Lâm Hữu Tặng - Say mê với tình yêu vọng cổ
Tác giả Lâm Hữu Tặng và NSƯT Thu Vân
Năm 2006, Tặng nhập học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành văn học. Vốn say mê cải lương từ nhỏ, anh vẫn duy trì thói quen sáng tác vọng cổ tuy nhiên chủ yếu tự mày mò, chưa thật sự bài bản và nắm chắc nhịp điệu, cấu trúc. Thậm chí khi học Thạc sĩ (2014 - 2017), anh cũng làm luận văn liên quan đến cải lương với đề tài “Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong sáng tác vọng cổ của soạn giả Viễn Châu”.
Trong một dịp đến Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH) xem các thí sinh dự thi, tặng được giới thiệu đến học hát tại lò cổ nhạc gần chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh). Năm 2010, nhờ soạn giả Võ Tử Uyên kết nối, anh có dịp tham gia chuyến đi thực tế tại thị xã Phước Long (Bình Phước).
Chương trình do Đài Phát thanh– Truyền hình Bình Phước (nay là Đài Phát thanh – Truyền hình và Báo Bình Phước) tổ chức. Cũng sau chuyến đi thực tế ở thị xã Phước Long, anh cho ra mắt tác phẩm “Ngoại ơi!”. Đây cũng là bài ca cổ đầu tiên của tặng được chọn biểu diễn tại chương trình “Những dòng sông hò hẹn” vào tháng 3/2010. Đến tháng 2/2011, Lâm Hữu Tặng chính thức trở thành biên tập viên của phòng văn nghệ Đài Phát thanh – Truyền hình
Bình Phước.
Chia sẻ những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, anh cho biết, “Ngoại ơi! là sáng tác đầu tiên của Tặng được xuất hiện trên sóng truyền hình trực tiếp. Bài hát do nghệ sĩ Võ Minh Lâm trình bày với nội dung nói về quê hương Phước Long (Bình Phước). Đến năm 2013, mình lại được dịp tham gia chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” và càng có nhiều người biết đến. Năm 2016, vở cải lương ngắn “Tìm lại cội nguồn” do Tặng sáng tác và biên tập cũng đạt bằng khen trong Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 36. Tác phẩm do Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Phước (BPTV) đăng ký tham gia dự thi,… ”
Lâm Hữu Tặng chụp ảnh cùng Nghệ sĩ Trinh Trinh và Linh Tâm
Đầu tháng 3/2022, anh chia tay BPTV để chuyển sang kinh doanh. Ở lĩnh vực mới, môi trường mới, tưởng chừng sẽ có nhiều khó khăn ảnh hưởng đến niềm đam mê sáng tác của anh. Tuy nhiên, Tặng tâm niệm, đây là bước thay đổi tích cực để bản thân trải nghiệm cuộc sống, từ đó có thêm nhiều chất liệu quý phục vụ quá trình sáng tác.
Công việc sáng tác và kinh doanh là hai phạm trù khác nhau nhưng lại giúp anh “đời” hơn, giàu chiều sâu hơn trước. “Âm nhạc gắn liền với hơi thở thời đại, tuy nhiên đừng quá khô khan, cứng nhắc. Theo tôi, việc đưa hơi thở thời đại vào âm nhạc là điều tốt nhưng người sáng tác cần “mềm hóa” bằng những câu chuyện cảm động” - Tặng chia sẻ.
Năm 2022, anh vinh dự được chuyển thể cải lương cho vở kịch “Dạ cổ hoài lang” (kịch bản cố NSƯT Thanh Hoàng) tại chương trình “Liên hoan cải lương toàn quốc 2022”. Mặc dù lần đầu tiên tham dự sự kiện quy mô toàn quốc, anh vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ và giúp các nghệ sĩ biểu diễn đạt 4 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Kết quả này giúp Tặng có thêm động lực cố gắng và gắn bó hơn nữa với niềm đam mê sáng tác.
Tính đến nay, số lượng tác phẩm Lâm Hữu Tặng sáng tác và được trình diễn lên đến gần 300 bài. Từng là một cán bộ Đoàn, đảng viên trẻ hoạt động trong đơn vị tuyên truyền, những đề tài anh sáng tác thường ca ngợi đất nước, con người, nêu cao lý tưởng và hoài bão của thanh niên trong thời đại mới. Bao gồm gia đình, tình yêu, lý tưởng xây dựng và phát triển kinh tế quê hương,…
“Hạnh phúc với đam mê” là câu nói Lâm Hữu Tặng muốn gửi gắm đến các bạn trẻ đang có suy nghĩ lựa chọn và theo đuổi nghề. Anh thầm cảm ơn cải lương đã mang đến những điều tuyệt vời cho bản thân. Đồng thời, anh khẳng định sẽ lấy đó làm động lực cố gắng phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới.
Bài, ảnh: Huỳnh Kha
Tin liên quan
Tin mới hơn

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân