HTXNN Phước Hiệp – Tuy Phước - Bình Định: Mô hình trồng rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nỗ lực toàn diện
Ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc HTXNN Phước Hiệp, cho biết: Hoạt động sản xuất rau là một loại hình dịch vụ của HTXNN. Cuối năm 2012, mô hình trồng rau an toàn được tiếp nhận từ Dự án “sinh kế nông thôn” của Newziland. Đến cuối năm 2014, kết thúc Fa1 (giai đoạn 1), đầu năm 2017 tiếp tục Fa2. Tuy nhiên, khi Dự án tạm dừng để khởi động Fa2, HTXNN Phước Hiệp gặp không ít khó khăn về vấn đề thị trường và sự dao động tư tưởng của một số thành viên HTXNN. Đến nay, hoạt động sản xuất “Rau an toàn” dần đi vào ổn định. Song, ông Tám cũng lo ngại, rau qua nhà sơ chế chỉ chiếm khoảng 30%, vì giá cả cao, người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng (thị trường thật, giả lẫn lộn); các điểm tiêu thụ lớn chưa thâm nhập được…
Được biết, ban đầu, tổng số thành viên tập huấn, tham gia mô hình là 84; tổng diện tích “Vườn rau an toàn” Phước Hiệp là 5,7 ha, trong đó, thôn Luật Chánh 3,2 ha, Đại Lễ 1,3 ha, Tú Thủy 1,2 ha; sản xuất chủ yếu là rau củ lá và rau ăn quả. Hiện, đã có 45 loại được cấp Giấy chứng nhận sản xuất. Bên cạnh, nhà sơ chế tại Phước Hiệp có vốn đầu tư từ Dự án khoảng hơn 2 tỷ đồng và một số trang thiết bị, cơ sở hạ tầng (kênh mương phục vụ tưới tiêu, đường sá…) cũng được chú trọng.
“Vườn rau an toàn” của HTXNN Phước Hiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trồng “Rau an toàn” có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với trồng rau truyền thống. Cụ thể như, trồng rau truyền thống phụ thuộc vào thói quen, vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức. Trồng “Rau an toàn”, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT), sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật thuộc trong danh mục cho phép, đảm bảo an toàn và thời gian cách ly, ghi nhật ký chăm sóc để ứng phó với những sự cố bất ngờ xảy ra… Quy trình xây dựng thương hiệu, gồm: Hội nghị khách hàng, tìm kiếm thị trường, xây dựng logo thương hiệu… Quy trình sơ chế, gồm các công đoạn: cắt, rửa; loại bỏ lá héo (úa); xử lý ôzôn; đưa vào máy ly tâm; chọn lọc và cân; đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường.
Ngoài ra, nhằm để xây dựng thương hiệu của Dự án, Ban Quản trị HTXNN đã tiếp cận thị trường, cam kết với người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng, sử dụng nhiều chính sách khuyến mại, ưu đãi giảm giá nhằm thu hút khách hàng… Đặc biệt, khi thị trường rau có dấu hiệu chững lại hoặc ngưng đọng, Ban Quản trị đã kịp thời động viên, củng cố niềm tin cho các thành viên HTXNN yên tâm sản xuất.
Nhân lên niềm vui “Rau an toàn”
Trong thời gian qua, được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp, như: Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, mở các lớp tập huấn; UBND địa phương cho thuê đất dự phòng với giá ưu đãi để mở rộng diện tích sản xuất; Liên minh HTX hướng dẫn kỹ năng sản xuất và tiếp thị; UBND tỉnh tạo hành lang pháp lý để giúp bà con HTXNN sản xuất và tiêu thụ “Rau an toàn”; Sở Công thương hỗ trợ xúc tiến thương mại, tạo điều kiện giúp đỡ cho HTXNN tham gia Hội chợ Nông sản, Thương mại… đã góp phần thúc đẩy “Vườn rau an toàn” ở Phước Hiệp (Tuy Phước) có những bước phát triển vượt bậc.
Cán bộ HTXNN Phước Hiệp đang hướng dẫn xã viên áp dụng máy móc tiến bộ KH- KT vào quá trình sơ chế “rau an toàn”.
Điều đáng mừng là nông dân địa phương trước đây cũng đã từng sản xuất rau, sau khi tham gia Dự án đã chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm, tiếp cận công nghệ KH-KT thì việc sản xuất có hiệu quả hơn. Sản xuất “Rau an toàn” cho thu nhập cao, giá cả hơn thị trường khoảng từ 10-30% (tùy theo từng loại). Rau có thương hiệu được tiêu thụ nhanh hơn, qua nhà sơ chế tại HTXNN Phước Hiệp. Sản phẩm “Rau an toàn” tiêu thụ mạnh chủ yếu ở các siêu thị Coopmart, Big C, chợ Đầm, chợ Lớn (TP. Quy Nhơn) và lan ra các chợ lân cận…
Xã viên phấn khởi với thương hiệu “rau an toàn” của HTXNN Phước Hiệp.
Trao đổi với Phóng viên Thời báo Làng nghề Việt, ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc HTXNN Phước Hiệp, chia sẻ: “Nghề trồng rau an toàn, nếu biết làm và làm có tâm thì chẳng khác nào việc làm cứu người thoát khỏi những hóa chất độc hại. Nhưng nếu không biết làm, làm chạy theo lợi nhuận mà đánh mất lương tâm thì chẳng khác nào đi hại người. Chúng tôi quyết theo đuổi tới cùng dự án, sống chết với nghề trồng rau an toàn để xây dựng thương hiệu, tiến tới xây dựng được vựa “Rau an toàn” để bán cho người nghèo với giá cả phải chăng, làm sao ai ai cũng được sử dụng rau xanh, sạch, an toàn”.
Về định hướng phát triển sắp tới, ông tám cho biết: “HTXNN Phước Hiệp sẽ tăng cường bán lẻ, tìm kiếm một vài điểm tại TP. Quy Nhơn, mở rộng trung tâm đầu mối, phân phối sản phẩm “rau an toàn”. Đồng thời, dự định thành lập trang Web, bán “rau an toàn” qua mạng, mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận”.
Nhận xét về mô hình sản xuất “Vườn rau an toàn” ở HTXNN Phước Hiệp, ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, cho biết: “Mô hình sản xuất “Vườn rau an toàn” là một hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả năng xuất cao, góp phần phát triển đời sống người dân, cần được khích lệ và nhân rộng”.
Bài và ảnh Kim Cương
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân