Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

LNV - Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở nước ta đã từng bước đổi mới, khẳng định vai trò tiên phong trên chặng đường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, hòa nhập sâu rộng với mạng lưới nhân lực khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa với nhiều cơ hội và thách thức, GDNN ở nước ta cần đổi mới mạnh mẽ để không chỉ đảm đương trách nhiệm đào tạo nhân lực trực tiếp phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà còn đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh.
Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN – những kết quả đạt được

Theo đánh giá, những năm gần đây hệ thống GDNN ở nước ta đã và đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ. Trong đó, để tạo điều kiện cho hoạt động GDNN phát triển, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện. Theo đó, Luật Giáo dục năm 2005 đã có một mục riêng quy định về GDNN. Trên cơ sở đó, Luật Dạy nghề đã được Quốc hội khóa XI thông qua, tạo nền tảng pháp lý và thuận lợi cho hoạt động đào tạo nghề phát triển phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.

Tiếp đó, năm 2014 nhằm triển khai Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp với nhiều đổi mới quan trọng và đột phá. Cụ thể như: Hợp nhất các trình độ đào tạo; đổi mới về tổ chức và quản lý đào tạo, về chính sách cho người học, nhà giáo và cơ sở GDNN; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa GDNN, tăng cường sự phối hợp, tham gia của doanh nghiệp, người sử dụng lao động vào hoạt động đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động và xã hội.

Nhờ sự nỗ lực và tích cực trong đổi mới nên các điều kiện bảo đảm chất lượng GDNN như: Chương trình đào tạo, nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo… đã được cải thiện đáng kể, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đã hình thành mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề nghiệp rộng khắp cả nước, đa dạng về loại hình và ngành nghề đào tạo. Quy mô và chất lượng đào tạo nghề không ngừng tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo. Tính đến 6/2019, thông qua công tác quy hoạch, sắp xếp lại, cả nước có 1.917 cơ sở GDNN, trong đó: 400 trường cao đẳng, 492 trường trung cấp, 1.025 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giảm 37 cơ sở so với năm 2018. Ước hết năm 2019 còn 1.904 cơ sở, trong đó các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập giảm 4,92% so với năm 2018.

Năm 2019, công tác tuyển sinh GDNN có nhiều chuyển biến tích cực, lĩnh vực GDNN tuyển sinh khoảng 2,33 triệu người, đạt 103,5% kế hoạch. Trong đó, trình độ cao đẳng và trung cấp khoảng 568 nghìn người; sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1,77 triệu người. Khoảng 2,2 triệu người tốt nghiệp, trong đó: Trình độ cao đẳng và trung cấp gần 500 nghìn người; sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1,7 triệu người.


Ảnh minh họa: Nguồn internet


Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyển sinh, chất lượng đào tạo tại các cơ sở GDNN của Việt Nam cũng ngày càng được nâng lên. Kỹ năng nghề nghiệp của người tốt nghiệp các cơ sở GDNN đã được cải thiện. Hơn 80% người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Ở một số nghề và một số cơ sở GDNN, tỷ lệ này đạt gần 100%. Tại các kỳ thi tay nghề của thế giới, Việt Nam đã dành những thứ hạng cao. Cụ thể như: tại Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 diễn ra (tháng 8/2019) tại Liên bang Nga, đoàn Việt Nam lần đầu tiên giành 1 Huy chương Bạc và được trao 8 Chứng chỉ nghề xuất sắc. Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam sau bảy lần tham dự sự kiện này.

Về chỉ số xếp loại chất lượng GDNN trong khu vực ASEAN, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2019, Việt Nam đã tăng 13 bậc, đạt 44/100 điểm (tăng ba điểm).

Đặc biệt, GDNN ở nước ta đã hình thành mô hình đào tạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế thông qua các chương trình đào tạo chuyển giao; đáp ứng yêu cầu về lao động chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và thị trường lao động ngoài nước. Kết quả từ việc triển khai thực hiện “Dự án Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN” (Đây là 01 trong 03 Dự án thành phần của Chương trình mục tiêu GDNN - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 nhằm hỗ trợ đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của GDNN) cho thấy, Việt Nam đã thực hiện chuyển giao, tiếp nhận và đào tạo thí điểm theo 34 bộ chương trình giáo trình nghề trọng điểm cấp quốc tế từ Úc và Đức. Theo đó, khoảng 2.000 sinh viên trình độ cao đẳng được trải nghiệm những kỹ thuật hiện đại nhất của thế giới. Sau khi tốt nghiệp, học sinh, sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng của Việt Nam và bằng tốt nghiệp của phía chuyển giao, tạo cơ hội cho người học được xuất khẩu lao động đến những thị trường yêu cầu tay nghề cao như Úc, Đức. Đây là khởi đầu tốt, giúp GDNN Việt Nam hội nhập quốc tế một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất từ việc học tập công nghệ đào tạo từ các nước tiên tiến trên thế giới.

Cùng với việc chất lượng sinh viên tốt nghiệp được nâng lên, đội ngũ giáo viên tại các cơ sở GDNN của Việt Nam cũng được chuẩn hóa kỹ năng dạy, thông qua việc đổi mới cấu trúc chương trình GDNN từ tách biệt lý thuyết - thực hành sang đào tạo theo hình thức tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp. Trong 3 năm (2016-2018), 1.200 giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng trong nước về nghiệp vụ sư phạm GDNN; 15.000 giáo viên được đào tạo theo tín chỉ, biên soạn giáo án và tổ chức giảng dạy tích hợp, tổ chức đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện, kỹ năng mềm; 2.850 lượt cán bộ quản lý GDNN; Đào tạo, bồi dưỡng cho 391 giáo viên tại Úc, Đức để dạy các nghề nhận chuyển giao…

Ngoài ra, việc hỗ trợ đầu tư tập trung đồng bộ cho các trường chất lượng cao và các nghề trọng điểm… đã từng bước góp phần thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện về GDNN theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Qua đó, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của các cơ sở GDNN đã không ngừng được đổi mới, hiện đại hơn, đáp ứng yêu cầu phục vụ hiệu quả cho công tác đào tạo. Đặc biệt, những trường được lựa chọn đầu tư các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN tham gia đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình được chuyển giao từ nước ngoài như Úc, Đức thiết bị đào tạo được đầu tư theo hướng hiện đại hóa, được các tổ chức kiểm định có uy tín trên thế giới đánh giá đủ điều kiện để đào tạo theo các bộ chương trình được chuyển giao. Không những thế, các chương trình đào tạo GDNN đã ngày càng được hoàn thiện phù hợp hơn so với nhu cầu của người sử dụng lao động. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, học viên sau đào tạo GDNN đều đáp ứng hầu hết các hạng mục kiến thức, kỹ năng của yêu cầu công việc.

Bên cạnh đó, việc tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo, giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp bước đầu đi vào chiều sâu, hoạt động hiệu quả; cơ chế phối hợp ba bên: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp bắt đầu hình thành và vận hành khá tốt trong thực tiễn… Các địa phương đã quan tâm đến hoạt động gắn kết với doanh nghiệp; các cơ sở GDNN đã chủ động hơn, thuận lợi hơn khi tìm đến doanh nghiệp; các doanh nghiệp đã tích cực hơn trong việc tiếp cận, tìm đến các nhà trường. Tại Diễn đàn quốc gia“Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” tháng 11/2019 tại Hà Nội, đã có 30 tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia ký kết, hợp tác trong các hoạt động GDNN, cùng nhau đào tạo và cung ứng hàng trăm nghìn lao động. Hầu hết các cơ sở GDNN đều có ký kết hoặc chương trình phối hợp trong đào tạo và tuyển dụng... Nhờ vậy đã tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong suốt quá trình tuyển sinh, đào tạo, đánh giá và việc làm sau tốt nghiệp của các học viên.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN

Có thể thấy, với những nỗ lực trong đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong đào tạo nguồn nhân lực của nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã, đang tham gia sâu vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, cùng với các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) giữa các nước ASEAN về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp... và dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sẽ mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức cho kinh tế Việt Nam nói chung và GDNN nói riêng. Chính vì vậy, quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN ngày càng đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, toàn diện, liên ngành, liên lĩnh vực trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Với mục tiêu tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của GDNN, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về GDNN. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong thông tin và truyền thông, tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Theo đó, một số giải pháp cụ thể được đề xuất:

Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN phải đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển GDNN, tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDNN nhằm khuyến khích năng lực chủ động, sáng tạo của các cơ sở GDNN, tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong phát triển GDNN. Phát triển hệ thống GDNN với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), vùng miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng; tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở GDNN chất lượng cao, ngành, nghề trọng điểm đã được quy hoạch theo các cấp độ (quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia) và các cơ sở GDNN chuyên ngành, các nhóm đối tượng đặc thù. Khuyến khích thành lập mới cơ sở GDNN tư thục, cơ sở GDNN của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, một trong những hướng phát triển bền vững của GDNN chính là tăng cường gắn kết với thị trường lao động và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo; hình thành cơ sở dữ liệu về cung cầu thị trường lao động.

Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN. Phát huy vai trò của các đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp trong đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Tạo điều kiện phát triển tinh thần khởi nghiệp trong các cơ sở GDNN.

Để khắc phục những vướng mắc và hiện thực hóa mục tiêu đề ra, hiện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 theo hướng phân tầng: Tầng cơ sở GDNN chất lượng cao được Nhà nước đầu tư trọng điểm; Tầng cơ sở GDNN tự chủ gắn với đặt hàng của Nhà nước và doanh nghiệp; Tầng cơ sở GDNN đặc thù được Nhà nước đầu tư, giao kinh phí hoạt động thường xuyên theo Đề án phát triển và nâng cao chất lượng đã được phê duyệt… Hi vọng rằng, với những nỗ lực và triển khai đồng bộ các giải pháp căn bản, cùng sự chung tay của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở GDNN, cộng đồng doanh nghiệp… lĩnh vực GDNN ở nước ta sẽ ngày càng phát triển, khẳng định vai trò tiên phong trong tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và xã hội theo hướng bền vững, hội nhập./.

ThS. Phạm Thị Thu Hiền
Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề được xác định là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4

Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4

LNV - Tiếp tục hành trình xây dựng môi trường học tập vui chơi lành mạnh, giúp trẻ nhỏ rèn luyện sức khỏe tốt, Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương thêm lớp năng khiếu mới tại quận Gò Vấp, TP. HCM.
Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo

Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo

LNV - Bằng nhiều giải pháp và hành động, cùng sự chung tay của toàn xã hội, đến nay TP Hạ Long không có hộ nghèo. Người dân khó khăn đã vươn lên mức sống trung bình.
Hà Nội: Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố lần thứ nhất

Hà Nội: Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố lần thứ nhất

LNV - Sáng 23-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố Hà Nội lần thứ nhất. Cuộc thi nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả các đề tài, giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

Tin khác

Lào Cai: Gỡ khó trong việc đào tạo nghề nông thôn

Lào Cai: Gỡ khó trong việc đào tạo nghề nông thôn

LNV - Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) tỉnh Lào Cai tích cực triển khai. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các trung tâm vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên dạy nghề, cần có giải pháp tháo gỡ.
Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nghề nghiệp

Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nghề nghiệp

LNV - Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vai trò quan trọng cho phát triển nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức Ngày hội việc làm kết nối nhà tuyển dụng

Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức Ngày hội việc làm kết nối nhà tuyển dụng

LNV - Sáng ngày 26/3 Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Ngày hội việc làm kết nối nhà tuyển dụng năm 2023 (Job Fair 2023, khai trương Cổng thông tin việc làm trực tuyến cho sinh viên.
Thừa Thiên Huế tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp

Thừa Thiên Huế tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp

LNV - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Giáo dục nghề nghiệp gắn kết với thị trường lao động

Giáo dục nghề nghiệp gắn kết với thị trường lao động

LNV - Chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động; trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động mặc dù được cải thiện trong thời gian qua, song vẫn còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động và so các nước trên thế giới, tiếp tục là “điểm nghẽn” cho phát triển việc làm chất lượng và năng suất lao động tại nước ta...
Ứng dụng ChatGPT đào tạo nghề Công nghệ thông tin và tuyển sinh

Ứng dụng ChatGPT đào tạo nghề Công nghệ thông tin và tuyển sinh

LNV - Với sự thông minh của ứng dụng ChatGPT, một số trường cho biết tới đây sẽ sử dụng nó trong đào tạo các ngành nghề, nhiều nhất là Công nghệ thông tin và hoạt động tư vấn tuyển sinh cũng như quản trị nhà trường.
Thủ tướng đối thoại với thanh niên về nhân lực trẻ đáp ứng kỷ nguyên 4.0

Thủ tướng đối thoại với thanh niên về nhân lực trẻ đáp ứng kỷ nguyên 4.0

LNV - Dự kiến

Phấn đấu tuyển sinh đào tạo nghề năm 2023 đạt gần 2,3 triệu người

LNV - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đặt mục tiêu phấn đấu tuyển sinh đào tạo nghề năm 2023 đạt 2.295.000 người, đạt 110% so với kế hoạch năm 2022. Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp 530.000 người; trình độ sơ cấp và các chương trình nghề nghiệp khác: 1.765.000 người. Chỉ tiêu tốt nghiệp là 2.043.000 người, đạt 112% so với kế hoạch năm 2022.
Thay đổi thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Thay đổi thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

LNV - Ngày 13/2/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 4/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

LNV - Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10/2/2023 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa dạng về loại hình, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng, miền; chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phân tầng chất lượng; đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
Thị trường lao động năm 2023: Cần duy trì nguồn nhân lực có tay nghề

Thị trường lao động năm 2023: Cần duy trì nguồn nhân lực có tay nghề

LNV - Ổn định và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế -xã hội và hội nhập quốc tế, kịp thời ứng phó với các thách thức trong và ngoài nước là điểm nhấn quan trọng năm 2023.
Nhiều đổi mới trong công tác giáo dục nghề nghiệp

Nhiều đổi mới trong công tác giáo dục nghề nghiệp

LNV - Năm 2022, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều đổi mới trong công tác tuyển sinh, đào tạo... Hiện ngành đã triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả, đạt được kết quả tích cực, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có ít nhất 1 giáo viên hỗ trợ khởi nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có ít nhất 1 giáo viên hỗ trợ khởi nghiệp

LNV - Đó là 1 trong 7 mục tiêu cơ bản nêu trong Kế hoạch số 352/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đầu tư, phát triển đội ngũ nhà giáo và người dạy nghề trong doanh nghiệp

Đầu tư, phát triển đội ngũ nhà giáo và người dạy nghề trong doanh nghiệp

LNV - Trong giai đoạn tới, “phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp” được coi là một trong hai giải pháp đột phá của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cần Thơ: Nỗ lực đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn

Cần Thơ: Nỗ lực đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn

LNV - Những năm gần đây, các cấp Hội LHPN TP Cần Thơ đẩy mạnh công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho hội viên; đặc biệt là lao động nữ (LÐN) nông thôn. Từ đó, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự ki
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

LNV - Sáng ngày 16/4, Cục XTTM tổ chức thành công Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 theo hình thức hybrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) tại Hà Nội, cùng với hoạt động bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

LNV - Dù mới chỉ 23 tuổi Nguyễn Thị Thoa TP.Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo dựng cho mình thương hiệu lạp sườn gia truyền, phấn đấu trở thành sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động