Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Chùa Giác Nguyên – Long An: Trăm năm dấu ấn văn hóa tâm linh

LNV - Trải qua hơn trăm năm hình thành và phát triển, chùa Giác Nguyên (Cần Giuộc, tỉnh Long An) vẫn là một địa điểm tôn giáo dành để tu tập, truyền bá Phật pháp, lưu giữ những giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử.
Xây dựng từ năm 1909, chùa Giác Nguyên tọa lạc tại 160 Nguyễn An Ninh, khu phố 3, thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đến nay chùa đã có lịch sử 112 năm và trải qua 3 đời trụ trì: Cố Đại Lão Hoà Thượng thượng Huệ hạ Quang (1890 - 1963); Đại đức Thích Huệ Minh có thế danh Lê Văn Mười, bí danh là Hoàng Ân ( 1924 - 1992); và đương kim trụ trì Đại đức Thích Huệ Phát.

Nằm nép mình, an yên tại một thị trấn nhỏ ở huyện Cần Giuộc, chùa Giác Nguyên đến nay đã có 112 năm lịch sử


Tổ khai sơn Chùa Giác Nguyên là Cố Đại Lão Hoà Thượng thượng Huệ hạ Quang, có thế danh là Lê Văn Khá. Sinh ra trong gia đình trung nông, từ nhỏ Hòa thượng đã tiếp xúc nhiều với Phật pháp do được song thân thường xuyên dẫn đi viếng chùa. Năm 13 tuổi, giác ngộ tinh thần Phật pháp cũng như chứng kiến, cảm thương trước nhiều mảnh đời bất hạnh đau khổ của người dân trong thời kỳ đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Hòa thượng quyết định đến chùa làm công quả, theo học chữ hán và bốc thuốc giúp bà con nghèo. Từ đây, với tinh thần từ bi sẵn có và tinh hoa Phật pháp thấm nhuần Hòa Thượng thế phát xuất gia, lấy pháp danh Thích Huệ Quang (ý nghĩa Trí tuệ sáng suốt).

Sau thời gian dài cần mẫn tu học, năm 1909 Hòa thượng được Sư Tổ cho lập chùa riêng, hiệu là Giác Nguyên Tự, mang ý nghĩa ngôi chùa của sự tỉnh thức, giác ngộ biết về nguồn cội. Để có điều kiện tu học truyền bá đạo pháp, làm việc thiện, Hòa thượng đến làng Trường Bình, quận Cần Giuộc, tỉnh Gia Định - Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An) thuê đất lập chùa. Thời gian đầu chùa chỉ là một am nhỏ dựng tạm bằng cột cây vách lá, tại đây Hòa thượng Thích Huệ Quang thường ngày tinh tấn tụng kinh niệm Phật, bốc thuốc trị bệnh giúp người.

Từ những ngày đầu thành lập, Giác Nguyên Tự đã nhận được nhiều tín tâm của Phật tử gần xa


Qua những tháng ngày hành đạo tu thiện tích đức, Hòa Thượng nhận được nhiều tín tâm từ bà con xa gần. Phật tử Nguyễn Thị Tư cảm mến đức độ sư thầy Thích Huệ Quang đã phát tâm mua phần đất chùa đang thuê hiến cúng, xây dựng chùa. Thời gian này, Hòa thượng tiếp tục làm nhiều việc phước, hình thành phát triển pháp môn ứng Phú đạo tràng và được bầu làm Hội trưởng Hội Tịnh Độ Tăng Già. Đến năm 1963, vì bệnh duyên Hòa Thượng đã thuận thế vô thường.

Năm 1976, Đại Đức Thích Huệ Minh trở thành trụ trì tiếp theo và bắt đầu tái thiết trùng tu ngôi chùa. Năm 1983, chùa Giác Nguyên chính thức gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ một am nhỏ tu tập Phật pháp trở thành địa điểm tôn giáo, truyền giảng Phật giáo đến các Phật tử khắp nơi.

Chùa Giác Nguyên gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1983, chính thức trở thành địa điểm tôn giáo, tu tập Phật pháp


Đến thăm chùa, khách hành hương sẽ cảm nhận được sự an yên, thanh tịnh chốn tu hành. Kiến trúc chùa Giác Nguyên thiết kế thờ theo lối xưa có Ngọc hoàng Thượng đế, thập điện Diêm vương và các vị Bồ tát. Khởi nguyên, chánh điện ngày xưa của chùa là hình tứ giác, nóc bánh ít, vách gỗ mái lá, sau đó sửa lại xây tường lợp ngói đại tiểu (ngói âm dương), bàn thờ trong chính điện bấy giờ được xây theo hình bát giác. Tổng thể chùa có 32 pho tượng Phật, trong đó có 20 tượng tạc bằng gỗ mít, 12 bức tạc xi măng theo lối xưa. Các pho tượng lớn cao khoảng 1m40, tượng nhỏ cao 60-80 phân. Chùa còn có chuông mỏ Gia trì, đại Hồng chung, Trống bát nhã và bộ xám bài thờ ngũ phương năm vị Phật bồ tát (Phật Bổn sư Thích ca, Đức Quan thế âm, Đức đại thế chí, Đức Văn Thù và Đức Phổ Hiền).

Chùa thiết kế thờ theo lối xưa có Ngọc hoàng Thượng đế, thập điện Diêm vương và các vị Bồ tát


Đặc biệt, trước đây xung quanh chùa có nhiều ao nước như chiến hào, hầm trú ẩn dùng cho những chiến sĩ hoạt động cách mạng ẩn thân vì chùa từng nằm trong khu ấp chiến lược. Bấy giờ, Đại đức Thích Huệ Minh – trụ trì thứ 2 chùa Giác Nguyên cũng tham gia vào kháng chiến bảo vệ đất nước (năm 1945). Năm 1947 sư thầy bị bắt, bị tra tấn dã man và giam tại khám Chí Hòa, khoảng thời gian này chùa cũng tạm ngừng hoạt động. Đến năm 1954, khi trao đổi tù binh, sư thầy tập kết ra Bắc, rồi chính thức trở về vào năm 1976, tiếp tục xây dựng phát triển ngôi chùa. Sau nhiều năm thân thể tổn thương vì chiến tranh, năm 1992 sư thầy đã an nhiên thu thần Thị Tịch.

Trải qua thời gian dài chịu đựng nắng mưa, chùa Giác Nguyên xuống cấp trầm trọng phải qua nhiều lần tu sửa. Gần đây nhất, năm 2017 chùa khởi công đặt đá tái thiết trùng tu lại các hạng mục. Đến năm 2018 chính thức xây dựng, hiện đã hoàn thành được 80% công trình. Vì được trùng tu với quy mô lớn nên chùa đang tạc lại mẫu tượng Phật bổn sư bằng đồng có kích thước cao gần 4m để phù hợp hơn với chánh điện mới.

Chùa dự kiến sẽ hoàn thành những công trình cuối cùng sau khi dịch bệnh ổn định

Song, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, chùa cho tạm dừng thi công để phòng dịch và thực hiện công tác thiện nguyện giúp cho bà con khó khăn trong nhiều tháng liền. Thầy Thích Huệ Phát trụ trì chùa Giác Nguyên cho biết, khi nào dịch bệnh ổn định hoàn toàn chùa sẽ tiếp tục xây dựng lại.

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, là nơi tu tập Phật pháp của nhiều người, chùa Giác Nguyên còn là nơi san sẻ nhiều tình yêu thương. Chùa tổ chức các khóa tu hướng đến giác ngộ đạo đời và cưu mang trẻ em mồ côi, cơ nhở. Chùa Giác Nguyên cũng tích cực với những công việc thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng như: phát quà cho người nghèo, xây dựng nhà tình thương tình nghĩa, trao học bổng học sinh khó khăn, cứu trợ lũ lụt, người dân ảnh hưởng vì dịch bệnh,...Tất cả đều mong chia sẻ tấm lòng từ bi bác ái của đạo Phật đến mọi người trong lúc khổ nạn.

Những phần quà nghĩa tình của chùa Giác Nguyên gửi đến bà con nghèo người dân tộc ở tỉnh Vĩnh Long năm 2017


Hơn một trăm năm qua đi, với các hoạt động tôn giáo, văn hóa tâm linh ý nghĩa, chùa Giác Nguyên mỗi ngày vẫn giữ gìn thời khóa tu tập và giác ngộ Phật pháp. Nhận được nhiều sự tin yêu từ những người con Đức Phật, chùa Giác Nguyên trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương cũng như khách thập phương.

Bài, ảnh: Trà Giang

Tin liên quan

Tin mới hơn

Festival Nghề truyền thống Quảng Nam 2024

Festival Nghề truyền thống Quảng Nam 2024

LNV - Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024 với chủ đề Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam – nâng tầm và hội nhập sẽ diễn ra tại thành phố Tam Kỳ từ ngày 28 đến hết ngày 31/8. Đây là sự kiện lớn của tỉnh Quảng Nam nhằm góp phần gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được đề cử là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được đề cử là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nhằm đề cao giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị của một loại hình di sản lễ hội truyền thống lâu đời trong quá trình hội nhập, phát triển bền vững, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định ghi danh Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bình Định: Tiếng vọng đồng đội từ lòng đất mẹ

Bình Định: Tiếng vọng đồng đội từ lòng đất mẹ

LNV - Sau nhiều đêm trăn trở khi nhớ về đồng đội cùng chiến đấu tại Đồi 174 ở thôn Long Quang, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định 50 năm về trước, cựu chiến binh Trần Văn Phúc vượt gần 1.000km từ Nghệ An vào Bình Định đi tìm hài cốt đồng đội.
Bà giáo tâm huyết lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An

Bà giáo tâm huyết lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An

LNV - Với lòng đam mê và tình yêu sâu sắc dành cho văn hóa dân tộc Thái, nhiều năm qua, Nghệ nhân Ưu tú Sầm Thị Xanh ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã dành nhiều tâm huyết trong việc lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Đô thị cổ Hội An: Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm được công nhận Di sản Thế giới

Đô thị cổ Hội An: Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm được công nhận Di sản Thế giới

LNV - Với chủ đề “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An”, các hoạt động được tổ chức tại nhiều địa điểm, tập trung ở khu phố cổ từ ngày 23/11-4/12/2024.
Thanh niên xung phong là biểu tượng sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam

Thanh niên xung phong là biểu tượng sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam

LNV - Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2024), chiều 15/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp thân mật với đoàn đại biểu về dự Hội nghị cán bộ toàn quốc Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.

Tin khác

Học sinh Bình Định tham gia trải nghiệm nghệ thuật truyền thống

Học sinh Bình Định tham gia trải nghiệm nghệ thuật truyền thống

LNV - Ngày 10/7, tại Trường THCS thị trấn Tuy Phước, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định phối hợp Phòng GD&ĐT huyện Tuy Phước tổ chức Chương trình trải nghiệm nghệ thuật truyền thống trong nhà trường năm 2024, đã thu hút gần 800 em học sinh hào hứng tham gia.
Độc đáo Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì ở Lào Cai

Độc đáo Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì ở Lào Cai

LNV - Lễ hội Khô già già là lễ hội cầu mùa lớn nhất và lâu đời nhất của người Hà Nhì đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Lễ hội được diễn ra vào tháng 6 âm lịch hằng năm để cầu mong cho mùa màng bội thu, người an vật thịnh, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Người mẹ có hai con là Nghệ sĩ Nhân dân

Người mẹ có hai con là Nghệ sĩ Nhân dân

LNV - Nghệ sĩ Đỗ Quốc Hưng và Nghệ sĩ Đỗ Hiền là hai anh em tài năng trong làng nghệ thuật phía Bắc và đều được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) khi còn trẻ. NSND Quốc Hưng là ca sĩ Opera giọng Bass. Giọng hát của anh được đánh giá là cả triệu người may ra có một. Đỗ Hiền là biên đạo múa trẻ, tài năng, chuyên ngành múa đương đại. Đó là niềm vinh hạnh cho ngành văn hóa nước nhà nói chung và vùng quê Dục Tú- Đông Anh nói riêng. Thật tự hào đối với gia đình bà Nguyễn Thị Phú– và ông Đỗ Văn Sâm (đã mất), người đã sinh ra 2 nghệ sĩ tài hoa này.
Tinh hoa các sản phẩm quý từ sen

Tinh hoa các sản phẩm quý từ sen

LNV - Sen là cây trồng phổ biến ở Việt Nam. Tại miền Bắc, hoa sen nở rộ vào mùa hè. Bên cạnh cho hoa đẹp, hương thơm, làm cảnh... sen còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phụ nữ Vĩnh Phúc - Cử chỉ đẹp, sống nhân văn

Phụ nữ Vĩnh Phúc - Cử chỉ đẹp, sống nhân văn

LNV - Hưởng ứng phong trào “Phụ nữ Vĩnh Phúc cử chỉ đẹp, sống nhân văn”, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, đồng hành cùng chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an sinh xã hội. Từ đó tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ trong thời đại mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Hà Nội: Lễ hội hoa sen lần đầu tiên

Hà Nội: Lễ hội hoa sen lần đầu tiên

LNV - Với chủ đề “Sắc sen Hà Nội,” lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội). Lễ hội sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm hấp dẫn về hoa sen và đặc sản trà sen của Hà Nội.
Một nhà báo tâm huyết với nghề

Một nhà báo tâm huyết với nghề

LNV - Ông Nguyễn Tiến Lệnh Anh là một nhà báo, nhà thơ. Ông có bút danh rất đặc biệt : Nông Tử Lệnh Anh – Lệnh Anh Nông Tử. Một bút danh “Độc, lạ”. được ông lấy từ những chữ cái đầu của họ tên thật của mình.
Khúc hẹn hò cồn cào sóng sông Như Nguyệt

Khúc hẹn hò cồn cào sóng sông Như Nguyệt

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Khúc hẹn hò cồn cào sóng sông Như Nguyệt" của nhà thơ Thu Sang
Quảng Ngãi: Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Quảng Ngãi: Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

LNV - Quảng Ngãi phấn đấu trong năm 2024, có ít nhất một điểm du lịch cộng đồng nông thôn (du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề) theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững được công nhận.
Thanh niên miền núi chung tay xây dựng đô thị văn minh

Thanh niên miền núi chung tay xây dựng đô thị văn minh

LNV - Hưởng ứng ngày cao điểm Chiến sĩ tình nguyện xây dựng đô thị Sáng – Xanh – Sạch đẹp – Văn minh – An toàn, Tỉnh Đoàn Hòa Bình và Tỉnh Đoàn Sơn La ra quân trồng hàng nghìn cây xanh, hoàn thành hàng nghìn phần việc.
Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc tại Quảng Ngãi

Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc tại Quảng Ngãi

LNV - Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ được tổ chức từ ngày 21-24/7 tại thành phố Quảng Ngãi.
Trường THCS Nguyễn Trãi A Tổng kết năm học 2023-2024

Trường THCS Nguyễn Trãi A Tổng kết năm học 2023-2024

LNV - Sáng ngày 27/5/2024 Trường THCS Nguyễn Trãi A long trọng tổ chức Lễ tổng kết, tuyên dương khen thưởng những tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, năm học 2023-2024 và tổ chức chương trình Dấu ấn tuổi 15 cho học sinh khối 9 của nhà trường niên khóa 2020-2024.
Sắp diễn ra lễ hội hoa sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

Sắp diễn ra lễ hội hoa sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

OVN - Với chủ đề "Sắc sen Hà Nội," lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội), sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm hấp dẫn về hoa sen và đặc sản trà sen của Hà Nội.
Trường Trung học Phổ thông Hậu Lộc I hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập

Trường Trung học Phổ thông Hậu Lộc I hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập

LNV - Trường THPT Hậu Lộc I (Thanh Hóa) đặt trên địa bàn xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đến nay trải qua 60 năm thành lập và phát triển (1964 - 2024), vượt qua nhiều khó khăn, trường luôn đoàn kết, thi đua Dạy tốt - Học tốt và thực sự trở thành cái nôi ươm mầm cho những tài năng.
Cô giáo Mầm non ở vùng quê nghèo đam mê Thư pháp

Cô giáo Mầm non ở vùng quê nghèo đam mê Thư pháp

LNV - Cô giáo Mầm non Đoàn Thị Mai sinh năm 1992, quê xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Mầm non Hải Phòng, hiện công tác tại Trường Mầm non xã Nam Hưng (Tiên Lãng), cô giáo Mầm non trẻ có đam mê đặc biệt với nghệ thuật Thư pháp truyền thống đã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động