Hà Giang: Phát triển các sản phẩm làng nghề đặc trưng để phục vụ du lịch
Làng nghề dệt vải lanh là một trong những làng nghề ở Hà Giang rất nổi tiếng. Đây là làng nghề của người H’Mông ở xã Lùng Tám, cách trung tâm Quản Bạ khoảng 20km. Người H’Mông làm lanh hoàn toàn rất thủ công, họ trồng cây đến lúc thu hoạch rồi tách vỏ, se sợi và dệt lanh.
Đến với làng nghề dệt vải lanh, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh cô thôn nữ H’Mông đang dệt vải bên khung cửi đai lưng, một hình ảnh đẹp mang ý nghĩa nhân văn. Hình ảnh này thể hiện một phần tính nết của người phụ nữ dân tộc nơi đây, vẻ đẹp dịu dàng cùng sự chăm chỉ của người phụ nữ Mông. Dệt lanh là công việc mà bất kể phụ nữ H’Mông nào cùng phải thành thạo đến tuổi trưởng thành, đã trở thành truyền thống lâu đời của người dân tộc này.
Những tấm vải lanh nhẵn mịn, sợi đều, trắng nhỏ được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo, từ công sức và sự chăm chỉ của các cô gái. Vải lanh mát, nhẹ và bền có thể làm ra nhiều sản phẩm khác nhau như quần áo, túi xách, đệm, gối….Những sản phẩm thủ công này rất được lòng khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài. Du khách tới Hà Giang, ai ai cũng tìm kiếm cho mình một vật dụng để làm kỷ niệm từ chất liệu vải lanh này.
Làng nghề làm khèn
Giống như nghề dệt vải lanh, làm khèn cũng là một trong những làng nghề ở Hà Giang rất nổi tiếng. Làng nghề làm khèn truyền thống rải rác có ở các xã Hố Quáng Phìn, Sủng Trái và Vần Chải, huyện Đồng Văn. Nhờ có làng nghề này mà đã sản xuất ra nhiều loại khèn dân tộc độc đáo khác nhau. Du khách tới thăm Hà Giang, thường tìm đến những làng nghề khèn để được chiêm ngưỡng những chiếc khèn dân tộc và thể hiện tài thổi khèn của mình.
Nguyên liệu để làm ra những chiếc khèn là gỗ, vỏ cây đào rừng và trúc. Từ nguyên liệu tự nhiên này, những nghệ nhân làm khèn khéo léo tạo ra chiếc khèn 6 ống và một bầu cộng hửng. Tài nghệ của các nghệ nhân nơi đây khiến du khách thấy ngỡ ngàng, bởi họ không hề sử dụng một thước đo nào, chỉ dùng mắt và tay mà các bộ phận lại vô cùng ăn khớp, tạo nên âm thanh trầm bổng, da diết cho tiếng khèn.
Làng nghề làm giấy bản
Một làng nghề ở Hà Giang nổi tiếng khác là nghề làm giấy bản. Làng nghề làm giấy bản ở thôn Thanh Sơn, cách thành phố Hà Giang khoảng 60 km. Đây được xem là một làng nghề nổi tiếng lâu đời thuộc thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang .Làng nghề làm giấy bản do người Dao khởi xướng và có từ cách đây gần 100 năm. Để làm ra những giấy bản, người dân tộc Dao đã lấy nguyên liệu từ nguồn thiên nhiên có sẵn là cây vầu non, dây leo. Từ những cây dại tưởng chừng bỏ đi, họ đã tận dùng mà làm ra khối lượng giấy bản vô cùng lớn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh trong các nghi lễ cắp sắc, cầu an của mình.
Để làm ra một tờ giấy bản, đòi hỏi người thợ phải thật kiên trì và tỉ mỉ, phải làm cẩn thận từ khâu ủ vôi, tráng, phơi phóng và bóc tách…được thành quả là những tờ giấy bản mỏng tanh mà vẫn bền, dai, màu đẹp mà vẫn giữ được mùi hương thơm của cây rừng.
Làng nghề chạm bạc
Cũng giống như nghề làm giấy bản, nghề chạm bạc từ lâu đã phát triển thành làng nghề ở Hà Giang nổi tiếng. Nghề chạm bạc gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của người dân tộc nơi này. Chúng phát triển trước hết là phục vụ nhu cầu làm đẹp của chính người dân sau là bán ra nhiều chợ khác nhau thu hút du khách. Những món đồ trang sức bằng bạc trên người, trên trang phục của người phụ nữ Dao như vòng cổ, hoa tai, xà tích…là sản phẩm của làng nghề chạm bạc. Làng nghề chạm bạc truyền thống ở Hà Giang xuất hiện ở mợ số nơi là huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Yên Minh, Mèo Vạc…
