Đặc sắc phong tục cưới hỏi truyền thống của đồng bào dân tộc Bahnar
Phong tục cưới hỏi có ý nghĩa rất quan trọng và thiêng liêng trong đời sống của đồng bào dân tộc Bahnar. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN
Các lễ vật trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Bahnar. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN
Các lễ vật trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Bahnar. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN
Lễ vật trong lễ cưới bao gồm: một ché rượu cần, một con gà với bộ gan được luộc chín và một đĩa tiết sống.
Trong không khí trang nghiêm, trước sự chứng kiến của dân làng và gia đình 2 họ, người đại diện sẽ làm lễ khấn báo với thần bản mệnh của cộng đồng.
Cô dâu, chú rể cùng nhau thề sống trọn đời bên nhau. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN
Tiếp đến là ông mối cầm tay có đeo vòng của cô dâu và chú rể chạm vào nhau. Ông yêu cầu đôi tân lang tân nương ăn chung một cái đùi gà, một miếng gan gà, uống chung một chén rượu cúng. Già làng và ông mối chúc phúc cho đôi tân hôn.
Chủ lễ đọc lời cúng để chúc phúc cho cô dâu, chú rể. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN
Một nghi thức trong lễ cúng đập bầu nước cho người ở dưới chiếu quan niệm là để cặp đôi khi lấy nhau thì gia đình hạnh phúc lúc nào cũng vui vẻ, mát mẻ như nước rừng. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN
Lễ trao vòng trong tiếng Bahnar được gọi là lễ “Cật Riêng”. Nó có ý nghĩa như lễ đính hôn của người Kinh. Khi đã thật sự yêu thương nhau và quyết định tiến tới hôn nhân, đôi trai gái sẽ về thưa với gia đình hai bên. Theo phong tục, ba của chàng trai sẽ hỏi ý kiến con trai mình, còn mẹ của cô gái thì hỏi ý kiến của con gái mình. Nếu đôi bên đều chấp thuận hôn lễ, thì nhà trai sẽ tìm người mai mối. Người được chọn làm mai mối phải là đàn ông. Người này thạo phong tục và giỏi ăn nói. Ông mối sẽ mời nhà gái đến nhà trai để tiến hành làm lễ trao vòng cho đôi bạn trẻ. Trước sự hướng dẫn của ông mối và sự chứng kiến của cả gia đình hai bên, đôi trai gái lần lượt trao vòng cho nhau. Thường thì chàng trai trao cho cô gái chiếc vòng nhôm.
Cô dâu, chú rể trao vòng cho nhau cho nhau. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN
Họ hàng 2 bên gia đình cũng tiến hành trao vòng cườm, vòng chỉ cho nhau như một sự kết nghĩa 2 bên. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN
Họ hàng 2 bên trao vòng cườm, vòng chỉ như sự kết nghĩa giữa 2 bên. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN
Ngược lại, cô gái trao cho chàng trai chiếc vòng làm bằng đồng. Tiếng Bahnar gọi lễ cưới là “Pơ Koong”. Pơ Koong thường được tiến hành vào cuối năm, nghĩa là sau mùa thu hoạch. Thường được diễn ra vào những tháng cuối năm (tiếng Bahnar gọi là tháng “Khay Ning Nong”), tương đương với tháng 12 và tháng 1 dương lịch. Đây là thời điểm nông nhàn, thóc lúa đã đầy kho, trâu bò đầy chuồng và gà đầy sân. Ngày được chọn làm lễ cưới bao giờ cũng là ngày giữa tháng, ngày trăng tròn, ngày được coi là tốt nhất để cử hành những việc trọng đại. Đám cưới được diễn ra kéo dài đến hết một ngày. Mỗi đám cưới được xem là một ngày hội trong làng.
Mọi người cùng uống rượu cần để chúc phúc cho cô dâu, chú rể và chia vui với gia đình. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN
Sau khi khấn xong, già làng mời mọi người cùng uống rượu cần, bắt đầu từ gia chủ, phụ nữ được ưu tiên trước rồi đến các thành viên trong gia đình. Những người tham dự cũng được mời uống rượu cần thụ lễ và chia vui cùng gia đình.
Hoàng Tâm
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường