Cựu chiến binh giám đốc tích cực hoạt động xã hội - từ thiện
Cựu binh Nguyễn Văn Dũng sinh năm 1966, từng là bộ đội thông tin thuộc Phòng Tham mưu C5, Lữ đoàn 146, có hơn 6 năm chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa. Trong chiến dịch CQ – 88, chống Trung Quốc xâm chiếm Quần đảo Trường Sa, anh bị thương nặng và trở về địa phương với tình trạng sức khỏe chỉ còn dưới 61%. Tuy thương tật trầm trọng, cựu binh Dũng vẫn không bỏ cuộc, từ năm 1993, ông đã luyện tập không ngừng để hồi phục sức khỏe, đồng thời mở một nhà hàng lấy tên Lữ quán Thiên Phước, mục đích kiếm thêm thu nhập làm hành trang đi tìm đồng đội, giúp đỡ gia đình thân nhân thương binh liệt sĩ. Hiện nay, ông đã là Giám đốc của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch sinh Thái Thiên Phước.
Tấm lòng của người Cựu binh dành cho cụ bà Lê Thị Niệm, 88 tuổi, Mẹ Liệt sĩ có con hy sinh tại đảo Gạc Ma - Trường Sa
Trò chuyện cùng ông, đặc biệt qua những mẩu chuyện đời lính, có thể cảm nhận những lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần kiên định, nghị lực phi thường, sẵn sàng vượt qua nghịch cảnh của một người lính từng vào sinh ra tử nơi chiến trường bom đạn khói lửa.
Những vết thương trong quá trình chiến đấu, hay những đớn đau về mặt tinh thần, chưa bao giờ dễ dàng đối với người lính, chính bản thân ông cũng không ngoại lệ. Ông kể sau khi trở về đất liền đối với ông là giai đoạn vô cùng khó khăn, lúc đó ông chưa trình độ chưa có, kinh nghiệm cũng chưa, vốn liếng càng không, gần như bắt đầu xây dựng sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, bằng ý chí mạnh mẽ, thái độ cầu tiến và tinh thần phấn đấu vươn lên, người cựu binh ấy đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất của đời mình. Ông kể, “Khi từ thời kỳ bao cấp chuyển sang cơ cấu thị trường, mình phải hiểu khó khăn không của riêng ai, chính bản thân từ đó cần có thái độ chủ động phấn đấu và khắc phục”. Chính vì thế, cựu binh Nguyễn Văn Dũng đã tạo cho bản thân lối sống lành mạnh, đảm bảo sức khỏe để tiếp tục học tập và trau dồi kiến thức. Ông bảo “Nếu không có kiến thức, không có sức khỏe thì sao có thể lao động?” Hơn nữa, từ một người lính trở thành một người làm kinh doanh là hai phạm trù rất khác nhau. Ông đã phải trải qua quá trình học tập, nghiên cứu không ngừng, từ đó mới có thể phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và khai thác được các tiềm năng kinh tế của địa phương mình.
Công ty TNHH Du lịch Sinh thái Thiên Phước trích lợi nhuận ủng hộ cho các gia đình khó khăn, người già neo đơn, trẻ mồ côi, tàn tật.
Những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước, yêu cầu mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu. Ngay từ thời điểm giải ngũ trở về địa phương, thay vì phụ thuộc vào sự giúp đỡ của cộng đồng, hay chùn chân bó gối phó mặc cho sự sắp xếp của số phận, cựu binh Nguyễn Văn Dũng đã có những suy nghĩ vô cùng cấp tiến, đi đôi với nhiều hành động thiết thực, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế địa phương. Ông quan niệm, “Mình thường tự nhắc nhở bản thân rằng, mình là người may mắn còn sống sót, người có cái ăn cái mặc đầy đủ, thì cần nghĩ đến những người đã hy sinh”. Tâm niệm như thế, ông Dũng thường xuyên đứng ra tri ân những gia đình thương binh liệt sĩ, hỗ trợ và đào tạo con em họ nghề nghiệp nuôi sống bản thân.
Đối với địa phương, ông cũng tích cực hoạt động xã hội từ thiện, ông động viên giúp đỡ những gia đình cơ nhỡ, liên hệ với những cơ sở giáo dục và tặng quà khích lệ những tấm gương hiếu học. Từ năm 2016 đến 2021, ông đã trao tặng 1.100 ấn phẩm và sổ tay cho các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Trường sa; sửa chữa nhà ở, xây dựng công trình phụ và phụng dưỡng Mẹ Liệt sĩ có con hy sinh tại đảo Gạc Ma; chăm sóc và tặng quà cho các gia đình Thương Binh, Liệt sĩ, gia đình truyền thống cách mạng; Tổ chức và bảo đảm kinh phí gặp mặt Truyền Thống Bộ Đội Trường Sa, ngày Truyền Thống bạn chiến đấu Sư Đoàn 10 tại Khánh Hòa; xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo neo đơn, người nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ quỹ khuyến học, khuyến tài, các hội đoàn thể,...
Cựu binh Dũng là vậy, một con người mạnh mẽ, luôn đầy bản lĩnh và giàu tình cảm. Hy vọng ông sẽ tiếp tục giữ được tinh thần kiên định, có được nhiều thành công trong công việc và sức khỏe để tiếp tục tham gia nhiều hoạt động từ thiện.
Bài, ảnh: Huỳnh Kha
Tin liên quan
Tin mới hơn
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:46 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ngân hàng thực phẩm Bình Định trao tặng thực phẩm cho người yếu thế
09:44 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến
10:18 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phiên chợ vùng cao cuối năm
10:16 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
10:15 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”
21:42 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân