Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Chợ phiên Mèo Vạc: Nét đẹp văn hóa vùng cao Hà Giang

LNV - Ra đường rất sớm khi trời còn tối, trong hơi lạnh man mát, chảng vảng sương sớm của miền núi, người dân đến chợ khi mà còn chưa nhìn rõ mặt nhau. Ấy vậy chỉ khi ánh sáng le lói thì cả khu chợ như bừng tỉnh qua một đêm ngủ yên tĩnh đến tĩnh mịch. Khu chợ rộng mênh mông giờ đã kín người mua, người bán, náo nhiệt với nhiều sắc màu của áo quần, nhưng ấn tượng nhất vẫn là áo trắng và váy tất của các bà các chị.
Năm đó, ông bố vợ tôi còn minh mẫn và khoẻ mạnh, cứ hai năm hai vụ lại ra Hà Nội thăm con cháu. Chả là, theo sự phân công của Đảng, cụ ông vào Đà Lạt công tác và sinh sống ở đó từ năm 1977 khi nước nhà mới thống nhất hai miền, cụ làm đến chức thị trưởng thành phố Đà Lạt, nên vùng cao nguyên Nam Trung bộ cụ đã rất quen thuộc. Năm nay, vì lý do đặc biệt nên chỉ có cụ ông mong muốn con rể đưa lên vùng núi phía bắc tham quan. Tôi chọn tỉnh Hà Giang để cụ được chiêm ngưỡng: cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, nhà của Vua Mèo (họ Vương). Kí sự này tôi dành những trang viết để miêu tả phiên chợ của các dân tộc thiểu số vùng cao miền núi phía Bắc, đó là phiên chợ Mèo Vạc. Chợ phiên ở Mèo Vạc mỗi tuần chỉ họp duy nhất một lần vào sáng chủ nhật. Điều đặc biệt phiên chợ họp rất sớm cho nên mới sáng tinh mơ, mấy anh chị bạn đã đến khách sạn nơi chúng tôi nghỉ để đánh thức chúng tôi dậy. Các chị cho biết vì tuần có một lần nên bà con các xã trong huyện và các huyện lân cận cũng đến chợ. Vì nhà xa, người dân đi chợ rất sớm, có người đi từ 1 hay 2 giờ sáng, có người xa đến 10, 20 cây số. Chính vì đi sớm như vậy, nên từ 4h sáng, các ngả đường đến chợ đã nghe thấy tiếng xe cộ đi lại, tiếng nói cười gọi nhau của tiếng dân tộc lanh lảnh, tiếng lục lạc được người dân làm bằng gỗ tạo ra tiếng kêu theo nhịp bước chân của những con gia súc như trâu bò... khiến cho chúng tôi không thể nằm yên chờ trời sáng mà cũng lục tục hò nhau dậy để đến chợ.


Tác giả Hà Kế Vinh (người bên tay trái). Ảnh: Hà Kế Vinh


Khi các anh chị bạn đến khách sạn là bố con tôi đã ăn mặc chỉnh tề để đến chợ. Ra đường rất sớm khi trời còn tối, trong hơi lạnh man mát, chảng vảng sương sớm của miền núi, người dân đến chợ khi mà còn chưa nhìn rõ mặt nhau. Ấy vậy chỉ khi ánh sáng le lói thì cả khu chợ như bừng tỉnh qua một đêm ngủ yên tĩnh đến tĩnh mịch. Khu chợ rộng mênh mông giờ đã kín người mua, người bán, náo nhiệt với nhiều sắc màu của áo quần, nhưng ấn tượng nhất vẫn là áo trắng và váy tất của các bà các chị.


Tác giả hòa mình vào cuộc sống bình dị tại chợ phiên Mèo Vạc, nơi vùng cao Hà Giang.(Ảnh: Hà Kế Vinh)


(Ảnh: Hà Kế Vinh)


