Hà Nội: 14°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Hoạt động kinh tế ban đêm ở Thăng Long - Hà Nội xưa

LNV - Trong lịch sử Việt Nam, triều Lý đã có công ổn định đất nước, dời đô về Thăng Long, tổ chức lại hành chính, xây dựng “Hình thư” được coi là bộ luật hình sự đầu tiên ở Việt Nam. Về kinh tế, triều Lý để dân chúng tự do buôn bán mang hàng từ miền xuôi lên miền núi.

Tại kinh đô Thăng Long, triều Lý đã cắt đặt lại địa giới, chia thành 61 phường. Nhờ chính sách cởi mở nên kinh thành Thăng Long có các cửa hàng kim hoàn, dệt lụa. Nhà Lý cũng cho mở chợ Tây Nhai (tương ứng với chợ Ngọc Hà ngày nay), chợ Cửa Đông. Những chợ này ở khu vực thị thành có vai trò vô cùng quan trọng là gạch nối với Cấm thành và Hoàng thành. Tuy nhiên thời kỳ này, Thăng Long vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và thói quen của người nông dân là đi làm đồng từ sáng sớm nên tối tối ăn xong là họ lên giường đi ngủ, do vậy kinh đô không có các sinh hoạt đêm.


Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lê Việt Khánh


Đến triều Trần, xã hội ngày càng ổn định hơn, kinh tế có bước phát triển. Và cũng bắt đầu từ nhà Trần, Thăng Long đã có các hoạt động đêm. Theo Đại Việt sử ký toàn thư vào triều vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) ở Thăng Long xuất hiện những sinh hoạt ban đêm gồm: Buôn bán, giải trí. “Cứ đêm đêm vua lại lên kiệu cùng hơn chục thị vệ đi chơi khắp kinh thành đến gà gáy mới về. Có đêm ra phố phường, vua bị bọn vô lại ném gạch trúng đầu, người theo hầu phải hét: Kiệu vua đấy bọn chúng mới tan chạy...”. Những ghi chép đó cho thấy từ đời vua Trần Anh Tông kinh thành Thăng Long nhen nhóm “kinh tế ban đêm”.

Đến đời Lê sơ, Thăng Long có sự thay đổi lớn. Từ 61 phường thời Lý, Trần, nhà Lê rút lại còn 36 phường. Do ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo nên nhà Lê coi trọng sĩ, nông hơn công và thương, thậm chí còn có chính sách “ức thương”. Nhà Lê sơ cũng không xếp hát xướng là một nghề, cho họ là “xướng ca vô loài”, đuổi chèo ra khỏi cung đình, vì thế Thăng Long không có các hoạt động văn nghệ ban đêm.

Song đến thời Lê Trung hưng (1533 - 1741) thì khác hẳn. Thăng Long có chợ đêm nổi tiếng là Khán Xuân (tương ứng với khu vực Phủ Chủ tịch và một phần Bách Thảo ngày nay). Chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) cho xây một ly cung ở đây và vào mùa hè, chúa ra đây nghỉ. Đêm đêm chúa sai các nội thần, cung nữ bày hàng bán và hát xướng suốt đêm. Chợ đêm này chỉ là nơi vui chơi, giải trí cho hoàng tộc, không có dân chúng Thăng Long, vì thế nó cũng không có ý nghĩa kinh tế. Bài thơ Chơi đài Khán Xuân của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương phê phán thói xa hoa, phè phỡn của các chúa. Chợ đêm Khán Xuân cũng được nhà thơ Nguyễn Huy Lượng nói đến trong bài Tụng phú Tây Hồ nổi tiếng sáng tác năm 1802: “Cảnh Khán Xuân chùa gác cột cờ, lòng thơ đã bồi hồi ban lãnh thỏ”. Tuy nhiên, sau thời Lê Trung hưng, Thăng Long xuất hiện nhiều ca quán tập trung ở phố Hòe Nhai. Ninh Tốn (1743 - 1795), Tiến sĩ thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) có bài thơ ca ngợi phường hát này: “Bờ liễu đường hoa ai cũng đẹp/ Phong lưu vành chiếm một Hòe Nhai/ Nõn nà trăm vẻ khoe xuân sắc/ Uyển chuyển lời ca ghẹo khách hoài/ Hoa rụng bên đền ghen má phấn/ Oanh hào tiếng phách rộn bên ngoài/ Kẻ thường đâu dám chi nghìn lạng/ Phải đợi Vương tôn quảy rượu sài”.

Trước đó, trong nhiều thế kỷ, các giáo phường ca trù ở Thăng Long được mời hát ở hội làng, đám cưới nhà giàu hay các sự kiện diễn ra ở kinh thành. Họ cũng được các quan, nho sĩ, tầng lớp trung lưu mời đến hát tại tư gia nhân dịp gặp mặt, tân gia hay mừng thọ... nhưng cũng không đủ sống. Việc xuất hiện phố hát ca trù Hòe Nhai đầu tiên là do nhu cầu tồn tại của các giáo phường đồng thời cũng là để đáp ứng nhu cầu của cánh đàn ông mê hát ở Thăng Long. Các ca quán này hát xướng cả đêm. Ca quán ra đời kéo theo một số dịch vụ như bán bánh ăn đêm, xe ngựa chở khách. Cuối thế kỷ XIX, vì số ca quán ngày càng nhiều nên Hòe Nhai trở nên chật chội, do vậy nhiều quản ca đã chuyển sang phố Hàng Giấy sau khoảng 100 năm tồn tại. Về chuyện đó, ca dao Hà Nội có câu: “Trải qua Hàng Giấy dần dần/ Cung đàn nhịp phách nên xuân bốn mùa”. Nhưng phố ca trù Hàng Giấy cũng chỉ kéo dài ngót 30 năm do ca quán hoạt động nhộn nhịp, xe tay đưa đón khách khuya khoắt lại xảy ra cả chuyện ghen tuông nên chính quyền thành phố đã ra quy định cấm hát khuya trong phố. Và đầu thế kỷ XX, các ca quán chuyển xuống Thái Hà rồi phố Khâm Thiên.


Các ca quán ban đêm đã xuất hiện ở Thăng Long từ cách đây vài thế kỷ (ảnh mang tính minh họa). Ảnh: Tuấn Anh


Cũng vào nửa cuối thế kỷ XVIII, Thăng Long còn có khu vui chơi nổi danh thiên hạ, đó là các quán rượu ở Võng Thị (nay thuộc phường Bưởi). Võng Thị thời kỳ đó là đất trồng hoa nên được gọi là Võng Thị điền hoa. Bên cạnh Võng Thị là phường Thụy Chương (nay là Thụy Khuê) có nghề nấu rượu sen nổi tiếng. Theo truyền thuyết, rượu sen làng Thụy ngon đến mức Phật dù giới tửu nhưng đã uống và uống say nên trong chùa Đõ (nay không còn) có bức tượng Phật say. Tối tối, các quán rượu tại Võng Thị mở bán thâu đêm. Không chỉ dân chúng Thăng Long mà khách các nơi nghe tiếng cũng đổ về uống rượu sen, thưởng thức tiếng đàn, giọng hát và ngắm mỹ nhân. Chuyện đó đã được Nguyễn Huy Lượng tả trong Tụng phú Tây Hồ: “Làng Võng Thị còn đông tiệc rượu, tiếng cầm ca não nuột buổi tà ô”.

Nhen nhóm các hoạt động kinh tế ban đêm từ cuối thế kỷ XIII nhưng phải đến thế kỷ XVIII, XIX mới có kinh tế ban đêm đúng nghĩa. Khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội và Hà Nội trở thành thành phố nhượng địa năm 1888 thì các hoạt động kinh tế ban đêm đa dạng hơn. Vì chính quyền Pháp ở Đông Dương cho phép bán và hút thuốc phiện, cho phép mở nhà thổ, quán rượu theo kiểu châu Âu nên các hoạt động này diễn ra 24/24 giờ. Phục vụ cho các hoạt động này có xe kéo tay, bán quà đêm, đánh giày... Đó là chưa kể việc ra đời các bến xe khách, bến tàu hỏa, kéo theo các hoạt động phục vụ khách chờ tàu xe, đón hay tiễn người thân trong đêm. Khi Toàn quyền Đông Dương đưa ra chính sách phát triển du lịch quốc tế ở Đông Dương, coi đó là động lực tăng trưởng kinh tế thì các hoạt động vui chơi giải trí ban đêm càng phong phú hơn. Trong một bài viết, nhà văn Vũ Bằng kể rằng trong những năm 30, 40 thế kỷ XX, các nhà văn đến phố Khâm Thiên không chỉ hát ca trù mà nhiều nhà văn làm báo, lên ý tưởng cho số báo tới khi đang uống rượu đêm ở đây.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Thăng Long - Hà Nội, với tư cách là kinh đô, Thủ đô và cũng là một đô thị lớn, đông dân bậc nhất Việt Nam, là nơi sinh ra, bắt đầu các sinh hoạt đêm với ý nghĩa kinh tế. Và cũng vì nhiều lý do mà nền kinh tế ban đêm lúc thăng lúc trầm, nhưng có thể khẳng định, các hoạt động đó đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân, hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế.

Nguyễn Ngọc Tiến(NSHN)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”

Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”

LNV - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”.
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa

LNV - Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" diễn ra từ ngày 26/12/2024 đến hết ngày 01/01/2025 và được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm Hành chính huyện Mê Linh (Hà Nội) trong khuôn viên rộng gần 10.000 m². Lễ hội hoa Mê Linh không chỉ mang đến một không gian thưởng ngoạn đậm đà xuân mà còn trở thành một điểm nhấn quan trọng trong việc quảng bá, tôn vinh giá trị của làng nghề trồng hoa, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch và nét đẹp truyền thống của huyện Mê Linh. Đưa hình ảnh của huyện Mê Linh đến với du khách gần xa.
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

LNV - Cùng với các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, đón Tết Ất Tỵ, Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

LNV - Hội thảo quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định” là dịp các nhà khoa học quốc tế và trong nước cùng nhau nhận diện giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung, Võ cổ truyền Bình Định nói riêng và hướng tới việc hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

LNV - Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên đến thời điểm hiện tại, là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo quốc gia đợt 13 năm 2024.
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê

Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê

LNV - An Lão là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bình Định đang thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Hrê gắn với phát triển du lịch theo tinh thần Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.

