Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội: Bàn về định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị thông minh

LNV - Ngày 03/11/2021, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phối hợp với một số đơn vị để tổ chức “Hội thảo Định hướng và giải pháp phát triển Nông nghiệp Thông minh trên địa bàn TP. Hà Nội”.
Để giúp Thành phố có cơ sở ban hành một số chính sách hướng tới mục tiêu nêu trên, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội phối hợp Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng một số cơ quan tổ chức “Hội thảo Định hướng và giải pháp phát triển Nông nghiệp Thông minh trên địa bàn TP. Hà Nội”

Hội thảo có sự tham dự của đại diện các Bộ, ban ngành TW, TP. Hà Nội; đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trường học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; lãnh đạo các quận huyện thị xã thuộc TP. Hà Nội; đại diện các Hiệp hội chuyên ngành, HTX, Doanh nghiệp tư nhân cùng đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, Nghệ nhân, Doanh nhân, Chủ nhà vườn tiêu biểu trong cả nước bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Định hình nông nghiệp thông minh

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phát biểu định hướng tại hội nghị (Ảnh: Thu Hà)


Phát biểu định hướng hội nghị, Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết: Yêu cầu đặt ra với nông nghiệp Hà Nội: với thành phố lớn như Hà Nội đòi đỏi định hình lại hình thái nông nghiệp phải là diện mạo mới, mô hình mới: (i) mô hình nông nghiệp nội đô như thế nào; toàn thành phố như thế nào; định hình nông nghiệp thủ đô quy hoạch như thế nào? Giải quyết những bức xúc hiện nay; Phát huy được giá trị to lớn của trung tâm cả nước, khắp toàn cầu. (ii) câu chuyện nông nghiệp giải quyết bệ đỡ, rất cần một quy hoạch đi trước, sau đó nông nghiệp thông minh.


(Ảnh: Thu Hà)


Về quy hoạch không gian của TP Hà Nội có những trăn trở về quy hoạch nông nghiệp: (i)nông nghiệp chung của thành phố tạo nên diện mạo thủ đô, du lịch trải nghiệm, chống biến đổi khí hậu, vấn đề sản xuất nông nghiệp sử dụng công nghệ nào, áp dụng công nghệ nào để đem lại giá trị chất lượng sản phẩm tốt; (ii) sản xuất cây con giống lớn nhất cả nước, thì giống ưu tiên hàng đầu, việc áp dụng công nghệ giống phải làm như thế nào để đảm bảo được chất lượng giống tốt nhất; (iii) với trồng trọt, chăn nuôi Hà Nội đang cần giữ vững bản sắc nông nghiệp hàng nghìn năm để không bị mất đi như: Đào Nhật Tân, Sen Hồ Tây; bưởi Khánh Thượng, Bưởi Thồ, Bưởi Khánh Dương… Hà Nội rất cần giữ những bản sắc đó nhưng không ô nhiễm môi trường. (vi) Về thủy sản Hà Nội đã quy hoạch mặt nước nội đô phát triển công nghiệp cá cảnh như thế nào, vùng sản xuất quy hoạch tập trung, những vùng đó phải có quy hoạch để tích trữ vùng nước, ví dụ: việc tạo ra hồ điều hòa môi trường sinh thái. (v) về Lâm Nghiệp thay đổi tư duy về quy hoạch như rừng phải là rừng kinh tế; quy hoạch chuyển đổi các loại đất khác, để cải thiện vùng khí hậu, đất bỏ hoang chúng ta trồng rừng; áp dụng nông nghiệp thông minh. Với những tổng quan như vậy chúng tôi rất cần các nhà khoa học góp ý, phân tích.

TS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đưa ra quan điểm về đô thị thông minh


TS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) cho rằng: Nông nghiệp đô thị là ngành kinh tế tổng hợp trong và ven đô thị, bao gồm hoạt động nuôi trồng; sản xuất, chế biến và cung ứng dịch vụ về rau; hoa; quả; thảm thực vật; cây cảnh; cây trang trí; cây dược liệu; cây trồng nông nghiệp và các sinh vật hữu ích khác. Nông nghiệp đô thị dùng phương pháp canh tác hữu cơ, sinh thái, công nghệ chính xác và giải pháp kỹ thuật truyền thống kết hợp với hiện đại không cần nhiều diện tích, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất thải sinh hoạt nhằm cung cấp lương thực thực phẩm tươi sống, tạo không gian xanh, không khí trong lành. Một số giải pháp thúc đẩy nông nghiệp thông minh ở Hà Nội được TS Đào Thế Anh luận bàn như: (i) Nông nghiệp thông minh cần được khuyến khích trong phát triển nông nghiệp đô thị Hà Nội, dựa trên nghiên cứu về thị trường và các nhu cầu của cư dân đô thị; (ii) Hà Nội cần quy hoạch đất nông nghiệp ổn định và không gian cho nông nghiệp đô thị, đối với từng tiểu vùng nhằm thu hút đầu tư; (iii) tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để chủ động trong quá trình tiếp cận nông nghiệp thông minh; (vi) triển khai thiết kế xây dựng nền tảng số, thu nhập cơ sở dữ liệu trực tuyến nông nghiệp thông minh, tích hợp đồng bộ; (v) Hình thành mạng lưới doanh nghiệp công nghệ số và dịch vụ đầu tư phục vụ nông nghiệp và nông thôn thông minh đồng hành cùng nông dân và cư dân đô thị; (vi) Thúc đẩy hợp tác giữa ngành nông nghiệp và công nghệ thông tin để nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh. Qua đó Hà Nội cũng cần xem xét tham gia mang lưới đô thị thông minh quốc tế đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế.

GS. TS. KTS Đỗ Hậu – Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam


Còn GS. TS. KTS Đỗ Hậu – Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam: Thực tế nông nghiệp đô thị tại Hà Nội không những có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố mà còn là hình mẫu cho phát triển nông nghiệp ven đô trong cả nước. Vì vậy đầu tư phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái trong quá trình đô thị hóa trong giai đoạn tới là một trong những trọng tâm, chiến lược phát triển nông nghiệp của thành phố, đóng góp vào xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Đồng thời KTS Đỗ Hậu nhấn mạnh thực trạng về nông nghiệp cần phải tổ chức lại nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững; sự phức tạp và tính đa dạng của nông nghiệp cần có những phương pháp tiếp cận đa ngành; tổ chức không gian nông nghiệp đô thị là một trong những xu hướng tất yếu, việc cấu trúc đô thị đã xác định sự tồn tại mô hình không gian nông nghiệp đô thị là hết sức cần thiết: chúng ta cần đánh giá lại những quy hoạch củ; và có phương pháp thiết thực cụ thể.

Góp ý tại hội thảo Chuyên gia kinh tế - Nguyễn Hoàng Dũng - Chủ tịch Công ty Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển bền vững [SDLT] cho rằng: Nền nông nghiệp hiện đại đầu tư công nghệ cao và Hà Nội là đầu tàu về công nghệ cao, tận dụng tối đa tài nguyên, ngành nông nghiệp thủ đô phải mang đậm đặc sản có tính hiện đại: như cây lúa, vải… mang đậm yếu tố văn hóa, ngoại giao. Tính hiện đại, thịnh vượng, bền vững luôn được cập nhật. Đồng thời cơ hội của nông nghiệp thông minh, cuộc cách mạng công nghiệp 4,0 chúng ta không đứng ngoài cuộc, thông qua nền tảng của công nghệ chúng ta biết được thời gian canh tác con giống…

Theo GS. TSKH Trần Duy Quý - Chủ tịch hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam: Trong những năm qua trên thế giới có 5 xu hướng công nghệ phát triển: (i) Công nghệ thông tin; (ii) Công nghệ vật liệu mới; (iii) Công nghệ sinh học; (iv) Công nghệ tự động hóa; (v) Công nghệ trí tuệ nhân tạo. Những công nghệ này tác động nhiều ngành kinh tế và ngành nông nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật này. Nông nghiệp thông minh sẽ là xu hướng của thời đại, sẽ tiếp tục phát triển trong thế kỷ này và các thế kỷ tiếp theo. Xây dựng nông nghiệp đô thị và ven đô là rất cần thiết góp phần tạo cảnh quan đô thị và hài hòa cuộc sống.

Hiện nay công nghệ tự động hóa được triệt để áp dụng rộng rãi cho nông nghiệp thông minh như làm đất, tưới, trồng, cấy, bón phân…Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng đóng góp vỗ cùng quan trọng góp phần tạo chuỗi liên hoàn trong cung ứng hàng hóa, đặc biệt trong đại dịch Covid 19.

Ngành nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực sự là “trụ đỡ” cho nền kinh tế

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến hết sức phức tạp nhưng ngành Nông nghiệp Hà Nội đã nỗ lực đạt được mức tăng trưởng rất đáng khích lệ (quý I tăng 2,51%, quý II đã tăng lên 3,09% và quý III tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước và phấn đấu đạt 4,2% trong cả năm 2021). Hà Nội đã đóng góp tích cực trong tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 67,7 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu ước đạt trên 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước khoảng 32,2 tỷ USD, tăng 41,6%. Qua đó, khẳng định Ngành nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, ổn định an sinh xã hội mà thực sự là “trụ đỡ” cho nền kinh tế.

Đề xuất những giải pháp trong việc phát triển nông nghiệp công Tiến sĩ Mai Quang Vinh - Liên minh HTX kinh tế số Việt Nam đề xuất một số ứng dụng công nghệ thông minh: nhật ký điện tử EGAP: quản lý, truy suất minh bạch thương hiệu nông sản; thay thế nhật ký giấy thủ công, quản lý giấy tờ khó tiếp cận, khó minh chứng bằng nhật ký điện tử công khai, minh bạch. Hay ý tưởng tháp rau hữu cơ của công ty CP Nông nghiệp Hữu cơ Eco Việt Nam – ông Trần Đình Khâm nhấn mạnh: Tháp rau hữu cơ là sản phẩm được thiết kế chuyên biệt cho việc trồng rau hữu cơ tại gia đình, giúp các gia đình có diện tích ban công hay sân thượng có thể tự cung tự cấp rau sạch, tiết kiệm mỗi tháng hàng triệu tiền rau sạch mà không tốn nhiều chi phí cũng như công sức trồng trọt.


Ứng dụng công nghệ thông minh: nhật ký điện tử EGAP, mô hình máy bay không người lái được góp ý, phân tích tại hội nghị


Trên địa bàn Thành phố, hiện nay có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (105 mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, 39 mô hình về chăn nuôi, 15 mô hình về thủy sản và 01 mô hình kết hợp trọt và chăn nuôi); giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện nay chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố. Trong đó công nghệ, thiết bị lựa chọn ứng dụng chủ yếu là thông minh trong việc quản lý, điều khiển môi trường nuôi trồng giúp giảm nhân công lao động, tăng chất lượng và sản lượng nông sản.

Kết luận Hội nghị, ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nhấn mạnh trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội sẽ thiết lập hệ sinh thái các nhà sinh học, các nhà chuyên gia tham vấn, góp ý kiến nhằm phát huy trí tuệ chất xám của các chuyên gia được tốt hơn.

Tin/ảnh: Nguyễn Nam – Thanh Hậu


Tin liên quan

Tin mới hơn

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.

Tin khác

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 17-6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

LNV - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

LNV - Tỉnh Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu. Một điểm nhấn quan trọng trong hành trình này là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào xây dựng nông thôn thông minh.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động