Di sản văn hóa - Niềm tự hào của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Sau khi được UNESCO vinh danh ở tầm thế giới, các di sản văn hóa thế giới thì các di sản đều có được sức sống mới, sôi động hơn.
Khi có thương hiệu mới, di sản trở nên có sức hút mạnh mẽ hơn, trở thành điểm đến du lịch trọng điểm, tạo nguồn thu lớn để các địa phương có thể tái tạo lại công cuộc bảo tồn di sản. Tất cả các di tích sau khi được đưa vào danh mục di sản thế giới thì đều đã được xây dựng qui hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi có qui hoạch tổng thể như thế, sẽ có tầm nhìn xa hơn, với những định hướng lớn hơn cho công cuộc bảo tồn di sản. Qui hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ trở thành cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để chúng ta tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân (Sở VHTTDL Gia Lai)- người có nhiều năm chuyên nghiên cứu về văn hóa Tây Nguyên nhấn mạnh, từ khi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận và di sản phi vật thể của nhân loại, thì công việc bảo tồn cồng chiêng và các di sản văn hóa của Tây Nguyên có chiều hướng tiến triển tốt hơn.
Kể từ khi được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên năm 1994 đến nay, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long đã và đang đạt được những kết quả đáng mừng. Từ chỗ chỉ mỗi năm thu hút khoảng vài trăm ngàn khách - thời điểm trước khi được công nhận di sản thế giới, đến nay, số lượt khách tới thăm Vịnh Hạ Long đã vượt con số 5 triệu. Gần 80 dự án đầu tư, nghiên cứu khoa học trên Vịnh Hạ Long với tổng nguồn vốn hơn 100 tỷ đồng đã và đang triển khai có hiệu quả.
Có thể khẳng định, chúng ta đã làm được nhiều việc cho việc bảo vệ các di sản thế giới và cùng đó các di sản thế giới bằng việc phát huy giá trị của mình đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển KT-XH của địa phương.
Người dân Quảng Nam giàu lên nhờ biết bảo tồn các di sản là một thực tế. Theo ông Đinh Hài - Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Nam, hơn 13 năm qua, người dân Hội An tham gia vào quá trình gìn giữ và phát huy di tích. Họ đã tham gia, làm chủ, xem di sản Hội An là của chính họ, gắn bó với đời sống của chính họ. Con số hơn 500 nghìn lượt khách tham dự "Đêm phố cổ Hội An" trong 10 năm cho thấy sự hấp dẫn các hoạt động văn hóa do chính người Hội An thực hiện.
Kiến trúc sư Phùng Phu - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên- Huế) cho biết, trong các ngành kinh tế của Huế, du lịch có cơ hội phát triển nhiều nhất. Đi kèm với di sản là khách sạn, dịch vụ, hàng không rồi các dịch vụ khác như: tôm chua, mẻ sửng, nón Huế... Bản chất di sản là nền tảng cho sự phát triển, chưa kể nguồn thu của các di tích qua việc bán vé thì cũng đạt 80 tỷ một năm.
Tâm Thanh
12 di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên của Việt Nam đã được UNESCO công nhận bao gồm: Quần thể di tích cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Khu di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu phố cổ Hội An, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc và thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa.
Việt Nam còn có Mộc bản Triều Nguyễn và 82 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám được công nhận là di sản tư liệu thế giới. Công viên đá Đồng Văn- Hà Giang được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu thứ hai ở Đông Nam Á và 8 Khu dự trữ sinh quyển thế giới và nhiều bãi biển đẹp hàng đầu thế giới.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về
09:00 | 29/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025
16:39 Tin tức
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá
16:38 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề nước mắm Nam Ô
16:38 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước
16:38 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề bánh nổ Điền Trang
16:37 Làng nghề, nghệ nhân