sơ khai và rất chú trọng đến việc học hành thi cử. Ngoài ra, dòng họ Nguyễn Quang, Nguyễn Công, Nguyễn Văn, Nguyễn Thế, Nguyễn Đình, dòng họ Lê Công, cũng có nhiều công lao trên địa bàn phường để làm nên làng khoa bảng, đất danh hương Yên Hoà.
Dòng họ Hoàng ở Hạ Yên Quyết là một trong những dòng họ lớn, có từ lâu đời. Dòng họ luôn giữ được truyền thống hiếu học, có nhiều người tài giỏi, giúp dân, giúp nước. Dòng họ Quản là một dòng họ khoa bảng, học vấn cao, tài trí, thông minh có nhiều chức sắc trong các triều đình phong kiến. Bên cạnh đó, dòng họ Trần, dòng họ Tô, dòng họ Kim cùng nhiều dòng họ khác đến nơi này định cư sinh sống rất lâu đời và đã có công lao xây dựng quê hương Yên Hoà ngày nay thành đất “Tứ danh hương”, làng “Khoa bảng”, luôn động viên con cháu chăm ngoan học tập.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Tâm huyết phục dựng lồng đèn trung thu truyền thống của cô gái trẻ
16:23 | 29/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc
20:20 | 28/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi thư chúc các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023.
08:45 | 27/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Một số lễ hội độc đáo ở Lai Châu
08:45 | 27/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Nhà hàng Minh Công - Niềm tin của người tiêu dùng
20:27 | 25/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Tháng 7 chi ân
20:26 | 25/09/2023 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân
Tin khác

Nét đặc sắc của ẩm thực Huế
08:44 | 25/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Trung thu nét đẹp truyền thống của người Việt
08:44 | 25/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Triển lãm tranh mỹ thuật mang tên “Chơi”
08:59 | 22/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Thành Tuyên chính thức diễn ra từ ngày hôm ngay 20/9/2023 đến hết ngày 27/9/2023
08:56 | 21/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Bộ Y tế đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với thuốc hiếm
20:56 | 19/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Quê hương đổi mới
11:22 | 13/09/2023 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại lễ hội Trung thu 2023
10:33 | 12/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Nhớ mùa trung thu năm ấy
09:16 | 11/09/2023 Văn hóa - Xã hội

“Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
09:15 | 11/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Ngày hội văn hoá các dân tộc miền trung
14:21 | 08/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Bánh cuốn ngọt miền Tây
09:34 | 07/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Người trẻ nặng lòng với truyền thống lịch sử dân tộc
09:33 | 07/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Xôi cốm - món quà thanh tao của người Hà Nội
15:18 | 06/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc xã Hoà Lâm
15:17 | 06/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Huyện Lý Nhân (Hà Nam) : Thôn Cát Vinh, xã Công Lý khánh thành Nhà Văn hóa chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh 2/9.
16:32 | 04/09/2023 Văn hóa - Xã hội



Thừa Thiên Huế: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch vùng năm 2023
20:00 Tin tức

Hội thi Thư pháp chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam
17:59 Tin tức

Tâm huyết phục dựng lồng đèn trung thu truyền thống của cô gái trẻ
16:23 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh
16:22 OCOP

Du lịch làng nghề - Hướng đi mới của Phú Xuyên trong xây dựng nông thôn mới
16:21 Nông thôn mới










