Lai Châu: Bản Sin Suối Hồ mô hình du lịch cộng đồng
Dù mới có tên trên bản đồ du lịch vào năm 2013, nhưng cũng khá nhiều người biết rằng Sin Suối Hồ đang là địa danh không thể bỏ qua của du khách quốc tế cũng như khách du lịch trong Nam ngoài Bắc khi đặt chân đến vùng Phong Thổ tỉnh Lai Châu.
Trước kia, người H’mông ở đây sống cực kỳ lay lắt. Trừ trẻ em ra thì hầu hết người dân bản Sin Suối Hồ đều nghiện thuốc phiện. Cơm không đủ no, quanh năm chỉ sống cùng ngô, khoai, măng, sắn và những cây, củ, quả kiếm được trong rừng. Theo anh Hảng A Xà thì bữa cơm gạo trắng với người dân bản được quý như vàng. Ăn không có nhưng thuốc phiện thì không thể thiếu. Họ đãi khách bằng thuốc phiện, trao đổi hàng hoá, sinh hoạt hàng ngày bằng thuốc phiện và nghe nói họ nộp thuế cũng bằng thuốc phiện vì trong nhà họ không có gì đáng giá nữa.
Nhớ mùa mưa năm 2008, có đoàn du khách người nước ngoài đi “phượt”, khi qua bản gặp lúc trời mưa to, họ vào bản xin trú nhờ. Cả đoàn khách 6, 7 người được chủ nhà mời rượu, nấu nướng cho ăn, khi đoàn khách trả tiền thì chủ nhà nhất định không nhận, coi như làm cơm đãi khách. Nhận thấy vùng đất này không khí trong lành, cảnh đẹp như mơ, người dân bản thân thiện, thơm thảo, hiếu khách như thế. họ truyền tai nhau, giới thiệu rộng rãi cho các đoàn khách quốc tế khác biết đến địa danh này.
Ý thức được trách nhiệm của lớp trẻ với cuộc sống bản làng, anh Hảng A Xà với trình độ học vấn mới lớp 5 trường bản, nhưng là người dám nghĩ dám làm. Anh đã cùng trưởng bản Vàng A Chỉnh vận động người dân quyết lòng cai nghiện. Họ đưa nhau vào rừng sâu, cách ly cuộc sống thường nhật, chịu đói, chịu khổ để cai nghiện bằng được. Đến năm 2013 cả bản đã cai được tới 90 % và đến năm 2014 thì cả bản Sin Suối Hồ không còn ai nghiện nữa.
Vàng A Chỉnh và Hảng A Xà là hai người tiên phong trong giấc mơ làm du lịch cộng đồng, để cùng dân bản thoát nghèo. Trưởng bản Vàng A Chỉnh đã hiến gần 1.000m2 đất để làm chợ phiên truyền thống của người H’mông. Họ bán những sản vật của địa phương như hoa, măng rừng và những cây thuốc quý, giao thương hàng hoá với các vùng lân cận để phục vụ khách du lịch.
Các anh còn vận động bà con góp vốn làn đường, làm cổng làng, cổng nhà, tân trang nhà cửa, trang trí nội thất bằng những bộ bàn ghế tự đóng từ những nguyên liệu sẵn có trong rừng. các lọ hoa cũng được cắm hoàn toàn là hoa tươi, không dùng hoa nhựa, hoa giả. Các quán ăn cũng không dùng đồ nhựa mà chỉ dùng đồ làm bằng tre, nứa, gỗ rừng.
Nhà của trưởng bản Vàng A Chỉnh nằm dưới một con dốc dài thoai thoải. Ven đường anh thiết kế mô hình tiểu cảnh có cối giã gạo, có guồng cọn nước,… Dòng nước được chảy vào chong chóng làm nó quay tít, họng nước còn được rót vào cần cối giã gạo tạo nên những nhịp chày nghe rất vui tai, vui mắt.
Trong ngôi nhà ba gian của anh, gian giữa là phòng tiếp khách có treo những tấm huy chương thể thao. A Chỉnh cười hồn nhiên nói: Em được huy chương môn đẩy tạ! Thảo nào tôi thấy câu ta cao to hơn những chàng trai mà tôi gặp trong bản. Hai gian bên, A Chỉnh làm Homestay cho du khách ở, với gường đệm trắng tinh. Lại có cái sân lớn rợp bóng cây rừng để làm chỗ ăn cho du khách. Đi qua cái sân lớn là cây cầu nhỏ, để khách ra tham quan cối giã gạo bằng sức nước có mái che lợp bằng tôn mầu xanh, hòa với mầu lá rừng, lốm đốm những giọt nắng vàng như mật ong.
Vàng A Chỉnh và Vàng A Lai là hai hộ có nhiều hoa địa lan và phong lan nhất bản. Vàng A Lai là trưởng ban phụ huynh trường THCS Sin Suối Hồ. hiện gia đình Lai có trên 100 chậu đia lan và khoảng 200 giò phong lan quý hiếm. Vàng A Lai sưu tầm được khá nhiều loại hoa phong lan đẹp như Kiều Đạm Thanh, Phi điệp tím, Hoàng thảo, Vẩy rồng, Đuôi chồn, Đuôi sóc…
Đất Phong Thổ có thổ nhưỡng tốt, khí hậu trong lành, lại có bàn tay người chủ có tâm chăm sóc chu đáo nên hoa không phụ lòng người, có những chậu địa lan đường kính tới vài mét, lá xum xuê xanh mướt. Những giò phong lan mập mạp, lá vươn dài như những lưỡi kiếm mầu xanh. Vào mùa lan nở là khắp bản thơm ngát hương rừng, làm say lòng biết bao du khách, nhất là những vị khách có “Tâm hồn lan”.
“Nói phải củ cải cũng nghe” dân bản Sin Suối Hồ giờ đã biết nghe theo Vàng A Chỉnh, Vàng A Lai, Hảng A Xà làm kinh tế, hộ nào cũng trồng và chăm sóc các loại hoa. Các hộ trồng hoa trung bình mỗi năm cũng cho thu nhập 30 đến 50 triệu đồng. Như nhà Vàng A Chỉnh, Hảng A Xà vừa trồng lan quý vừa làm Homestay, mỗi năm thu về tới 250 - 300 triệu đồng. Thật là con số không hề nhỏ trong một bản làng nằm cheo leo trên lưng chừng núi.
Năm 2015, Bản Sin Suối Hồ chính thức được chính quyền các cấp cho phép kinh doanh du lịch cộng đồng. Người dân bản đã mạnh dạn đầu tư cho con em mình đi học nấu các món ăn Âu, Á, học Tiếng Anh, học lái xe, học quản lý, học làm hướng dẫn viên du lịch, học dọn phòng…
Hôm nay, du khách đến với Bản Sin Suối Hồ, được bước đi trên con đường bê tông sạch bong không vương chút bụi, không rơi cọng rác. Đó chính là sự đóng góp công sức tiền của và ý thức của hơn 100 hộ dân trong bản. Một con đường địa lan chạy từ đầu đến cuối bản được xếp đặt ngay hàng thẳng lối cạnh những vườn dã quỳ rực rỡ sắc vàng. nhìn xa xa là những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp, đang mùa lúa chín, trải một mầu vàng óng ả lung linh dưới ánh nắng mặt trời.
Đi xuyên qua cánh rừng già, có rất nhiều dây leo và phong lan rừng ta đến con suối Vàng, cũng là đường lên thác Trái tim, bốn mùa nước đổ rì rầm. Nơi đây cũng là nơi giục giã những tình yêu đôi lứa đến thưởng ngoạn thiên nhiên trong trẻo. Nghe nói con suối này có rất nhiều vàng, nhưng dân bản giữ gìn nên không ai đào đãi. Vì vậy Bản Sin Suối Hồ vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có của nơi rừng già suối thẳm.
Nét độc đáo và ấn tượng nhất với chúng tôi khi đến với Bản Sin Suối Hồ là người dân rất ý thức tự giác thực hiện nếp sống 5 không:
- Không hút thuốc phiện, thuốc lá, thuốc lào
- Không đàn đúm rượu chè, cờ bạc
- Không đánh cãi chửi nhau gây mất đoàn kết
- Không trộm cắp
- Không xả rác bừa bãi
Xe máy không khóa để ngoài đường cũng không bị mất, cứ một đoạn đường lại thấy một cái thùng được đan tết bằng tre khá lớn và sạch sẽ, bên ngoài có đề chữ “Cho tôi xin rác”.
Sự chỉn chu về cơ sở hạ tầng, với khi hậu trong lành, cảnh quan đẹp mắt, con người thân thiện dễ mến, gặp khách đến bản đều gật đầu giơ tay chào hỏi và nở nụ cười tươi tắn trên môi. Dân bản lại có tinh thần đoàn kết và nhạy bén trong kinh doanh. Bà con người H’mông đã làm nên một Sin Suối Hồ nhanh chóng nổi tiếng và lưu lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ trong lòng du khách.
Mô hình du lịch cộng đồng của người dân bản Sin Suối Hồ đã có sức lan toả mạnh mẽ đến các bản làng và các huyện khác của tỉnh Lai Châu, tạo đà cho sự phát triển và xây dựng nông thôn mới, đến cả các tỉnh bạn vùng núi phía Tây Bắc của đất nước Việt Nam ta.
Bài và ảnh Nguyễn Thị Kim Oanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người làng nghề
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội luật gia huyện Ba Vì hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao
15:38 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng: Khai mạc Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2025
09:19 | 12/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng ra mắt vở múa rối “Bầy chim Thiên Nga”: Lan tỏa thông điệp yêu thương tới trẻ em dịp hè 2025
14:46 | 11/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức