Gốm Bàu Trúc – Nét độc đáo văn hóa Chăm
Thoạt nhìn, tưởng chừng rất dễ làm, nhưng nếu không được học và rèn luyện thì khó mà làm được. Người không biết nghề chỉ đi vài vòng quanh khối đất sét được đặt trên một cái gọi là trụ kê để nặn sản phẩm sẽ dễ bị hoa mắt chóng mặt.
Làng gốm Bàu Trúc nằm ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước cách thành phố Phan Rang- Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận chưa đầy 10km. Đây là làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm đã có từ rất lâu đời. Cái tên Bàu Trúc có tên gốc Chăm là Paley HamuTrok, nghĩa là “làng trũng”, nhô ra cuối triền sông. Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ xưa nhất của Đông Nam Á. Tuy nhiên, làng nghề đang còn nhiều hạn chế do tính chất sản xuất nhỏ, sản phẩm chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với gốm cùng loại
Nghệ nhân ở Bàu Trúc làm gốm không máy móc, không bàn xoay, nhưng vẫn tạo ra những sản phẩm gốm mộc mạc.
Gốm Bàu Trúc có ba cái lạ và một cái đặc biệt. Lạ vì gốm được làm hoàn toàn bằng tay (không dùng bàn xoay); Thợ làm gốm đều là phụ nữ và chỉ có đất ở vùng đó mới làm được gốm mà không dùng bàn xoay. Còn điều đặc biệt là nguyên liệu làm gốm của nơi này được lấy từ sông Quao, loại đất nổi tiếng dẻo tạo nên sản phẩm đẹp màu, bề mặt láng mịn. Nước hay thức ăn để trong đó lâu hỏng và luôn mát hơn nhiệt độ bên ngoài. Người chơi gốm Bàu Trúc cũng phải hiểu văn hóa của gốm Bàu Trúc. Mỗi sản phẩm có quy định về cách bày riêng để hợp phong thủy chứ không phải thích bày ở đâu thì bày. Phù điêu, tượng thường nên bày ở góc nhà, ở vườn để có tác dụng trừ hung, trấn an.
Các sản phẩm gốm Bàu Trúc sau khi làm xong có màu đỏ tự nhiên của đất hoặc vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu, thể hiện đặc trưng của nền văn hóa Chăm-pa.
Sản phẩm gốm Bàu Trúc không dùng lò nung mà được nung lộ thiên ở nhiệt độ cao từ 5-6 giờ. Nung gốm phải chọn ngày nắng, củi được chất bên dưới, sản phẩm gốm đặt ở trên theo nguyên tắc lớn dưới, nhỏ trên. Cuối cùng, phủ một lớp rơm cho kín để khi cháy, tro rơm không làm bốc hơi nóng giúp sản phẩm có màu đẹp tự nhiên. Khi gốm chín, cứ để nguyên trên lò nếu là sản phẩm thô. Riêng với sản phẩm mỹ nghệ, lúc lửa tắt cần cho ngay gốm vào nước vỏ đều để có màu đỏ đẹp. Với những sản phầm cần nhuộm màu, sau khi nung sẽ được phun hoặc ngâm nước chiết xuất từ cây cây thị- một loài cây lấy ở trên núi của vùng Ninh Thuận.
Đàn ông chế tác các sản phẩm tượng, làm tháp, làm phù điêu.
Bà Đàng Thị Phan, nghệ nhân gốm Bầu Trúc cho biết, trước đây, dân Bàu Trúc sống nhờ nghề gốm. Con gái trong làng lớn lên 12,13 tuổi đã biết nhào đất, nặn gốm… thiếu nữ về nhà chồng phải biết nung gốm, nấu cơm, nấu nước bằng nồi đất nung do chính tay mình làm ra. Bây giờ, cả làng chỉ còn vài chục hộ gia đình trên tổng số 400 hộ của làng làm gốm. Sản phẩm cũng chỉ để bán cầm chừng mỗi khi có khách du lịch ghé qua làng. Nghề làm gốm cũng là cha truyền con nối, không có trường lớp nào dạy, lại cộng thêm vất vả nên giờ lớp trẻ không theo nghề. Giờ không nhiều người làm gốm Bàu Trúc, nhưng niềm yêu nghề và lòng tin nghề sẽ được gìn giữ chưa bao giờ vơi trong người nghệ nhân. Giờ làm gốm mỹ nghệ chứ không chỉ là đồ gia dụng như xưa nữa nên đàn ông Bàu Trúc làm gốm cũng nhiều. Đặc biệt, phụ nữ chỉ làm lu, khương, chậu, bình hoa... còn như Tháp Siva, phù điêu, tượng thì đều là đàn ông làm, phụ nữ không được làm.
Bài, ảnh: Thanh Lam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
10:23 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 | 19/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa
10:27 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
08:28 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 | 17/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa tháng 3
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định
08:58 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:42 | 13/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm
08:49 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ
15:20 | 11/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
14:32 | 10/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”
14:00 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào
09:51 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh
15:45 | 06/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch
14:48 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Áo tơi: Sự khéo léo trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
14:34 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025
18:11 Tin tức

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 Văn hóa - Xã hội

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn
11:29 Tin tức

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025
10:24 Nông thôn mới

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 Làng nghề, nghệ nhân