Tin khác

Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền

Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền

LNV - Xà quyền là một trong 8 bài quyền nổi tiếng và cũng là một trong Tứ hình quyền gồm Hổ quyền, Xà quyền, Hạc quyền và Hầu quyền của võ cổ truyền Bình Định, do 6 võ tướng thời Tây Sơn đúc kết soạn thảo và chép vào quyển “Lục lăng bạo chúa”.
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết

Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết

LNV - Với những vần thơ trong trẻo và bình dị, Nhà báo, Nhạc sĩ Đinh Văn Bình đã bước vào sân chơi văn học khi chính thức trở thành hội viên Hội Nhà văn Hà Nội với tấm thẻ Nhà văn trên tay. Từ trải nghiệm trong cuộc sống, anh đã xuất bản 03 tập thơ: “Một mình”, “Chồi xuân ngày mới” và “Thân thương tuổi học trò” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Tri thức phát hành được gửi tặng đến người thân, bạn bè và đối tác.
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa

Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa

LNV - Nhằm tôn vinh nghề trồng hoa gắn với phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ, huyện Mê Linh vừa tổ chức thành công Festival hoa Mê Linh lần thứ hai, một trong những lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc. Sự kiện này không chỉ là dịp để giới thiệu vẻ đẹp và giá trị của nghề trồng hoa mà còn góp phần quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025

LNV - Từ ngày 1 - 31/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra chuỗi hoạt động đặc sắc với chủ đề “Xuân về trên bản làng”. Đây là sự kiện nhằm tái hiện những nét văn hóa truyền thống độc đáo, giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán và các hoạt động đón Tết cổ truyền đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên khắp mọi miền đất nước.
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

LNV - Trong năm 2024, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống Bình Định, góp phần giữ gìn, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống và thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội.
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"

Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"

LNV - Tối ngày 29/12, tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Ba Đình, Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Chương trình nghệ thuật thực cảnh với chủ đề "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn". Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ Trấn do PGS. TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VHTTDL chỉ đạo thực hiện, Tổng đạo diễn.
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024

Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024

LNV - Nguyễn Phương Trà, mẫu nhí 11 tuổi đến từ Thái Nguyên, vừa đăng quang ngôi vị cao nhất tại cuộc thi Queen Kid international 2024.
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về

Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về

LNV - Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" là hành trình của dự án âm nhạc "Hiệu triệu" nơi những tiếng lòng yêu nước hướng về. Tôn vinh tinh thần, hành động yêu nước của hàng trăm triệu người dân Việt Nam mỗi ngày.
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

LNV - Chiều ngày 23/12, Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, lần thứ V, năm 2024 chính thức khai mạc. Lễ hội năm nay tổ chức từ ngày 23/12 đến ngày 30/12/2024. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh; đồng chí Nguyễn Hồng Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh tham dự lễ khai mạc.
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương

Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương

LNV - Sinh ra và lớn lên tại vùng đất quê luá Thái Bình, năm 1972 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang trong thời kỳ ác liệt, chàng trai trẻ Nguyễn Đình Thi (sn1953) ở thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình, cùng nhiều thanh niên đồng trang lứa hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ.
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng

Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng

LNV - Tối ngày 20/12, chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật “Hoa Lửa Biên Cương” với thông điệp “Vững biên cương, vươn khát vọng” đã được tổ chức tại trường Đại học Văn hóa TP. HCM (phường Phước Long A, TP. Thủ Đức).
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế

Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế

LNV - Ngày 18/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty Comicola và Phygital Labs ra mắt khu vực trải nghiệm và giới thiệu dự án Đế đô khảo cổ ký tại khu vực nhà rường, Phủ nội vụ, Đại Nội Huế.
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long

Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long

LNV - Hình tượng rắn thần Naga được khắc họa đậm nét trên cụm tháp Dương Long nằm ở thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và thôn An Chánh, xã Tây Bình của huyện Tây Sơn. Tạo hình rắn thần Naga 5 đầu được chọn là biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ 2025.
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc

Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc

LNV - Theo thông tin từ Ban tổ chức, Lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc - Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2, với chủ để "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức trong 04 ngày, từ ngày 26/12/2024 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”

Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”

LNV - Cách đây 80 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái
Xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã

Xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã

LNV - Lễ công bố Quyết định thành lập Đảng bộ xã Thái Hòa và kỳ họp thứ nhất HĐND xã Thái Hòa đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Trung Ương, Thành phố Hà Nội và huyện Ứng Hòa. Việc thành lập Đảng
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niề
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động