Đào tạo lao động làng nghề cần chuyên và tinh
Hiện nay, Thành phố Hà Nội có hơn 1.350 làng nghề, chiếm 45% tổng số làng nghề của cả nước, trong đó có 305 làng nghề đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội), nhiều làng nghề vẫn giữ được tốc độ phát triển tốt, như sơn mài, khảm trai, điêu khắc gỗ, thêu, dệt lụa… Theo tính toán, tổng doanh thu trung bình một năm của 305 làng nghề truyền thống và các làng có nghề đạt trên 20.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề ở mức từ 4 - 5 triệu đồng/lao động/tháng. Tuy nhiên, các làng nghề hiện đang đứng trước thực trạng thiếu lao động có tay nghề dẫn đến sản phẩm các làng nghề truyền thống không đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế.
Thực tế cho thấy, hiện nay, rất nhiều lao động tại các làng nghề đã không còn thiết tha với nghề mà chuyển sang làm tại các khu, cụm công nghiệp với mức thu nhập ổn định hơn cùng với các chế độ bảo hiểm kèm theo. Bên cạnh đó, số con em lao động trong các làng nghề học hết trung học phổ thông đều có xu hướng thi vào các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp, không lựa chọn các trường dạy nghề, kể cả trường cao đẳng nghề.
Làng nghề gốm Bát Tràng
Việc dạy nghề tại các làng nghề phần lớn theo lối cầm tay chỉ việc hoặc tổ chức những lớp học ngắn ngày, rất ít làng nghề tổ chức đào tạo bài bản dẫn đến hiệu quả chưa cao. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy nghề ở các gia đình và các cơ sở nhỏ lẻ, còn đơn sơ, thiếu thốn. Việc dạy nghề truyền thống ở một số trường đào tạo nghề cũng chưa gắn với nhu cầu, do đó, nhiều người học xong vẫn không tìm được việc làm hoặc nơi tiếp nhận phải tốn kém thêm thời gian, kinh phí để đào tạo lại…
Chương trình hành động hướng tới mục tiêu lâu dài
Trong bối cảnh hội nhập với sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhu cầu phải có đội ngũ nhân lực với tay nghề tinh xảo nhằm tạo ra các sản phẩm phong phú về mẫu mã, bảo đảm chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường được đặt ra ngày càng cấp thiết. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng tốt thì mới giữ và phát triển các làng nghề truyền thống ngày càng phát triển.
Trước hết, cần hoàn thiện chính sách đào tạo nghề. Hình thức đào tạo và nâng cao tay nghề cho lao động phải xuất phát từ đặc điểm và nhu cầu sản xuất của các làng nghề, đồng thời áp dụng đa dạng hình thức đào tạo và kết hợp các thành phần tham gia. Nhà nước khuyến khích các trường đào tạo, viện nghiên cứu đẩy mạnh nghiên cứu, giảng dạy tạo mẫu sản phẩm, quảng bá rộng rãi sáng tạo mới về mẫu mã; Thành lập trung tâm thiết kế mẫu cho các làng nghề Việt Nam; Sưu tầm và biên soạn các quy trình công nghệ, sách dạy nghề về sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống; Liên kết, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp và tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm bảo đảm đầu ra cho người lao động sau đào tạo.
Hai là, thay đổi nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng thiết thực, hiệu quả. Sở dĩ trình độ của lao động trong các làng nghề còn thấp là do công tác đào tạo nghề cho người lao động còn chưa gắn chặt với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, để nâng cao trình độ cho lao động làng nghề, công tác đào tạo nghề cần phải bám sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh để đạt được hiệu quả thiết thực. Muốn vậy, nội dung đào tạo nghề cần hướng vào thực tiễn, gắn với nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp và của xã hội, cần đặc biệt chú trọng phát triển các ngành, nghề thủ công. Đó là những ngành, nghề có thể tự đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương, như một số nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống cần được bảo tồn và có khả năng phát triển (chế biến gỗ, sơn mài, chạm, khảm; Làm đồ gốm, đồ đồng; nghề mây tre đan, nghề thêu ren, nghề dệt, lụa, thổ cẩm...).
Ba là, cần song hành đào tạo tập trung và truyền nghề tại nơi sản xuất. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội phối hợp với địa phương, đoàn thể, hợp tác xã, doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu học nghề, xây dựng chương trình chuẩn về giáo trình, giáo cụ thực hành, kết hợp dạy nghề và khởi nghiệp, hình thành nhóm học viên từ 10 người trở lên cùng nhau thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác có sự giúp đỡ của chính quyền về thủ tục thành lập cùng các ưu đãi, các doanh nghiệp giúp hợp tác xã về điều kiện sản xuất như góp vốn, cho vay bao tiêu sản phẩm, bán thành phẩm.
Bốn là, tích cực ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào quá trình đào tạo nghề. Khoa học - công nghệ không chỉ cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới theo hướng thân thiện và bền vững với môi trường, thúc đẩy sự phát triển của phương tiện sản xuất, hạ tầng kỹ thuật trong sản xuất mà còn góp phần đáng kể trong nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động ở các làng nghề.
Việc áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào chương trình đào tạo nghề cho lao động làng nghề sẽ tạo động lực quan trọng để người lao động tích cực tìm tòi, phát hiện sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, giải phóng sức lao động. Việc đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào đào tạo nghề chính là cách thức đào tạo hiệu quả để nâng cao nhận thức, trình độ cho lao động ở các làng nghề.
Lan Hương
Theo Tạp chí Cộng sản
Tin liên quan
Tin mới hơn

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 | 04/07/2025 Đào tạo nghề

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu
11:04 | 25/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số
09:18 | 12/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
09:38 | 27/05/2025 Đào tạo nghề

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025
09:43 | 20/05/2025 Đào tạo nghề

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 | 13/05/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp
14:30 | 24/04/2025 Đào tạo nghề

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%
10:51 | 14/04/2025 Đào tạo nghề

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định
09:29 | 05/03/2025 Đào tạo nghề

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú
11:19 | 28/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động
09:56 | 21/01/2025 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
10:24 | 18/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:20 | 09/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
17:00 | 06/12/2024 Đào tạo nghề

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
10:09 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:11 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 | 22/11/2024 Đào tạo nghề

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:16 | 07/10/2024 Đào tạo nghề

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững
11:05 | 03/10/2024 Đào tạo nghề

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới