Hỗ trợ sinh viên "mắc kẹt" ở thành phố vì dịch Covid-19
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ảnh: USSH
Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) có 8.500 sinh viên. Phần lớn các em đã về quê nghỉ hè. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng hơn 2.000 sinh viên đang ở lại Hà Nội vì nhiều lý do, chủ yếu là vừa đi học vừa đi làm thêm để có thu nhập. Trong số đó, hơn 1.000 sinh viên đang gặp khó khăn khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống Covid-19.
Bí thư Đoàn Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Trần Bách Hiếu cho biết, thông qua các trợ lý sinh viên, Trường đã nắm bắt được tình hình cụ thể về đời sống của các sinh viên trong những ngày này. Hầu hết những sinh viên lựa chọn ở lại thành phố trong dịp hè đều với lý do là tranh thủ thời điểm được nghỉ học để đi làm thêm, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, nhiều bạn không thể đi làm và bị kẹt lại thành phố chưa thể về nhà, cuộc sống của các em đang thực sự gặp khó khăn, nhất là với những sinh viên không có tiền tích luỹ. “Nhiều bạn sinh viên phải ăn mỳ gói từ ngày này qua ngày khác ”, anh Trần Bách Hiếu thông tin.
Cùng với sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, Ban Giám hiệu Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn đang có những hỗ trợ thiết thực đến sinh viên.
Anh Hiếu cho biết, ngày 30/7 vừa qua, đại diện Ban lãnh đạo Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tới thăm hỏi, động viên và trao quà cho các sinh viên đang sinh hoạt tại Ký túc xá Mễ Trì của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sinh viên nhận hỗ trợ tại Ký túc xá Mễ Trì. Ảnh: USSH
Theo Trưởng Ban quản lý Ký túc xá Mễ Trì Nguyễn Đại Thắng, ngay sau khi nhận được thông tin về diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, theo tinh thần của Chỉ thị số 16/CT-TTg, Ban quản lý đã rà soát các đối tượng sinh viên, tiếp cận và thăm hỏi để nắm bắt được hoàn cảnh của các em sinh viên, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn.
Các em sinh viên, đặc biệt là sinh viên thuộc đối tượng chính sách, sinh viên nước ngoài đã được hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết, tạo điều kiện sinh hoạt tại chỗ. Các biện pháp tuyên truyền, vận động cũng được thực hiện để bảo đảm các em tuân thủ các quy định về giãn cách, phòng dịch. Ban quản lý cũng đã lập các chốt kiểm dịch để kiểm soát các luồng di chuyển ra và vào ký túc.
Đại diện Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, PGS, TS Lại Quốc Khánh, Phó hiệu trưởng nhà trường, trao quà cho sinh viên Hoàng Thị Thu Phương. Ảnh: USSH
Sinh viên Hoàng Thị Thu Phương, Khoa Quốc tế học, cho biết, món quà của Ban Giám hiệu là sự động viên quý giá để các em giữ vững tinh thần, vượt qua khó khăn và trở lại học tập sau khi dịch đã được kiểm soát.
Sinh viên Phạm Thị Hương, sinh hoạt tại Ký túc xá Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, em rất bất ngờ và xúc động vì đã nhận được quà từ Đại học Quốc gia Hà Nội. Hương cho biết, ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19, nhiều sinh viên gặp khó khăn khi thu nhập giảm sút lại bị kẹt tại thành phố không thể về quê. Gia đình các em cũng rất khó khăn, sinh hoạt của sinh viên chỉ dựa vào lương đi làm thêm ít ỏi dành dụm được.
Tại Trường đại học Hà Nội, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Trào cho biết, nhằm chia sẻ và đồng hành cùng người học trong thời gian dịch Covid-19, nhà trường dành một khoản kinh phí hỗ trợ đột xuất cho sinh viên thuộc diện chế độ chính sách, sinh viên, học viên các hệ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/sinh viên. Nhà trường cũng dành tặng phần quà tri ân đến những gia đình sinh viên có bố hoặc mẹ đang tham gia tuyến đầu chống dịch.
Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu Trường đại học Bách khoa cũng đã quyết định dành 20 tỷ đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ sinh viên, tiết kiệm chi vận hành trong thời gian học trực tuyến, tiết giảm đầu tư xây dựng cơ bản và các khoản chi khác để miễn giảm học phí cho những sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng kinh tế bởi dịch Covid-19.
Đối tượng sinh viên được xem xét hỗ trợ gồm sinh viên có bố và mẹ hoặc người có thu nhập chính trong gia đình bị mất việc do dịch bệnh Covid-19, gia đình không có thu nhập và gặp khó khăn về kinh tế; các trường hợp đặc biệt khó khăn khác do dịch Covid-19 gây ra.
Tùy vào mức độ ảnh hưởng, sinh viên sẽ nhận được các mức hỗ trợ tới 50% học phí học kỳ này. Những sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế tiếp tục được xem xét cấp bổ sung Học bổng hỗ trợ học tập.
Ngoài ra, trường cũng giảm 25% phí thuê phòng cho tất cả các sinh viên ở Ký túc xá trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra, miễn phí thuê phòng đối với thời gian các em đã đăng ký phòng nhưng không ở lại Ký túc xá.
Nhà trường cũng đã kêu gọi cựu sinh viên, các thầy cô giáo, cán bộ viên chức trong Trường quyên góp ủng hộ, kết hợp với các doanh nghiệp để tổ chức chương trình trao tặng, bán giá ưu đãi, trả góp các loại máy tính cũng như các gói dữ liệu dung lượng cao hỗ trợ cho sinh viên học tập trực tuyến hiệu quả và có chất lượng hơn.
“Nhà trường mong rằng, bằng sự hỗ trợ trách nhiệm này sẽ giúp các bạn sinh viên có gia đình khó khăn về kinh tế do dịch bệnh Covid-19 sẽ sớm vượt qua khó khăn, có thêm động lực để tiếp tục học tập”, Phó Hiệu trưởng Huỳnh Quyết Thắng cho biết.
Trường đại học Ngoại thương vừa quyết định đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ sinh viên (hệ đại học chính quy các khóa từ K59 trở về trước, đang học tập tại trường, xét theo năm học 2021-2022) trong mùa dịch Covid-19.
Cụ thể, Trường quyết định không tăng học phí đại học chính quy áp dụng cho năm học 2021-2022, hỗ trợ số tiền tương đương 7% học phí phải nộp học kỳ 1 năm học 2021-2022 đối với sinh viên đại học chính quy.
Đối với các sinh viên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, nhà trường sẽ có các mức hỗ trợ tương đương 100%, 70%, 50%, 30% học phí căn cứ vào từng trường hợp. Ngoài ra, trường cũng hỗ trợ sinh viên bằng hình thức cho vay vốn tín dụng thông qua Quỹ học bổng FTU-Mabuchi với lãi suất cho vay là 0% trong thời gian học tập.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, mỗi trường có cách làm khác nhau song đều nhắm tới mục tiêu chung là vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, vừa quan tâm, chăm sóc tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên, để "không ai bị bỏ lại phía sau".
Lê Hà/Nhân dân
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người làng nghề
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội luật gia huyện Ba Vì hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao
15:38 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng: Khai mạc Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2025
09:19 | 12/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng ra mắt vở múa rối “Bầy chim Thiên Nga”: Lan tỏa thông điệp yêu thương tới trẻ em dịp hè 2025
14:46 | 11/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức