Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên

LNV - Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, lao động vùng nông thôn là một trong những nội dung công tác được Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Giai đoạn 2011 - 2015, số lao động nông thôn của tỉnh được tuyển sinh và đào tạo nghề là 26.815 người, trong đó 20.210 người có việc làm sau học nghề, đạt 75,37%. Giai đoạn 2016 - 2020, số lao động nông thôn được tuyển sinh và đào tạo nghề là 18.923 người, trong đó 15.138 người có việc làm sau học nghề, đạt 80%.
Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiến hành khảo sát, lựa chọn các nghề phù hợp, hiệu quả, mang tính bền vững, có khả năng thu hút nhiều lao động tại địa phương vào làm việc để tiến hành dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động. Những năm qua trên địa bàn Thái Nguyên đã xuất hiện nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả như: Mô hình đào tạo nghề gia công bàn ghế, mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng tại xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên đã giải quyết việc làm cho 470 lao động, thu nhập bình quân 6,54 triệu đồng/người/tháng. Mô hình đào tạo nghề chế biến và bảo quản sản phẩm chè tại xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên; xã Hùng Sơn và xã La Bằng, huyện Đại Từ, hiện nay số lao động sau học nghề thu nhập bình quân 4,37 triệu đồng/người/tháng. Mô hình đào tạo nghề may công nghiệp gắn với giải quyết việc làm của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần đào tạo TNG Thái Nguyên từ năm 2013 đến năm 2018 tuyển dụng đào tạo và giải quyết việc làm cho 6.466 lao động; Công ty TNHH May DG tuyển dụng đào tạo giải quyết việc làm cho trên 250 lao động,…. Số lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng có việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân là 4,78 triệu đồng/người/tháng.


Học viên lớp đào tạo nghề được giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên hướng dẫn thực hành kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím


Bên cạnh kết quả đạt được, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên còn gặp một số khó khăn hạn chế như: Một số cấp ủy, chính quyền ở địa phương, cơ sở nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hệ thống cơ sở GDNN đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh còn có những bất cập, hạn chế trong việc gắn kết với thị trường lao động; nhiều thiết bị đào tạo đã cũ, lạc hậu, chưa theo kịp nhu cầu đào tạo của thị trường lao động, nhất là các nghề chất lượng cao; đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ hữu tại trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên cấp huyện còn thiếu. Công tác định hướng, phân luồng học sinh THCS chưa được triển khai thực hiện có hiệu quả... Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp đột phá đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Để giải quyết được thực trạng trên và góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, thiết nghĩ tỉnh Thái Nguyên rất cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích dạy nghề cho nông dân một cách thiết thực, phù hợp như:

Thứ nhất, có cơ chế khuyến khích học nghề, dạy nghề theo thực tiễn địa phương. Đối với người học: Tăng mức hỗ trợ kinh phí ăn, ở, đi lại. Trong thời gian đào tạo, nếu người học làm ra sản phẩm tiêu thụ được trên thị trường thì sẽ được hưởng lợi một phần từ sản phẩm đó. Sau khi học xong được ưu tiên bố trí việc làm, được bao tiêu sản phẩm, được xét miễn giảm thuế trong thời gian đầu nếu trở thành chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với người dạy nghề: Có chính sách huy động khả năng dạy nghề của những người dạy nghề ở nông thôn như những nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống; cho phép họ được tổ chức các khóa đào tạo hoặc phối hợp với các cơ sở dạy nghề chính quy để truyền nghề cho cho lao động trong từng làng, xã, thôn, bản. Đối với những người truyền nghề có cơ sở sản xuất kinh doanh thì được xét miễn giảm thuế kinh doanh và hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với cơ sở dạy nghề: Có chính sách mở rộng mạng lưới cho lao động nông thôn, trên cơ sở quy hoạch tổng thể chung; chú trọng phát triển dạy nghề ngoài công lập; đẩy mạnh hỗ trợ phát triển các cơ sở dạy nghề ở vùng nông thôn, miền núi (Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên cấp huyện; Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh) để dạy nghề cho người nghèo.

Thứ hai, ưu tiên phát triển các mô hình dạy nghề áp dụng cho lao động nông thôn. Mô hình dạy nghề tại trường: Là mô hình phổ biến nhất hiện nay, quá trình đào tạo chủ yếu diễn ra ở các cơ sở GDNN. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phát huy hiệu quả tốt đối với lao động nông thôn, có trình độ văn hóa từ phổ thông cơ sở trở lên, đồng thời có điều kiện tham gia học tập trong trong thời gian dài. Do đó, chỉ nên áp dụng mô hình này cho lao động nông thôn ở những vùng có điều kiện khá với một nhóm ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao như cơ khí, cơ điện nông thôn, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản,...

- Mô hình dạy nghề tại doanh nghiệp: Đây là mô hình do các doanh nghiệp, chủ yếu là các tổng công ty, đơn vị có nguồn lực khá phát triển nhằm mục đích là đào tạo nghề phục vụ cho chính doanh nghiệp và một phần thị trường lao động. Ưu điểm là học viên tham gia có khả năng hình thành các kỹ năng thực hành, sản xuất nhanh và có thể làm việc được ngay. Mô hình này không chỉ thu hút được học viên ở những địa phương có doanh nghiệp cư trú mà còn ở tại các vùng lân cận, góp phần lớn vào chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ thuần nông sang lao động có chuyên môn, nghiệp vụ.
- Mô hình đào tạo lưu động: Mô hình này sẽ trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề nghiệp nhất định nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho lao động để có khả năng ứng dụng khoa học tiến bộ vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Đây cũng là mô hình được thiết kế gọn nhẹ bằng các môđum nên có thể kết thúc khóa học trong thời gian ngắn, mang tính lưu động cao, lại có thể bố trí linh hoạt, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của người học nên đã phát huy hiệu quả tốt trong thời gian qua, đặc biệt là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Thứ ba, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần bám sát nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2030 ở địa phương để hoạch định cơ cấu nghề, chương trình, nội dung đào tạo nghề cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xã viên, nông dân nghèo. Hệ thống các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và các chính sách khác như tín dụng, đất đai, hạ tầng, thương mại hóa sản phẩm cần phải được điều chỉnh một cách đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát huy tối đa hiệu quả đào tạo nghề, giúp cho người học áp dụng tốt nhất kiến thức vào sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho bản thân.

Đào tạo chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn phải theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành người làm chủ trong sản xuất nông nghiệp; rút dần lao động nông nghiệp chuyển đổi sang công nghiệp dịch vụ; dành tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu nghề cho các nội dung đào tạo về kỹ năng sử dụng máy móc cơ giới hóa đồng ruộng, chế biến nông sản, công nghệ 4.0, nghề quản lý trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp.

Củng cố và nâng cao vai trò trách nhiệm và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giúp cho các địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch, đánh giá nhu cầu học nghề và tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ. Khuyến khích thanh niên, nông dân trẻ ở nông thôn, những người mới lập nghiệp thành lập trang trại, doanh nghiệp mới tham gia các khóa đào tạo và có cơ chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiệu quả đối với những đối tượng này...

Bài, ảnh: TT

Tin liên quan

Tin mới hơn

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.

Tin khác

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại

LNV - Tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ” tổ chức ngày 12/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà giáo dục vĩ đại nhất trong thời hiện đại, là người đã truyền cảm hứng và khích lệ chí hướng cho cả một dân tộc cũng như cho mỗi người. Tư tưởng giáo dục của Người luôn mang tính vượt thời gian và trường tồn, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc rèn luyện nhân cách, phát triển con người toàn diện.
Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi

LNV - Việc bổ sung một số loại gia vị vào chế độ ăn uống cũng hỗ trợ cải thiện chức năng phổi.
Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Giao diện di động