Độc đáo nghệ thuật vẽ sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào H’mong
Vải sáp ong không chỉ được sử dụng trong may mặc mà còn thể hiện tính nghệ thuật qua nhiều hình thức trưng bày khác nhau như làm tranh. Ảnh: avanaretreat. |
Theo một số tư liệu, nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải đã hình thành từ lâu đời, người H’mong kế thừa và phát triển từ tổ tiên của họ. Trải qua nhiều thăng trầm, nét văn hóa này vẫn được gìn giữ và sử dụng vào trang phục của người đồng bào. Không chỉ là nét đặc trưng riêng biệt, vẽ sáp ong trên vải cũng được ứng dụng vào trang phục hiện đại, tạo nên nhiều sản phẩm đa dạng phục vụ khách du lịch và những người yêu thích nghệ thuật truyền thống. Hiện nay, nghệ thuật vẽ sáp ong tạo hoa văn trên vải đang phổ biến trong văn hóa của đồng bào H’mong tại huyện Mai Châu (Hòa Bình), huyện Mường Chà (Điện Biên), huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)…
Vải sáp ong là sự kế thừa tinh hoa truyền thống đồng bào H'Mong, thể hiện sự sáng tạo của người làm vải qua từng họa tiết. Ảnh TL. |
Tìm hiểu về cách vẽ sáp ong trên vải, đồng bào H’Mong chia sẻ rằng họ phải rèn luyện kỹ thuật thành thạo, kiên trì chế tác và sáng tạo, cùng với đó là chọn lọc kỹ lưỡng nguyên liệu để thực hiện. Loại vải dùng để vẽ sáp ong là vải cotton hoặc vải lanh đã giặt sạch và được làm phẳng. Sáp ong tốt lấy trong rừng sẽ có màu vàng và màu đen, được đun chảy với lửa nhỏ, sau đó sẽ được hòa với nhau để tạo ra màu phù hợp với trang phục. Một dụng cụ quan trọng không kém là bút vẽ - một loại bút có cán bằng tre và đầu bằng hai tấm đồng nhỏ có cạnh tròn và trơn, úp vào nhau để chứa sáp ong nóng bên trong. Người vẽ sẽ dùng đầu bút chấm một lượng sáp ong vừa đủ và thực hiện từng nét vẽ trên vải.
Với cây bút đặc biệt, người dân tộc H'Mong sẽ tạo hoa văn ngay trên vải. Ảnh TL. |
Sau khi hoàn thành công đoạn vẽ, tấm vải sẽ được mang đi làm nóng cho lớp sáp tan ra, có thể luộc hoặc hấp vải. Qua quá trình này, những hoa văn dần lộ ra. Để tạo nên màu sắc tươi tắn hơn, người H’mông sẽ lấy chàm về nhuộm và mang phơi dưới nắng trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào yếu tố thời tiết. Có thể thấy, để làm ra một sản phẩm như tranh, váy, áo, khăn từ vẽ sáp ong là cả quá trình vô cùng cầu kì với nhiều bước.
Khách du lịch đến Mai Châu (Hòa Bình) trải nghiệm làm vải sáp ong. Ảnh: avanaretreat. |
Hiện nay, nhiều đơn vị du lịch và bà con đồng bào đã mở rộng dịch vụ trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải nên du khách có thể dễ dàng trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này. Việc giới thiệu, quảng bá nghệ thuật đặc biệt này có ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống, tạo thêm công việc và thu nhập cho đồng bào dân tộc H’Mong, đồng thời giúp ngành du lịch Việt Nam có thêm nhiều nét đặc trưng riêng biệt thu hút du khách trong nước và quốc tế./.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức