Cận cảnh ngôi chùa ở Sóc Trăng là nơi trú ngụ của hàng vạn con dơi
Chùa Dơi nằm ở khóm 9, phường 3, thành phố Sóc Trăng. Trong tiếng Khmer, "Mahatup" có nghĩa là trận kháng cự lớn. Nơi đây từng diễn ra một trận đánh ác liệt của phong trào nông dân nổi dậy chống bọn phong kiến ngày xưa. Sau trận đánh đó, dân chúng tản cư trở về sinh sống, họ cho rằng vùng đất này là đất lành nên xây chùa thờ Phật.
Theo thư tịch cổ của Chùa còn để lại: Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569 dương lịch, cách đây 440 năm do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Chùa từng được trùng tu nhiều lần. Năm 1960 chánh điện được sửa chữa toàn bộ. Năm 2008 chùa bị cháy chánh điện và vào tháng 4 năm 2009, chánh điện chùa được phục chế lại như cũ.
Kiến trúc chùa Dơi mang đậm văn hóa Khmer ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Họa tiết trang trí, điêu khắc, hội họa đều ảnh hưởng bởi kiến trúc Khmer sâu đậm. Chùa Dơi bao gồm một quần thể: Ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của sư sãi và tín đồ, phòng ở của sư sãi và trụ trì, các tháp để tro người chết, phòng khách… Khuôn viên chùa rộng và có nhiều cây cổ thụ, diện tích toàn bộ chùa lên tới 4 hecta.
Cổng chùa được xây dựng theo kiến trúc tôn giáo, trang trí các hoạ tiết các hoa văn hình cánh sen và hoa cà ri cách điệu. Công trình kiến trúc tiêu biểu trong quần thể kiến trúc Chùa Mã Tộc là ngôi chính điện. Ngôi chính điện có chiều dài 20.8m, chiều rộng 11.3m được xây dựng trên nền cao hơn mặt đất tự nhiên 1m. Bao quanh ngôi chính điện là đá kết xi-măng. Mặt bằng chính điện hình chữ nhật trải dài theo hướng Đông Tây. Cửa chính quay ra hướng Đông. Phần mái chính điện là một kết cấu đặc biệt, gồm 4 hệ thống mái chồng lên nhau với khoảng cách nhất định.
Bên trong chánh điện có tượng Phật sơn son thiếp vàng, cao khoảng 2m, trên bệ thờ cao khoảng 1,5m được đắp nổi nhiều hoa văn hình cánh sen. Ngoài tượng Phật lớn còn có nhiều tượng Phật nhỏ khác.
Đối diện với ngôi chính điện về hướng Tây là dãy nhà Sa La (nhà hội của sư sãi), phòng của sư trụ trì, phòng khách và rải rác xung quanh ngôi chính điện là những tháp đựng cốt tro người chết, mỗi tháp mang dáng kiểu khác nhau. Nhìn chung toàn bộ quần thể kiến trúc cân đối nhau một cách hài hoà, làm chúng ta liên tưởng đó là cả một rừng hoa văn với những bố cục hài hoà, gọn gàng, những đường nét uyển chuyển đầy ấn tượng… toát lên tinh thần lao động cần cù và sáng tạo qua đôi bàn tay khéo léo của người Khmer.
Bên cạnh kiến trúc cầu kỳ của ngôi chùa, chùa Dơi còn thu hút khách thập phương tới tham quan là bởi sự xuất hiện của loài dơi. Dơi ở đây đã sinh sống từ trước cả lúc bắt đầu xây dựng chùa. Dù Sóc Trăng cũng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh, vườn cây bóng mát, nhưng loài dơi chỉ chọn chùa Mã Tộc làm nơi cư trú. Chúng chỉ đậu trên những tán cây trong khuôn viên chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.
Hiện nay, số lượng dơi ở ngôi chùa không thể tính toán được, chỉ ước lược có khoảng vài vạn con. Vào lúc hoàng hôn, khung cảnh ở Chùa Dơi trở nên rộn ràng, chi chít tiếng dơi gọi đàn, xào xạc tiếng vỗ cánh va chạm vào cành cây.
Thêm một điều kỳ lạ là đàn dơi bay thành hàng và lượn vài vòng trên bầu trời khu vực chùa chứ không bao giờ bay thẳng qua nóc ngôi chính điện. Dù chưa thể giải thích vì sao nhưng nhiều người liên tưởng điều này giống như lời cầu khẩn đức Phật ban phước lành của bầy dơi trước khi đi.
Có một điều mà không ai lý giải được là dơi không ăn trái cây vùng lân cận cũng như trái cây trong khuôn viên Chùa, mà phải đi ăn rất xa. Những điều khó lý giải càng khiến du khách nhiều nơi cảm thấy tò mò .
Đến nay, chùa Dơi là một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Sóc Trăng, vừa tới vãn cảnh chùa vừa lắng nghe những câu chuyện bí ẩn xung quanh để thỏa mãn trí tò mò.
Theo Phụ nữ VN
Tin liên quan
Tin mới hơn

Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm
15:18 | 12/05/2025 Du lịch làng nghề

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 | 09/05/2025 Du lịch làng nghề

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ
10:05 | 06/05/2025 Du lịch làng nghề

Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, Bình Định đạt doanh thu 350 tỷ đồng
11:49 | 05/05/2025 Du lịch làng nghề

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”
21:00 | 04/05/2025 Du lịch làng nghề

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang
10:09 | 29/04/2025 Du lịch làng nghề
Tin khác

Phát triển du lịch kết nối làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển
08:52 | 22/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng
08:50 | 22/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp kỳ vĩ với khối đá hình thù lạ mắt
21:16 | 08/04/2025 Du lịch làng nghề

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025
16:02 | 01/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định - Đà Nẵng - Khánh Hòa kết nối sản phẩm du lịch đường sắt
15:16 | 01/04/2025 Du lịch làng nghề

Về Phú Túc ngắm hoa rì nở
15:14 | 01/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí
08:27 | 31/03/2025 Du lịch làng nghề

Phú Yên: “Biển rừng hòa một” và thông điệp “Đi Phú Yên đi”
10:19 | 20/03/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Du khách nô nức lên suối Tà Má thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang
14:31 | 10/03/2025 Du lịch làng nghề

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Làng chài Nhơn Hải vào mùa rêu xanh
11:38 | 01/03/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh
09:19 | 24/02/2025 Du lịch làng nghề

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi
09:57 Sức khỏe làm đẹp

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 Nông thôn mới

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
09:54 Khuyến nông

Hơn 500 sản phẩm OCOP, làng nghề được tư vấn, giới thiệu tại quận Tây Hồ
09:52 Tin tức

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam
09:15 Nghiên cứu trao đổi