Hiệp hội làng nghề Việt Nam cần bước ngoặt mới cho giai đoạn tới
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Trong phạm vi bài này tôi muốn bày tỏ đôi điều về những thay đổi đối với nghề thủ công, là linh hồn của làng nghề, là động lực và mục tiêu theo đuổi của mỗi nghệ nhân, thợ thủ công. Điều này là yếu tố cốt lõi giúp cho một tầm nhìn có định hướng đúng hơn. Theo tôi, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vừa hoàn thành một giai đoạn cực kỳ khó khăn trong công cuộc vận động khôi phục và phát triển làng nghề. Do đó, tôi mong Đại hội cần quan tâm đặc biệt, tập trung trí tuệ thảo luận và có quyết định phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng liên tục hàng năm, dự kiến sẽ đạt 4 tỷ đô la vào năm 2025. Đó là một con số lớn khi so với vài trăm triệu đô la của 20 năm trước, nhưng ngày nay nghề thủ công có giá trị khác hơn giá trị tiền tệ rất nhiều, thậm chí nếu biết làm nổi bật lên những giá trị khác ấy, thu nhập bằng tiền có thể nhiều hơn nhiều lần và đóng góp nhiều hơn để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Trong hàng ngàn năm, con người đã tạo ra các loại hình thủ công khác nhau và đã trở thành một phần không thể thiếu của các nền văn hóa khác nhau của mỗi quốc gia. Đáng buồn thay, một số người không còn coi trọng nghề thủ công nữa vì họ cho rằng chúng nhỏ bé, tầm thường, ai cũng có thể làm được và có thể kiếm sống từ những thứ đơn giản ấy. Nhiều người hành nghề thủ công đánh đồng hoặc định giá sản phẩm thủ công như những sản phẩm sản xuất hàng loạt.
Đây là lý do tại sao các quốc gia khác nhau trên thế giới đã và đang nỗ lực hết mình để hồi sinh và bảo tồn nghề thủ công, ngành công nghiệp thủ công đang chết dần chết mòn, đặc biệt là kể từ sau Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Liên hợp quốc ra đời khi “xét đến tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như là động lực chính của đa dạng văn hóa và là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững”. Nhưng tại sao phải cứu, bảo vệ và hỗ trợ lĩnh vực thủ công của xã hội, quốc gia là quan trọng? Ngoài giải thích của UNESCO, có thể chúng ta tìm thấy một số câu trả lời cho các câu hỏi này.
Nghề thủ công và nghệ thuật phản ánh cảm xúc, tính cách, hành vi, niềm tin của một cá nhân, nhóm người hoặc xã hội, ... Điều này có nghĩa là mọi người có thể tìm hiểu thêm về một người, nhóm người hoặc một xã hội bằng cách nghiên cứu nghệ thuật và thủ công của họ. Các nền văn minh qua khảo cổ là những ví dụ tuyệt vời. Chúng ta đã có thể biết thêm về những người trong thời cổ đại nhờ dấu tích nghề thủ công tuyệt vời của thời đại họ. Bản sắc cá nhân, nhóm người, một dân tộc hoặc xã hội được ghi trên những tác phẩm thủ công. Người dùng sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng đòi hỏi không chỉ sản phẩm thủ công ở giá trị thẩm mỹ, quy trình chế tác mà còn tìm kiếm những ý tưởng, bản sắc của người làm ra chúng. Điều này cũng giải thích vì sao chúng ta có quyền tự hào “sản phẩm của Việt Nam” (made by Vietnamese) mà các loại sản phẩm khác khó đạt được.
Chúng ta sống trong một thế giới nơi các quốc gia có ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau. Chúng ta nói tiếng Việt nên không thể truyền thông hoặc chia sẻ cảm xúc, ý tưởng đến người nói tiếng khác. Ngay như tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ toàn cầu nhưng nhiều người vẫn không biết cách nói nó. May thay, bất kể ai đến từ bất kỳ quốc gia nào họ đều có thể dễ dàng hiểu một chế tác thủ công. Thủ công mỹ nghệ làm trung gian giao lưu văn hóa, truyền đạt các giá trị thuộc bản sắc một dân tộc. Rõ ràng sản phẩm thủ công được coi là hình thức giao tiếp, chia sẻ phổ quát thuận lợi hơn các loại hình khác thuộc di sản phi vật thể như ngôn ngữ, nghệ thuật diễn xướng, tập quán, lễ hội... Chúng có thể nói chuyện với mọi người và gợi lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc ý tưởng. Nghề thủ công đề cập đến gần như một loại hình nghệ thuật – thực hành tạo biểu cảm – trong đó các ý tưởng hiện diện nhưng không nhất thiết phải bằng lời nói, hoặc khái niệm. Nhà nhân chủng học thủ công Kathryn Lichti-Harriman, Đại học Aberdeen, khám phá một cách nghiêm túc hơn (2010). Cô đang nghiên cứu cách khai thác các khía cạnh phi khái niệm của thủ công như một cách thu hút công chúng đa dạng đến bảo tàng, các chế tác thủ công với những ý tưởng
phức tạp.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, “không phải mọi ý tưởng đều bắt đầu bằng từ ngữ”. Một sự thật được khám phá bởi nhà lý luận thẩm mỹ Darwin, Ellen Dissanayake (Brown và Dissanayake 2004; Dissanayake 1990, 1992, 2011), các tác phẩm của Dissanayake khám phá nền tảng tiến hóa đối với thẩm mỹ và thực hành tạo hình của con người. Từ quan điểm này, người ta lập luận rằng động lực cơ bản để tạo ra những đồ vật đẹp đẽ là bẩm sinh – liên quan đến sinh học thần kinh, cảm xúc và tính xã hội – cũng như chịu ảnh hưởng của văn hóa; và do đó, có một bản chất phi khái niệm cơ bản làm nền tảng cho các hoạt động chế tác thủ công.
Từ một góc nhìn khác “thủ công đương đại tạo ra mọi thứ”, Tiến sĩ Rosy Greenless, Giám đốc Hội đồng Thủ công (của Anh và xứ Wales) chỉ ra. Một quan sát không thể coi thường vì khả năng tiếp cận nguyên liệu và thị trường thường có thể được coi là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đương đại và các tài nguyên Internet, trí tuệ thông minh khác trong thực tiễn sáng tạo của họ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tính chất trung tâm của tính vật chất và sản xuất trong các đồ vật và quy trình được coi là “thủ công” (Laurie Britton-Newell, Caroline Broadhead). Những điều này khác biệt về chất lượng/ý nghĩa với những đối tượng và quy trình được coi là “nghệ thuật” (Becker 1978, Lichti-Harriman 2010, đã dẫn), và do đó đáng để khám phá thêm trong nghiên cứu trong tương lai.
Di sản văn hóa phi vật thể nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống nói riêng đã được mô tả một cách khéo léo là “văn hóa sống của các dân tộc” (Chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn). Theo đó, cung cấp cho họ ý thức về bản sắc và tính liên tục, do đó thúc đẩy sự tôn trọng đa dạng văn hóa và sức sáng tạo của con người. Khái niệm cốt lõi mà Công ước 2003 và Luật Di sản Văn hóa Việt Nam được xây dựng là khái niệm “bảo vệ”, có nghĩa là “các biện pháp nhằm đảm bảo tính khả thi” của Di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có nghề thủ công truyền thống. Điều này liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ pháp lý trung tâm của các quốc gia thành viên và các thành viên trong một quốc gia, vì "bảo vệ an toàn" là một trong những mục đích chính của Công ước và Luật Di sản Việt Nam, cùng với việc đảm bảo tôn trọng và đánh giá cao lẫn nhau, nâng cao nhận thức về Di sản văn hóa phi vật thể và cung cấp sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế. Cần chú trọng việc bảo vệ bao gồm một cách tiếp cận rộng hơn đối với vấn đề nhạy cảm là bảo vệ hợp pháp cho “một cơ thể sống”, nhằm mục đích duy trì các hoàn cảnh và quá trình mà nó đang được tạo ra, bảo tồn và truyền đi thay vì – theo cách tiếp cận cổ điển - bảo vệ nó chống lại bất kỳ mối đe dọa nào hoặc bảo vệ “vật lý” và “tại chỗ”. Nghề thủ công truyền thống là một phần rất quan trọng trong “cơ thể sống” đó. Bảo vệ sự toàn vẹn về văn hóa nghề thủ công cần phải thực hành những công việc chính bao gồm: phải khai hoang, khôi phục nghề truyền thống của dân tộc để đạt được chủ quyền văn hóa toàn vẹn và đảm bảo sự tồn tại của các dân tộc mình. Việc khôi phục lại nghề thủ công truyền thống không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà cùng với các tổ chức, gia đình, cộng đồng và mỗi thành viên trong cộng đồng cùng làm việc về vấn đề này. Cụ thể, để làm điều này là thực hành các di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công (bao gồm tri thức truyền thống và kỹ năng).
Chủ quyền văn hóa là thứ mỗi cộng đồng tự trao cho mình mà chưa cần đến trách nhiệm ủy thác của chính phủ. Chủ quyền văn hóa là quyền vốn có của các dân tộc trong việc sử dụng các giá trị, truyền thống và tinh thần của dân tộc đó để bảo vệ tương lai của dân tộc mình. Chủ quyền văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống không dễ dàng đến với một dân tộc đã từng bị đô hộ hàng trăm, hàng ngàn năm và qua nhiều thế hệ như các dân tộc Việt Nam. Do đó đòi hỏi mỗi người phải có ý thức và có lòng dũng cảm trong việc bảo vệ và phát triển nghề truyền thống của dân tộc mình để trở thành nguồn lực, thành sức mạnh. Giống như quyền tự quyết, chủ quyền văn hóa về bản chất gắn liền với quyền bất khả xâm phạm, đối lập với bá quyền văn hoá. Chủ quyền văn hóa gắn liền với chủ quyền lãnh thổ quốc gia và các quyền khác về kinh tế, chính trị… Những gì một quốc gia tạo ra là một phần cấu trúc và bản sắc của nó. Tầm quan trọng như vậy gần đây đã được công nhận về mặt chính trị và trên phạm vi quốc tế.
Cuối cùng, tham chiếu Luật di sản văn hóa 2013: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa” (Điều 10). Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cần gắn chặt với nhiệm vụ của Nhà nước trong thực hiện việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công (xem Điều 17, Luật DSVH).
Sự thật và cũng là quy luật đối với di sản văn hóa phi vật thể nói chung và di sản nghề thủ công truyền thống nói riêng: quá khứ đã tạo ra hiện tại và hiện tại sẽ tạo ra tương lai của chúng ta. Đó là logic của sự tiến hóa của xã hội chứ không chỉ văn hóa. Một vài nghệ nhân nói với tôi, đại ý rằng: nếu những gì bạn học được từ vốn truyền thống mà không làm cho chúng thích nghi với xã hội đương thời và không sáng tạo để làm giàu thêm di sản để truyền lại cho người kế tục, nghề của riêng bạn thì sẽ mai một. Chúng ta nên lưu ý rằng sức mạnh xã hội của văn hóa truyền thống, dù bạn có hay không thừa nhận, tìm cách cản trở dù bất kỳ lý do nào, chúng vẫn tiếp tục theo dòng lịch sử phát triển của các cộng đồng, các dân tộc.
Di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công liên quan nhiều thế hệ và liên tục được tái tạo, chúng đảm bảo cho con người một cảm giác về bản sắc và tính liên tục. Các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế đang tăng trưởng tuy nhiên việc bảo vệ an toàn di sản văn hóa phi vật thể nói chung và nghề thủ công truyền thống nói riêng là giữ nguồn mạch quý giá của nền kinh tế. Các hoạt động bảo vệ do đó phải luôn có sự tham gia của xã hội, con người, đặc biệt là các cá nhân mang di sản đó. Hiện nay, sự giàu có văn hóa truyền thống trở thành động lực chính cho du lịch. Sự hợp tác văn hóa được kích thích bởi những cuộc gặp gỡ toàn cầu đã thúc đẩy thảo luận, xây dựng sự hiểu biết và khuyến khích lòng khoan dung và hòa bình. Nghề thủ công truyền bá văn hóa theo ngôn ngữ riêng của mình thể hiện trên các vật phẩm chế tác. Nghề thủ công truyền thống là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai và được thực hành liên tục làm thay đổi cấu trúc của xã hội bằng những trải nghiệm.
Sức quyến rũ của nghề thủ công truyền thống không chỉ là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo và độc đáo mà chính là giá trị của những kiến thức và kỹ năng truyền thống và các giá trị kinh tế xã hội lớn lao mà mọi người đã dần dần nhìn thấy: nghề thủ công truyền thống có sức quyến rũ hơn bao giờ hết.
Tóm lại, tầm quan trọng của hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua đã tăng lên do giá trị văn hóa, tài chính cùng nhiều giá trị khác mà bài này chưa nói hết. Tuy nhiên điều rút ra từ những phân tích trên chính là: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong nhiệm kỳ tới cần xem xét và quyết định một bước đi mới trong giai đoạn 10- 20 năm sau và dài hơn nữa. Đó là tập trung cho một cuộc vận động về bảo vệ và phát triển các giá trị to lớn của nghề thủ công. Lấy cuộc vận động này làm trung tâm động lực cho sự phát triển bền vững các làng nghề, nghề thủ công, trong sáng tạo sản phẩm thủ công, hướng đến chất lượng và ý nghĩa trong mỗi chế tác sáng tạo ra.
Nguyễn Lực
Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
Xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ: Cơ hội và thách thức
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 | 25/12/2024 Tin tức
Bình Định: giữ gìn nghề truyền thống hướng đến du lịch cộng đồng
08:49 | 25/12/2024 Tin tức
Tin khác
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
10:56 | 23/12/2024 Tin tức
Tạp chí xác định được Vị thế Bản sắc và nâng Chất lượng
09:12 | 23/12/2024 Tin tức
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 | 20/12/2024 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 | 20/12/2024 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
13:54 | 18/12/2024 Tin tức
300 nghệ nhân, doanh nhân tham gia Liên hoan sinh vật cảnh Thủ đô năm 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Nâng tầm giá trị hạt muối thông qua Festival nghề muối Việt Nam 2025
10:22 | 18/12/2024 Tin tức
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
09:19 | 17/12/2024 Tin tức
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội thảo "Thực trạng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Nam Định" – Khẳng định vai trò then chốt của của HTX trong các chuỗi giá trị nông sản.
15:00 | 15/12/2024 Tin tức
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 | 13/12/2024 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 | 13/12/2024 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức