Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Thôn Bồng Lai tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
Cổng vào khu di tích lịch sử văn hóa.
Theo các tài liệu còn lưu giữ lại thì hơn 2000 năm trước, dưới thời Hùng Vương thứ 18 Tướng Hùng Hựu đã lập đồn lũy, bản doanh ở nơi đây, nhân dân Bồng Lai đã theo Tướng quân đánh giặc lập công. Đến thời Lý một phụ nữ tài sắc của làng Bồng Lai đã đóng góp cho đất nước một vị Hoàng Tử có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, trở thành một trong 4 vị thần "Thăng long tứ trấn".
Một góc khu di tích lịch sử văn hóa.
Ngày xưa thôn Bồng Lai có 5 ngôi đình,1 ngôi đền và 1ngôi chùa. Đền Đoàn, còn gọi là Đình Đoàn thờ Thánh Mẫu Hạo Nương. Làng có 6 vị Thành Hoàng được thờ ở các Đình, gồm Đình Tu thờ Hùng Hựu và Ma Lôi, Đình Thị thờ Qúy Minh, Đình Chùa ở cạnh Chùa Hưng Khánh thờ Cao Hành Khiến và Trụ Thiên Quan, Đình Nhớn thờ Linh Lang. Riêng Đình Hội Đồng là nơi thờ chung trong những ngày hội làng.
Khu di tích lịch sử văn hóa đang được tu bổ xây dựng.
Trải qua những năm dài chiến tranh, hầu hết các ngôi đình bị tàn phá. Hiện nay nhân dân thôn Bồng Lai trùng tu, tôn tạo Đình Tu, ngôi đình có tuổi thọ lâu nhất làm nơi thờ tất cả 6 vị thành hoàng. Duy Thánh mẫu Hạo Nương vẫn thờ ở Đền Đoàn. Các vị thành hoàng có vị trí, phạm vi ảnh hưởng khác nhau nhưng nổi rõ hơn cả là thần Linh Hựu, Qúy Minh, Thánh mẫu Hạo Nương và Linh Lang Đại vương ( Thánh mẫu Hạo Nương là Vương phi thứ 9 của Vua Lê Thánh Tông), còn Linh Lang Đại vương là Hoàng tử của nhà vua và Hạo Nương). Tháng 11/1991, Đình, Đền và Chùa Hưng Khánh làng Bồng Lai đã được Bộ Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa, đây là một quần thể kiến trúc cộng đồng của một làng quê giàu truyền thống được xây dựng trên khu đất cao sát đê sông Hồng. Các di tích được quy hoạch gần nhau, đền thờ Thánh mẫu có vị trí trung tâm, đình và chùa tọa lạc ở hai bên, rất thuận tiện cho việc lễ hội của làng.
Bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa.
Đình và đền Bồng Lai còn lưu giữ được nhiều di vật văn hóa lịch sử qúy, gồm nhiều chủng loại và chất liệu khác nhau. Niên đại của các cổ vật này trải dài qua 3 thời kỳ lịch sử nhà Lê, Tây Sơn và nhà Nguyễn. Các vị thần trước đây thờ bằng bài vị, hiện nay được tạc tượng thờ. Hiện tại Đình và Đền còn giữ được 33 đạo sắc. Đáng chú ý là bức hoành phi và câu đối cổ được viết trên bề mặt tiền đình. Bức hoành phi đề 4 chữ "Sơn xuyên chung tú", nghĩa là cảnh đẹp, người tài của sông núi dồn cả về. Câu đối " Quốc gia giữ đồ đề thống lễ, Hồng vĩ trách phổ ân tế dân", nghĩa là Nhà nước cùng kế sách lập đài tế lễ đời đời nối dõi không dứt. Nghĩa cử lớn lao sâu xa đem tình yêu bao la mà giúp rập nhân dân. Đó là lời ngợi ca, tạ ơn của Lý Thánh Tông đối với các vị thành hoàng bản thổ đã âm phù cùng với nhân dân Bồng Lai đã có công với Vương triều, đất nước. Theo các cụ già làng, ngày xưa cứ đến ngày đản sinh, nhật kỵ của thần hoàng, triều đình sai quan viên về tổ chức quốc tế tại đây, về sau dân làng Bồng Lai xin để nhân dân sở tại thực hiện.
Dàn trống hội thôn Bồng Lai mới thành lập 2022.
Nhận thức rõ được vinh dự lớn lao là quê hương có di tích lịch sử văn hóa thờ phụng các vị phúc thần có công với đất nước, quê hương, đặc biệt còn là nơi thờ Hoàng hậu và Hoàng tử của Vua Lê Thánh Tông, nên xã Hồng Hà nói chung, người dân thôn Bồng Lai nói riêng đã và đang nỗ lực cung tiến tiền của, công sức để trùng tu, tôn tạo những di tích lịch sử văn hóa đặc biệt qúy giá này.
Ông Nguyễn Đức Khánh (thứ nhất bên trái) Trưởng Ban QLDT triển khai công tác chuẩn bị phục vụ hoạt động đầu xuân mới 2023.
Ông Nguyễn Đức Khánh,Trưởng ban quản lý di tích thôn Bồng Lai và ông Nguyễn Quốc Huy đại diện 15 ông bà thành viên trong Ban quản lý di tích Đình, Đền, Chùa thôn Bồng Lai cho biết, ngoài việc nhân dân địa phương tích cực đóng góp công của cho việc tôn tạo di tích, địa phương còn chú trọng tới việc phát huy quảng bá giá trị văn hóa lịch sử của di tích, chẳng hạn như việc bảo tồn, hướng dẫn, lưu truyền cho các thế hệ các nghi thức phục vụ lễ hội. Hiện nay thôn Bồng Lai có đủ các đội múa rồng, múa lân, múa sư tử và dàn trống hội nữ, không những phục vụ tốt cho lễ hội tại Bồng Lai, mà còn được mời tham gia phục vụ hoạt động lễ hội của huyện và các địa phương bạn. Dàn trống hội làng Bồng Lai đã vinh dự được UBND huyện Đan Phượng khen thưởng.Theo thông lệ từ 12 đến 16/3 âm lịch hàng năm, lễ hội Đình, Đền, Chùa Bồng Lai được tổ chức (ngày 15 chính lễ), có đông đảo các đoàn gồm cán bộ và nhân dân ở 269 địa phương, nơi có đền thờ Linh Lang Đại Vương về tham gia tổ chức lễ hội. Đây thực sự là ngày hội Đại Đoàn Kết toàn dân, nhằm tri ân công đức các bậc tiền nhân có công với nước, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Việt Nam ta.Trong dịp lễ hội thôn Bồng Lai còn tổ chức các trò chơi dân gian như nấu cơm thi, chọi gà, cờ tướng, leo cầu, đua thuyền, vv...
Di tích lịch sử Đình, Đền, Chùa thôn Bồng Lai thực sự là một địa chỉ đỏ về du lịch văn hóa tâm linh, đã và đang thu hút sự tham quan, chiêm bái, công đức của du khách thập phương trong những ngày đầu xuân mới. Địa phương mong muốn thời gian tới sẽ được Nhà nước quan tâm đầu tư, các nhà hảo tâm và nhân dân nhiệt tình công đức, ủng hộ kinh phí để quần thể di tích Đình, Đền, Chùa thôn Bồng Lai được bảo tồn, tu tạo và phát huy giá trị, xứng đáng với tầm vóc của một di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đã được Nhà nước xếp hạng.
Bài và ảnh: Trường Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"
10:02 Tin tức

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 Môi trường

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 Kinh tế

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 Văn hóa - Xã hội