Hà Nội: Hướng tới nền nông nghiệp bền vững
Hà Nội duy trì hơn 5.000ha sản xuất rau an toàn (Ảnh minh họa)
Hơn 5.000ha sản xuất rau an toàn
Đánh giá về quy hoạch vùng sản xuất nông sản an toàn tập trung trên địa bàn thành phố, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội cho biết, đến nay toàn thành phố đã duy trì vùng sản xuất rau an toàn hơn 5.000ha.
Trong số này, có 43 mô hình rau áp dụng Hệ thống bảo đảm chất lượng nội bộ (PGS) với tổng diện tích 1.700ha; duy trì hơn 1.300ha rau, quả, chè theo tiêu chuẩn VietGAP; 181ha nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP, 88 cơ sở chăn nuôi áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, gần 50ha trồng trọt theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
Ngoài ra, thành phố tiếp tục duy trì, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn với 141 chuỗi. Nhìn chung, việc sản xuất theo hướng an toàn không chỉ giúp người dân bán được giá cao hơn 10-15% so với sản phẩm theo hướng truyền thống mà còn giúp các ngành chức năng thuận lợi trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm bán trên thị trường...
Ông Nguyễn Giáp Đông, Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì chia sẻ, để giúp nông dân duy trì và mở rộng vùng sản xuất an toàn, huyện đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương đổi mới công nghệ, liên kết trong sản xuất, bảo đảm nguồn nguyên liệu và kiểm soát được chất lượng chè thành phẩm. Đồng thời, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn theo quy trình VietGAP tại các địa phương có thổ nhưỡng thích hợp. Nhờ đó, huyện Ba Vì đã xây dựng thành công thương hiệu chè Ba Vì với vùng sản xuất chè an toàn có diện tích 1.550ha, năng suất đạt 10,5 tấn/ha/năm, sản lượng cả năm đạt 16.275 tấn búp tươi, giá trị đạt 350 triệu đồng/ha/năm.
Còn theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, hiện nay, huyện quy hoạch vùng sản xuất rau với diện tích 1.180ha, trong đó có hơn 500ha sản xuất rau an toàn tập trung, quy mô lớn. Để kiểm soát chất lượng sản phẩm rau an toàn tại các vùng sản xuất tập trung, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ đó, số lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng giảm khoảng 15% so với các năm trước, nông dân đã biết sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, thảo mộc, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn
Hiệu quả của việc quy hoạch vùng sản xuất nông sản tập trung đã rõ nét nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều khó khăn như: Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều vùng sản xuất bảo đảm theo tiêu chuẩn VietGAP, ISO, hữu cơ... Cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất an toàn đầu tư còn chắp vá, chưa đồng bộ nên chưa thu hút được doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp...
Hà Nội tiếp tục mở rộng tổ chức sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái
Để tháo gỡ khó khăn và tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn từ các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn có sự kiểm soát từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, theo Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát (xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì) – ông Nguyễn Mạnh Hồng, các ngành chức năng cần đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ ở vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp về vốn với lãi suất ưu đãi khi xây dựng trang trại sản xuất an toàn; mở các lớp tập huấn về sản xuất ứng dụng công nghệ cao; liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm an toàn.
Còn theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Ngô Tiến Hoàng, thời gian tới, huyện tiếp tục tạo điều kiện về cơ chế, chính sách nhằm thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; mở rộng quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, vùng lúa chất lượng cao.
Mặt khác, huyện sẽ mở rộng vùng sản xuất rau an toàn công nghệ cao (170ha), cây ăn quả đặc sản gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường (600ha). Đồng thời, mở rộng các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với các hoạt động dịch vụ, du lịch và tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó, huyện sẽ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng loại hình thương mại, dịch vụ, phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp...
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục mở rộng tổ chức sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Ngoài ra, Sở tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tổ chức liên kết, nhân rộng mô hình sản xuất an toàn; đồng thời, hỗ trợ vốn vay từ Quỹ Khuyến nông của thành phố để nông dân đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tạo ra nguồn thực phẩm sạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cung cấp cho người tiêu dùng.
Kiệt Vũ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”
10:31 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
09:42 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
14:51 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”
14:04 | 23/09/2024 Văn hiến Hà Thành
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35
10:15 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Trung thu nghĩa tình
14:01 | 20/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đắk Lắk – Công ty Thanh Hằng tổ chức đêm hội trăng rằm và quyên góp hơn 160 triệu đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc
10:06 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Lẫm An Nghiệp - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm
15:06 | 17/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ra mắt Làng Nghệ thuật Việt Nam
11:04 | 11/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành