Hà Nội: 21°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Đình làng Tây Đằng - Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ độc đáo

LNV - Từ nội thành Hà Nội, một ngày nghỉ cuối tuần tôi cùng các bạn làm báo và nhiếp ảnh lên xe theo Quốc lộ 32 khoảng trên 40 km, đi qua thị xã Sơn Tây vài cây số nữa rồi rẽ trái, chúng tôi đến thăm một ngôi đình làng cổ gọi là Đình Tây Đằng. Đình tọa lạc tại thôn Đông, xã Tây Đằng (nay là thị trấn Tây Đằng), huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Đình Tây Đằng xét về mặt kiến trúc gỗ ở các đình làng ở Bắc bộ thì thấy đây là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác tiêu biểu, độc đáo vào loại bậc nhất ở xứ Đoài (phía Tây kinh thành Thăng Long).

Ngôi Đình thờ ba vị Thành hoàng gồm: Thánh Tản Viên, Cao Sơn đại vương và Quí Minh đại vương, đó là những vị anh hùng văn hoá huyền thoại, biểu trưng cho sức mạnh của dân tộc trong việc chế ngự thiên nhiên như thiên tai, giông bão, lũ lụt và chống giặc ngoại xâm...


Toàn cảnh đình làng Tây Đằng.


Căn cứ vào dấu vết kiến trúc và nghệ thuật trang trí hiện còn tồn tại để đối chiếu với các thời điểm lịch sử thì có thể khẳng định, đình Tây Đằng có niên đại khởi dựng vào thời kỳ Nhà Mạc, thế kỷ XVI. Đây là một thời kỳ đất nước tương đối yên bình, nền kiến trúc trong nước phát triển rất mạnh và rực rỡ tương đương với thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu. Với những kết quả kiểm tra bằng phương pháp khoa học cũng đã khẳng định kết luận này. Trải qua nhiều thế kỷ xây dựng và tồn tại đến ngày nay, đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, và lần gần đây nhất là vào năm 2002 - 2004.

Kiến trúc của đình gồm có: Cổng đình, hồ bán nguyệt, nghi môn, tả mạc, hữu mạc, đại đình, giếng đình và một số hạng mục phụ trợ khác.

Cổng đình được xây khá đơn giản, với hai trụ liền tường bao. Trụ có tiết diện hình vuông, với đầu cột bổ trụ ô lồng đèn, không có hoa văn trang trí. Hạng mục này không mang nhiều giá trị nghệ thuật, chủ yếu gắn với chức năng cửa ra, vào và để bảo vệ khuôn viên, kiến trúc của đình.

Hồ bán nguyệt ở ngay vị trí phía trước sân đình, trong hồ thả sen. Ven hồ có hai đường dẫn vào nghi môn và sân đình.

Nghi môn được xây theo dạng tứ trụ. Hai trụ lớn nằm ở hai bên của trục thần đạo. Đỉnh trụ đắp tứ phượng, đầu quay về bốn hướng, đuôi chụm lại tạo thành hình trái giành. Phía dưới phượng là phần mui luyện, với bốn mặt đắp trang trí hình hổ phù uy nghi. Tiếp đến là các ô lồng đèn, có trang trí đề tài tứ linh (long- ly- quy- phượng). Thân trụ soi gờ kẻ chỉ, bên trong đắp nổi các câu đối bằng chữ Hán. Đế trụ thắt dạng cổ bồng. Hai trụ nhỏ ở hai bên, có kết cấu tương tự trụ biểu lớn, với đỉnh trụ đắp hình nghê chầu, tiếp theo là ô lồng đèn được xây vuông trổ thủng, thân trụ đắp nổi các câu đối chữ Hán.
Phía sau nghi môn là khoảng sân rộng. Phần trên trục thần đạo được tôn cao hơn xung quanh một cấp nền, tạo thành kiểu sân rồng để phục vụ việc tế lễ trong hội. Sân được lát gạch Bát Tràng, có kích thước (30 x 30)cm.


Tả - hữu mạc nằm ở hai bên phía trước đại đình, được khởi dựng vào năm Canh Thân (1860). Mỗi toà đều có 3 gian, 2 chái, kết cấu chồng diêm, mái lợp ngói mũi hài, góc mái dạng đao cong, có trang trí hình rồng.

Đại đình có bố cục mặt bằng dạng chữ Nhất, quay hướng Nam (hơi ngả sang Tây, gồm 3 gian, 2 chái lớn. Nền đình được bó vỉa bằng đá tảng, lát gạch Bát Tràng, cao hơn sân 60cm - khoảng tương ứng với bậc tam cấp. Đình có bộ mái thấp, lớn, lợp ngói mũi hài nhiều lớp, với 4 mái xòe rộng, trùm ra ngoài vỉa nền và hai chái. Phần mái có tỉ lệ bằng 2/3 chiều cao của ngôi đình. Các đường bờ nóc, bờ dải được trang trí hoa chanh. Hai đầu bờ nóc là hai con Lân cõng trên lưng một vân xoắn lớn.

Hệ khung đỡ mái của đình tì lực lên 6 hàng cột gỗ, với tổng số 48 cột lớn, nhỏ. Chu vi cột cái 750cm, cột quân 500cm, cột hiên 280cm. Các cột đều được làm theo kiểu “thượng thu- hạ thách”, đứng trên chân tảng bằng đá xanh theo kiểu thức âm - dương, trên tròn dưới vuông. Kết cấu khung chịu lực bằng gỗ, được hình thành qua liên kết các bộ vì. Tương ứng với các gian là 4 bộ vì chính đỡ mái, được thiết kế thống nhất theo kiểu “giá chiêng”. Hầu hết các cấu kiện đều được làm bằng gỗ mít. Trên các cấu kiện gỗ của tòa đại đình đều có các đề tài trang trí rồng, lân, nghê, hoa lá, vân xoắn...

Điểm đặc biệt trong kiến trúc đình Tây Đằng và các ngôi đình cùng niên đại thời Mạc (thế kỷ XVI), như Đình Thanh Lũng (Ba Vì), là còn có thêm bộ phận cánh gà đỡ dưới dạ các xà dọc (tai cột). Cấu kiện này bao gồm hai thân gỗ, có đặc điểm dài ở trên, ngắn ở dưới. Một số cánh gà còn có hai đấu vuông thót đáy kê ở giữa, với thân ván dày, bên dưới còn được chạm khắc tỉ mỉ các đề tài rồng, cá chép hóa rồng. Đình Tây Đằng hiện còn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn hệ thống cánh gà có niên đại sớm nhất và hiếm thấy trong di tích cổ truyền ở nước ta còn đến ngày nay.

Trước đây, bộ khung gỗ của đại đình còn có liên kết ở phía dưới, đó chính là hệ thống dầm sàn. Dầm dọc nối các cột trong cùng một bộ vì, dầm ngang nối các cột (cùng hàng) của các bộ vì với nhau. Ván sàn được lát trên các dầm này. Ngày còn nhỏ tôi đến các đình làng, trong đó có đình làng tôi đều có hệ thống sàn gỗ, gọi là “sạp đình”. Hiện nay các ngôi đình như Mông Phụ (xã Đường Lâm), thị xã Sơn Tây. Đình So (xã Cộng Hòa) huyện Quốc Oai vẫn còn nguyên hệ thống sạp đình bằng gỗ. Ngoài gian giữa, tất các các gian đều có sàn. Tuy nhiên, hiện nay sàn gỗ của đình Tây Đằng không còn nữa. Nền đình đều được lát gạch bát đỏ. Tại gian giữa tòa đại đình, phía trước bài trí sập thờ, hương án, án gian và các đồ thờ tự. Gian chái bên phải đình đặt ban thờ quan Bộ Hộ, các gian bên được để trống, tạo không gian rộng rãi cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng, xã.

Hậu cung là nơi thờ Thành hoàng, lưu giữ các hiện vật linh thiêng và đồ thờ cúng. Cung này được làm tại vị trí trung tâm ngay nửa sau, khoảng giữa hai cột cái và cột quân của gian giữa đại đình, với hệ thống ván sàn bằng gỗ, cao 1,9m so với mặt nền. Cửa hậu cung được làm theo kiểu bức bàn, với 6 cánh, có trang trí tứ linh. Phía trước cửa hậu cung là khám gian bưng kín, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII. Phía trên khám này được trang trí hai lớp, với bên trong chạm nổi đề tài rồng chầu hoa cúc, bên ngoài chạm hình rồng phun lửa, mắt lồi, trong tư thế nhìn xuống, có đao mác lớn, mũi to, thân tạo vẩy dầy, phía bên trái phần đuôi rồng còn có hình người ngồi, như thể hiện khát vọng cầu nguồn nước. Toàn bộ phần phía trước hậu cung được sơn son thếp vàng. Hai mặt bên hậu cung được bưng kín bằng các đố lụa, có trang trí đề tài Phượng chầu chữ thọ. Bên trong cửa hậu cung là nơi trang trọng, thâm nghiêm được đặt 3 ngai thờ Thành hoàng. Toàn bộ không gian bên dưới gác lửng hậu cung được để trống, không bài trí di vật.

Các mảng chạm khắc trang trí trên kết cấu gỗ của đình Tây Đằng, như tại đầu dư, cốn, xà nách, bẩy, đấu, ván nong, ván lá đề, con rường, vì nóc… được tạo tác qua kỹ thuật chạm lộng, chạm bong kênh, chạm nổi, chạm thủng đã đạt đến đỉnh cao, tạo nên những tuyệt tác về điêu khắc gỗ. Đề tài trang trí cũng rất phong phú, đa dạng về loại hình, gồm linh vật, hình tượng thiên thần, hình tượng con người, biểu tượng tự nhiên, cỏ cây, hoa lá, rồng, lân, hươu, phượng, voi, ngựa, lân hí cầu, voi đi cày, voi phi (voi lồng), hình tượng hươu trong thế chạy phun lửa, thế nằm nghỉ trên một vân xoắn…

Đình Tây Đằng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương, nơi hội tụ cộng đồng làng xã, mà còn là một “bảo tàng văn hoá, nghệ thuật dân gian” sống động, là nguồn tư liệu sáng giá để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của cộng đồng và dân tộc.

Với vị trí và tầm quan trọng của ngôi đình cổ, để bảo tồn và giữ gìn cho thế hệ hôm nay và mãi về sau, ngày 09 tháng 12 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2383/QĐ-TTg, xếp hạng Đình làng Tây Đằng thuộc thôn Đông, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là “Di tích Quốc gia đặc biệt”!

Bài và ảnh Nguyễn Quang Tình

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê

Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê

LNV - An Lão là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bình Định đang thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Hrê gắn với phát triển du lịch theo tinh thần Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền

Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền

LNV - Xà quyền là một trong 8 bài quyền nổi tiếng và cũng là một trong Tứ hình quyền gồm Hổ quyền, Xà quyền, Hạc quyền và Hầu quyền của võ cổ truyền Bình Định, do 6 võ tướng thời Tây Sơn đúc kết soạn thảo và chép vào quyển “Lục lăng bạo chúa”.
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết

Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết

LNV - Với những vần thơ trong trẻo và bình dị, Nhà báo, Nhạc sĩ Đinh Văn Bình đã bước vào sân chơi văn học khi chính thức trở thành hội viên Hội Nhà văn Hà Nội với tấm thẻ Nhà văn trên tay. Từ trải nghiệm trong cuộc sống, anh đã xuất bản 03 tập thơ: “Một mình”, “Chồi xuân ngày mới” và “Thân thương tuổi học trò” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Tri thức phát hành được gửi tặng đến người thân, bạn bè và đối tác.
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa

Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa

LNV - Nhằm tôn vinh nghề trồng hoa gắn với phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ, huyện Mê Linh vừa tổ chức thành công Festival hoa Mê Linh lần thứ hai, một trong những lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc. Sự kiện này không chỉ là dịp để giới thiệu vẻ đẹp và giá trị của nghề trồng hoa mà còn góp phần quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025

LNV - Từ ngày 1 - 31/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra chuỗi hoạt động đặc sắc với chủ đề “Xuân về trên bản làng”. Đây là sự kiện nhằm tái hiện những nét văn hóa truyền thống độc đáo, giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán và các hoạt động đón Tết cổ truyền đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên khắp mọi miền đất nước.
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

LNV - Trong năm 2024, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống Bình Định, góp phần giữ gìn, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống và thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội.

Tin khác

Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"

Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"

LNV - Tối ngày 29/12, tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Ba Đình, Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Chương trình nghệ thuật thực cảnh với chủ đề "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn". Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ Trấn do PGS. TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VHTTDL chỉ đạo thực hiện, Tổng đạo diễn.
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024

Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024

LNV - Nguyễn Phương Trà, mẫu nhí 11 tuổi đến từ Thái Nguyên, vừa đăng quang ngôi vị cao nhất tại cuộc thi Queen Kid international 2024.
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về

Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về

LNV - Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" là hành trình của dự án âm nhạc "Hiệu triệu" nơi những tiếng lòng yêu nước hướng về. Tôn vinh tinh thần, hành động yêu nước của hàng trăm triệu người dân Việt Nam mỗi ngày.
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

LNV - Chiều ngày 23/12, Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, lần thứ V, năm 2024 chính thức khai mạc. Lễ hội năm nay tổ chức từ ngày 23/12 đến ngày 30/12/2024. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh; đồng chí Nguyễn Hồng Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh tham dự lễ khai mạc.
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương

Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương

LNV - Sinh ra và lớn lên tại vùng đất quê luá Thái Bình, năm 1972 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang trong thời kỳ ác liệt, chàng trai trẻ Nguyễn Đình Thi (sn1953) ở thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình, cùng nhiều thanh niên đồng trang lứa hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ.
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng

Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng

LNV - Tối ngày 20/12, chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật “Hoa Lửa Biên Cương” với thông điệp “Vững biên cương, vươn khát vọng” đã được tổ chức tại trường Đại học Văn hóa TP. HCM (phường Phước Long A, TP. Thủ Đức).
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế

Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế

LNV - Ngày 18/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty Comicola và Phygital Labs ra mắt khu vực trải nghiệm và giới thiệu dự án Đế đô khảo cổ ký tại khu vực nhà rường, Phủ nội vụ, Đại Nội Huế.
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long

Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long

LNV - Hình tượng rắn thần Naga được khắc họa đậm nét trên cụm tháp Dương Long nằm ở thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và thôn An Chánh, xã Tây Bình của huyện Tây Sơn. Tạo hình rắn thần Naga 5 đầu được chọn là biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ 2025.
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc

Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc

LNV - Theo thông tin từ Ban tổ chức, Lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc - Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2, với chủ để "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức trong 04 ngày, từ ngày 26/12/2024 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”

Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”

LNV - Cách đây 80 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập.
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền

Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền

LNV - Kỷ niệm 78 năm Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2024) và 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 14/12, Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB), Phòng Tình báo Miền (B2) tổ chức họp mặt tại Hoa viên nghĩa trang Bình Dương (thành phố Bến Cát). Buổi họp mặt có sự hiện diện của Đại tá Nguyễn Văn Tàu và Thượng úy Nguyễn Thị Mỹ Nhung, hai nhà tình báo nổi tiếng thuộc Cụm tình báo H63.
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới

Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chương trình Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam – vươn lên trong kỷ nguyên mới” từ ngày 18 - 21/1/2025 tại Hà Nội.
Bình Định:  Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng

Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng

LNV - Lễ hội Thần làng của người Chăm Hroi tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định là một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của người Chăm, có ý nghĩa nhân văn, cầu mong cho nơi ở của dân làng luôn được bình yên, cầu cho các vị thần linh bảo vệ, che chở cho dân làng.
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân

TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân

LNV - Ngày 8/12, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HANE) đã có chuyến thăm Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải quân tại TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Tại đây, đoàn công tác đã tặng đơn vị 5.000 cây xanh thông qua chương trình “Một triệu cây vì biển, đảo Tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh” do HANE phát động.
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh

Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh

LNV - Với gần 20 năm hình thành và phát triển, bệnh viện Phổi Hà Tĩnh luôn là chỗ dựa tin cậy cho những bệnh nhân mắc bệnh lao và các bệnh về phổi tại tỉnh Hà Tĩnh. Ban lãnh đạo cùng đội ngũ các y, bác sỹ bệnh viện thường xuyên nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ đưa bệnh viện vươn lên xứng tầm tuyến đầu của tỉnh Hà Tĩnh.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê

Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê

An Lão là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bình Định đang thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Hrê gắn với phát triển du lịch theo tinh thần Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền

Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền

LNV - Xà quyền là một trong 8 bài quyền nổi tiếng và cũng là một trong Tứ hình quyền gồm Hổ quyền, Xà quyền, Hạc quyền và Hầu quyền của võ cổ truyền Bình Định, do 6 võ tướng thời Tây Sơn đúc kết soạn thảo và chép vào quyển “Lục lăng bạo chúa”.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mới.
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động