Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
Và bất ngờ hơn là quyển sách hơn 700 trang này đọc vô cùng hấp dẫn từ trang đầu đến tận trang cuối, hút người đọc từng trang sách, tuy không có những tình tiết ly kỳ, rùng rợn, câu khách… Chỉ là câu chuyện con người, chuyện tình người, chuyện sinh sống, làm ăn bươn trải… Nhưng xuyên suốt quyển sạch là cái tâm, cái tài, ý chí vươn lên của cậu bé Thành – nhân vật chính trong sách.
Cậu bé Thành sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở Thanh Hoá, nhà có 5 anh chị em cả thảy. Bố là ông Lân Trai – một người làm nghề buôn bán gỗ, luồng nứa từ miền thương du về xuôi. Trước năm 45, nhờ chịu khó làm ăn, ông cũng có tiền mua được nhà riêng và có tham gia Hội kín Cách mạng. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất, ông bị tố lên địa chủ, nhà cửa bị tịch thu, gia đình rơi vào khó khăn, bị o ép… Các con của ông phải đi làm thuê, ra các thành phố như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội… kiếm sống. Thành là út, lúc đó 10 tuổi cũng chịu gian nan, học hành bị đứt đoạn. Sau cải cách, nhờ quá khứ có tham gia cách mạng, gia đình ông Lân Trai được hạ xuống tiểu thương, nhưng của cải đã mất sạch. Cả gia đình lại quyết tâm lao động, làm lại từ đầu bằng con đường lương thiện, vươn lên bằng ý chí và sự chịu thương chịu khó.
10 tuổi, vì khó khăn không đủ ăn, Thành trải qua nhiều cảnh đời vất vả như phải đi làm con nuôi một gia đình khá giả (nhưng không thành), đi ở trong chùa, đánh chuông cho sư phụ để có ăn, rồi đi theo anh chị làm muối với ngư dân… Lớn hơn chút nữa, Thành ra Hà Nội học, vừa đi ở nhờ, đi học, lao động thêm để kiếm sống. Có dạo vừa đi học, vừa đi làm xe bò kéo. Có lúc đi dạy bổ túc văn hoá cho các cán bộ để lấy tiền ăn học…
Các anh chị em đều rời quê, lang bạt các thành phố, đi làm cho Nhà nước hoặc công nhân buôn bán lẻ… Ông Lân Trai thì ra Hải Phòng, tuy tuổi cao nhưng cũng ngồi bán nước chè để không làm nặng gánh con cháu. Cả gia đình lao vào cuộc mưu sinh. Có những trang tác giả miêu tả cuộc sống tuy khó khăn nhưng con người đối với nhau rất nhân văn, ấm áp. Toát lên một tình người, một chữ “tâm” giữa gian khổ, đau thương, xa cách. Tình bố mẹ, tình anh chị em, tình bạn bè, hàng xóm giúp nhau khi hoạn nạn… Có một thời đại tuy nghèo khổ nhưng con người luôn nhân ái như vậy.
Học xong phổ thông, Thành thi trượt vào đại học. Làm gì bây giờ? Một chàng trai không nhà cửa, không tương lai, chỉ có duy nhất một ý chí bền bỉ… Trong khi các bạn vào đại học, Thành đăng ký đi làm công nhân Đội Điều tra rừng thuộc Học viện Nông Lâm. Bạn đọc được phiêu du theo Thành tới những cánh rừng xa tít tận Quảng Bình, Vĩnh Linh, gặp các đồng bào thiểu số, xem họ sinh sống vào cái thời mà nền văn minh chưa đến đây. Rồi Thành lên các cánh rừng Tuyên Quang, Hoà Bình… ở đâu cũng có chuyện lạ, chuyện vui buồn, tình người yêu thương nhau. Đồng bào ta ở đâu cũng tốt, cũng quý người.
Sau bao nhiêu gian truân, cuối cùng Thành cũng đạt được tiêu chí là phải vào đại học. Ngày anh vào Đại học Lâm nghiệp cũng là ngày người yêu, đồng nghiệp trong tổ Điều tra rừng cũng có giấy gọi vào Sư phạm. Cuộc đời nở hoa, nhưng họ không thể lường được trước còn bao gian truân đang chờ họ trên mỗi bước đường đời.
Nhờ học giỏi, Thành tốt nghiệp dễ dàng trong Đại học 5 năm. Ngày anh ra trường cũng là lúc Khuê – vợ anh, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, khoa Văn. Đám cưới được tổ chức giản dị, chỉ có bánh kẹo nhưng rất vui. Bạn bè đến rất đông vì ai cũng yêu quý anh.
Rồi Thành được phân làm giáo viên chủ nhiệm khoá 3 một trường về chế biến gỗ. Vợ đi dạy xa. Một cuộc chiến đấu mới. Trường thuyên chuyển địa điểm, giáo viên ít vì là thời chiến. Một tay anh Thành tổ chức, xây dựng trường, rồi đào tạo các thế hệ trẻ. Và khó khăn khi nền kinh tế thị trường mở cửa, con người thay đổi…
Sau nhiều năm phấn đấu, anh Thành dần được cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè tín nhiệm. Hơn 30 năm sau, ông Thành đã về hưu với vị trí Hiệu trưởng, là nhà giáo ưu tú và được Huân chương Lao động hạng Nhì vì công tác tận tuỵ, đối xử nhân ái và đào tạo một thế hệ tương lai cho đất nước. Ngày ông Thành lên chia tay, cũng là ngày ông nhận Huân chương Lao động trong tình cảnh tràn đầy trìu mến của thầy cô, đồng nghiệp và bè bạn.
Đóng quyển sách lại, dư âm về sự nỗ lực phấn đấu của một con người, một thanh niên có tâm, có tài, tình người, tình yêu lao động thật đáng trân trọng. Xin cảm ơn tác giả, nhà giáo ưu tú Trịnh Quốc Đạt đã đem lại cho bạn đọc một tác phẩm văn học quý giá, và cho chúng tôi hiểu hơn nữa về một thời đại lịch sử gian khó mà mỗi người Việt Nam đều trải qua.
Tin liên quan
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Kết nối cộng đồng làng nghề - Hội nhập quốc tế
10:28 | 26/01/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần biểu dương, đánh giá cao hoạt động của Tạp chí Làng nghề Việt Nam
09:47 | 22/12/2023 Tin tức
Cần sự gắp kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
09:32 | 14/07/2023 Tin tức
Tin mới hơn
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến
10:18 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phiên chợ vùng cao cuối năm
10:16 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
10:15 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”
21:42 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến
10:18 Văn hóa - Xã hội
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự chúc mừng huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới
10:16 Nông thôn mới
Phiên chợ vùng cao cuối năm
10:16 Văn hóa - Xã hội
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
10:15 Văn hóa - Xã hội
Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 Kinh tế