Nghề chạm bạc ra đời từ rất lâu, cách đây khoảng hàng trăm năm. Lúc ban đầu, rất nhiều gia đình đã làm nghề này để kiếm sống nhưng đến này số lượng hộ làm ít dần đi. Tuy nhiên, về chất lượng, độ tinh xảo, đẹp mắt và độc đáo của những sản phẩm chạm bạc vẫn không hề giảm đi. Du khách có dịp vào thăm một trong số những làng nghề chạm bạc nào ở cao nguyên đá chắc hẳn sẽ phải ngỡ ngàng khi được tận mắt chứng kiến các công đoạn sản xuất thủ công nhưng đầy điêu luyện chỉ bằng các dụng cụ thô sơ truyền thống.
Nguyên liệu và vật dụng để làm sản phẩm chạm bạc là từ những mảnh bạc vụn thô giáp được các nghệ nhân dùng đe , búa khéo léo miệt mài trong nhiều ngày để tạo hình, chạm, khắc nhiều hoa văn tinh tế, những món đồ trang sức như vòng tai, lắc, nhẫn…..
Làng nghề rèn
Không thua kém về độ nổi tiếng, nghề rèn từ lâu đã trở thành làng nghề ở Hà Giang nổi tiếng. nghề truyền thống của nhiều bà con dân tộc ở huyện Vị Xuyên, Xín Mần, Mèo Vạc. Làng nghề rèn ở Hà Giang sản xuất ra những vật dụng thiết thực phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân tộc Hà Giang. Sản phẩm là dao, liềm, cuốc, xẻng, lưỡi cày, lưỡi cuốc….Nghề rèn không khó, không cầu kỳ như nghề chạm bạc nhưng lại đòi hỏi người nghệ nhân phải có sức khỏe vì để làm ra một sản phẩm rèn cần nhiều công sức. Người làm nghề rèn phải thật sự khỏe có đôi tay rắn chắc để làm ra nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn. Bên cạnh sức khỏe, người nghệ nhân cũng cần có sự khéo léo và điêu luyện để cho ra đời những sản phẩm không chỉ cắt sắc, cày hay mà còn bóng, bền và đẹp.
Du khách nếu có cơ hội đến khám phá làng nghề rèn ở Hà Giang sẽ thấy được lỗi vất vả của tay thợ rèn, từng giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt vất vả của người nghệ nhân. Đến làng nghề ở Hà Giang làm rèn sẽ thấy được sản phẩm vừa là vật dụng sản xuất, vừa là vật tượng trưng độc đáo mang giá trị truyền thống dân tộc độc đáo ở đây.
Đặc biệt, du khách nếu tới Hà Giang một lần, hãy thử khám phá từng làng nghề ở Hà Giang để thấy cái đẹp, tính nhân văn cũng như nét đẹp truyền thống của người dân tộc vùng cao nguyên đá. Hơn nữa, có du khách sẽ tìm được những vật dụng kỷ niệm đẹp cho mình.
Kim Hạnh (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
13:30 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng
11:43 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:09 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù
18:37 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!
18:29 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 | 10/04/2025 Tin tức

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
11:25 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Mặn lắm” nước mắm!
11:19 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Thụy An - Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
09:48 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức
11:04 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
11:03 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
08:42 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025: Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
21:16 | 08/04/2025 Tin tức

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân
09:24 Nông thôn mới

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề
09:24 Tin tức

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:24 Nông thôn mới

Bình Định khánh thành tuyến đường mở ra không gian phát triển mới về phía Tây đầm Thị Nại
09:23 Tin tức