Chúng tôi ghé vào quán ăn phở, quán này được giới thiệu là đông và ngon nhất Mèo Vạc. Nhưng lúc này trời vẫn tối lắm, quán phở chỉ duy nhất với một bóng đèn điện thắp sáng màu vàng le lói vì không đủ sáng nên chúng tôi phải căng mắt ra để nhìn, không nhìn rõ mặt người, bước vào quán là con chó mực(màu đen) nằm phủ phục ngay trước cửa của quán phở, nhưng hình như nó đã quen với khách hàng nên không buồn ngóc đầu dậy, mà mắt chỉ mở ti hí. Ông chủ nhà hàng nói tiếng kinh chưa sõi mời chúng tôi vào ăn phở. Riêng tôi nhìn thấy con chó trong quán phở đã sợ với nhiều lý do khác nhau nên tìm đến một hàng khác thưởng thức bánh cuốn Mèo Vạc. Thôi thì ăn cho đỡ nhớ ăn quà buổi sáng, chứ thật ra mới gần 5 giờ thì cũng chưa muốn ăn. Ngồi trong quán đã nghe thấy tiếng nói cười của đồng bào các dân tộc nơi đây nghe rộn ràng như ngày hội, rồi tiếng lợn kêu eng éc, ụn ịn, tiếng trâu nghé ọ, tiếng ngựa hí vang cả một góc đường phố xen lẫn tiếng gà kêu quàng quạc. Chúng tôi bắt đầu ra chợ. Chao ơi cả một ngã ba phố chợ nơi bày bán trâu, bò, lợn gà đã nhiều, nhưng xa xa vẫn thấy người dân dắt súc vật đang đến chợ, phân của những con súc vật này phóng uế bừa bãi, một mùi nồng nặc rất đặc chưng làm chúng tôi phải nheo mũi. Nhưng vì quá tò mò nên cái mùi đó cũng không ngăn cản được bước chân của chúng tôi để xem người bán người mua trâu, bò, lợn, gà như thế nào…nào thì đàn ông họ cắp nách lợn màu đen khoảng 7 đến 10 kg, các bà, các chị cắp con gà vào nách cái đầu gà ở phía sau, họ đều mặc với trang phục của dân tộc họ, đẹp nhất là các chị váy mền mại tạo nhiều nếp dọc, chân đi tất cao đến quá đầu gối, áo trắng và đầu đội khăn. Tôi hỏi một chị, nhà chị cách chợ bao nhiêu cây số, 15 km à, chúng cháu phải đi từ 2 giờ sáng, rồi gần đến chợ, chúng cháu thay váy áo và đi tất vào mới đẹp và sạch sẽ được như thế này. Thế cháu đi bán gì, chúng cháu không bán cái gì mà chỉ đi chơi chợ thôi. Chị đi cùng chúng tôi cho chúng tôi biết, chợ không những giao thương hàng hoá mà chợ còn là một ngày hội nữa, các chàng trai, cô gái đến chợ cũng là để tìm bạn tình, nhiều người đi chợ nên vợ nên chồng đấy anh ạ. Do vậy, họ rất háo hức chờ đến phiên chợ, người dân khắp nơi mang theo những con vật hay hàng hoá khác đem bán để lấy tiền mua thức ăn, đồ dùng sinh hoạt, quần áo mới, tìm bạn để giao duyên, họ không vội vàng, tất bật như chợ quê miền xuôi. Họ không giao bán, nếu ai hỏi thì trả lời, thuận mua vừa bán chứ không có kì kèo, thêm bớt. Chúng tôi gặp một chị cắp nách một con gà mái, để phần mồng con gà ra phía trước, tôi hỏi bao nhiêu tiền, chị nói 100 ngàn, trả nhiều hơn không bán, ít hơn cũng không, bán được là chồng lấy 20 ngàn uống rượu.


(Ảnh: Hà Kế Vinh)


Cảnh ngồi uống rượu cùng nhau trò chuyện của những người dân tại một phiên chợ Mèo Vạc. (Ảnh: VOV)


Nơi bán trâu, bò, lợn... thì đặc trưng hơn, ngoài cái mũi được ngửi mùi phân, chúng tôi còn được nghe tiếng mõ rung lên từ những chiếc lắc được đeo vào cổ của những con trâu, bò. Người mua về thịt, người mua về để làm sức kéo, chúng tôi quan sát cách người ta chọn một con trâu tốt để về làm sức kéo, hoặc về làm giống cho tái tạo đàn trâu. Tò mò, tôi hỏi một ông ở dưới xuôi lên đây đang chọn trâu mua. Chào ông, thế nào là con trâu đạt yêu cầu. Ông cười có vẻ đắc ý, các chú dân phố phường nên không biết được đâu, tôi làm nghề mua trâu bò để về quê bán lại cho người cần. Nếu là trâu bò để lấy thịt thì dễ thôi, nhưng chọn những con trâu tốt thì cần phải có kinh nghiệm, con trâu có ngoại hình cân đối, khối lượng lớn, trông vạm vỡ, khoẻ mạnh; đầu và cổ to, rắn chắc; vai rộng; bụng thon gọn, mông rộng; bốn chân to, khoẻ; móng chân khít. Bộ phận sinh dục cân đối. Các tiêu chuẩn chọn như trên là kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm nay của tôi đấy. Được tận mắt chứng kiến xem người mua, người bán những con trâu, bò, lợn gà cắp nách, đó cũng là một trải nghiệm thú vị khi đến với chợ phiên Mèo Vạc này. Lang thang ngắm nghía mọi người và hàng hoá, chúng tôi đến khu bán rượu ngô, mà theo tôi là rất đặc sắc vì không những rượu làm từ hạt ngô được trồng ở giữa khe của những tảng đá có những vạt đất trên cao nguyên đá này, mà thú vị hơn của người bán và người mua, đến cách nếm rượu của người mua để chọn cho mình rượu nào vừa khẩu vị. Chúng tôi càng ngạc nhiên hơn, bởi chỉ có các chị, các bà dân tộc đi bán, họ xếp hai hàng dài, nào can to, can nhỏ, để một lối đi ở giữa, mà người đi mua chỉ có đàn ông, người nhỏ thó, thấp bé nhẹ cân, quần áo một màu xanh đen rộng lắm, cái đũng quần đến đầu gối. Tôi nhớ, quần loe cái mốt mấy thập niên về trước được người dân Sài Gòn mặc còn gọi quần này bằng "cụ", đầu đội mũ cũng màu xanh đen như cái nồi úp lên đầu. Tôi để ý theo dõi họ mua bán như thế nào, người mua rượu được nếm thử, nếm thoải mát mà mặt người bán vẫn không thay đổi, họ giót ra một cái bát nhỏ một ít rượu, người đàn ông cầm bát ngửa mặt lên trời, ực một hớp, mắt lim dim, chớp chớp mắt liên hồi, mồn chụm lại, vẩu ra kêu chẹp chẹp, cứ thế họ đi hết người bán rượu này đến người bán rượu khác, cuối cùng họ cũng mua được một chai, nhưng lúc này người đàn ông đó đã chếnh choáng say. Tôi cảm nhận được mùi rượu thơm lừng, và chính mùi thơm đó tôi cũng nếm thử rồi tôi cũng mua mấy chai góp vui vào cái quán được dựng sơ sài có đến khoảng 7, 8 thanh niên đang uống, họ uống suông không có thức nhắm, chúng tôi cũng làm vài bát thử xem sao. Ngon, nồng độ nhẹ, êm dịu nhưng say. Hòa mình vào chợ phiên Mèo Vạc. Chả cần quen thân hay không nhưng mua bán xong mời nhau chén rượu, vậy là thành bạn rồi.

Tìm hiểu thì được biết rượu ở đây là rượu ngô do đồng bào Mông tự cất theo kinh nghiệm thủ công. Rượu có mùi thơm đặc trưng, nồng độ vừa phải, không quá nặng cũng không quá nhạt, uống thấy êm dịu, không đau đầu, mệt người, giá thì từ 20 đến 25 ngàn một lít. Họ đựng vào các can màu trắng 5 lít hoặc 10 đến 10 lít. Nếu như khu bán ra súc phải nheo mũi, nhiều khi phải lấy bàn tay che vào mũi, thì đến nơi bán rượu lại được ngửi mùi thơm của rượu, được nhìn thấy cái bộ mặt nhỏ thó, hiền lành, quần áo rộng thùng thình như ngoại cỡ, chân nọ đá chân kia, miệng lắp bắp vì rượu, đã cho chúng tôi thấy cuộc sống này trở nên vi diệu thế nào. Tôi hỏi một chị bán rượu, chị người dân tộc nào? với giọng nghe lơ lớ, dân tộc Mông. Rượu này mua ở đâu đem bán? Ơ nhà tự nấu chứ. Rồi anh chị bạn đi cùng tôi cho biết: Rượu được sản xuất theo cổ truyền dân tộc Mông tại xóm Ha Ía, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc. Rượu ngô từ lâu đã là đặc sản của đồng bào dân tộc các huyện vùng Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang. Rượu ngô mang nhiều giá trị về văn hóa, thổ nhưỡng, là thức uống bản địa phổ biến của đồng bào. Nấu rượu ngô đã trở thành thú vui và là nét văn hóa đậm màu bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Để có một vò rượu thơm ngon, người Mông há Ía nấu rượu bằng chõ gỗ, hạt ngô được ủ với những quả men được làm từ các cây lá, khi nấu bằng củi và nước đã được lấy từ một hang nước trong núi trong vắt và mát lạnh. Ở đây hầu như quanh năm khô hạn, người dân vất vả với từng hốc đá tai mèo, để gieo những hạt ngô giống, nhưng ông trời không phụ với nỗi nhọc nhằn, sự chịu thương chịu khó của đồng bào nơi đây. Những nương ngô xanh tốt và năng suất thu hoạch cao. Theo giới thiệu của mọi người thì nấu rượu ngô rất cầu kỳ, họ lấy nước và củi cách bản vài ba cây số, họ nấu chín ngô, ủ men lá, một loại men ít độc tố, rồi chưng cất theo kinh nghiệm thủ công mới cho ra những giọt rượu thơm ngon, đậm đà. Rượu có hương thơm dịu, vị nồng. Người Mông, hầu như nhà nào cũng nấu rượu ngô, rượu được cho vào chum to, rượu để càng lâu càng tốt mới hết độc tố, họ vừa đem bán lấy tiền mua quần áo, dụng cụ gia đình và thực phẩm và cũng vừa để dùng và đãi khách quý mỗi khi khách đến nhà.

Chúng tôi tiếp tục vào các dãy hàng khác, gặp ngay một anh dân tộc đang đun và bán thắng cố, một chảo rất to, củi lửa luôn cháy đỏ rực, chảo sôi sùng sục, xung quanh chảo có khoảng 5 người đàn ông, mỗi người một chậu nhựa loại nhỏ, một cái muôi bằng gỗ. Người có tiền thì mua cả nước và cả cái, người ít tiền thì chỉ mua nước thôi, họ đem mèn mén làm từ ngô ra để trên mặt đất được lát gạch nhưng xung quanh vẫn nhiều xương của gia súc được vứt vương vãi từ phiên chợ trước, tôi để ý họ ăn thế nào, trước hết họ cho một muỗng mèn mén vào miệng, xong họ múc một muỗng nước để cho trôi mèn mém , thêm miếng thắng cố và tợp một ngụm rượu, cứ thế khi ăn xong là họ say bí tỷ, có người lăn quay ra nằm không cựa quậy, còn lại chân đi lảo đảo ra gốc cây là nằm còng queo tại đó. Xế trưa khi ông mặt trời đứng bóng là các bà vợ cũng bán mua xong những thứ cần thiết, và một nhiệm vụ rất độc đáo mà tôi chưa gặp ở nơi nào miền xuôi hay các đô thị có được, họ đi tìm chồng của họ, anh chồng cầm đuôi con ngựa, trên lưng ngựa chị để lỉnh kỉnh nào gạo, muối, rau...và chị dắt đi, anh chồng đầu vẫn ngẹo sang một bên tay bám chặt vào đuôi ngựa lảo đảo bước theo. Đôi khi say quá chị để ông chồng nằm khèo ở gốc cây rồi lấy nước lau mặt và quạt mát cho chồng đến khi tỉnh rượu mới về. Thậm chí cho chồng nằm vắt vẻo trên lưng ngựa. Tuy nhiên, bên cạnh những người đàn ông uống rượu và ăn thắng cố một mình. Tôi cũng thấy có gia đình quây quần bên nhau sau khi vợ đã bán và mua được sản phẩm cần thiết thì cả gia đình quây quần bên chiếc bàn với bát thắng cố nghi ngút khói, với tiếng " keng" chạm bát rượu và tiếng nói cười mãm nguyện. Hình ảnh những đôi vợ chồng cụng nhau chén rượu, húp sụp bát thắng cố và nở nụ cười hạnh phúc nhìn nhau là tôi thấy thật sự là tuyệt vời. Hạnh phúc đôi khi chỉ cần có thế thôi là đủ. Họ sống thật đơn giản, mộc mạc và chân tình. Phiên chợ, những chàng trai, cô gái gặp nhau, quây quần bên chiếc bàn đơn sơ, với những bát rượu ngô không thức nhắm. Với bao câu chuyện, họ hỏi thăm nhau đủ thứ về cuộc sống, về mùa màng, về con cái, với những cặp mắt nhìn nhau đắm đuối của các chàng trai, cô gái đến tuổi trăng tròn, với những tiếng cười mãn nguyện mà trong lòng tôi xốn xang của một thời trai trẻ.

Nói đến món mèn mén, tôi nói với anh bạn là muốn ăn xem ngon đến mức độ nào. Anh bạn điện thoại ngay về nhà hàng đề nghị bữa chiều tối nay phải có món mèn mén đấy nhé, mà đãi khách Hà Nội lên nên nhà hàng phải đồ làm hai lần chứ một lần là các bác không ăn được đâu. Chiều tối hôm đó ở một nhà hàng phải nói là sang trọng, các món ăn dân tộc được dọn đặt lên mâm trong đó có món mèn mén nấu từ ngô vàng ươm. Một phen nhớ đời khi tôi múc một thìa mèn mén đưa vào miệng, nó rất khó nuốt, đáng lẽ phải húp một chút nước xong mới ăn và khi mèn mén đã vào miệng lại húp nước thì mới trôi. Thế nhưng tôi không làm như thế, mà là lần đầu tiên được ăn nên nghẹn phải nói trắng mắt ra, nghẹt thở, tức ngực. Trong đời có ai bị nghẹn khoai lang chưa, món này còn nghẹn gấp nhiều lần, rồi tôi húp liên tục mấy bát nước canh thập cẩm ngon, ngọt nên rồi cũng qua, tôi phải ra ngoài ưỡn ngực và đấm vào ngực thùm thụp cho đỡ tức ngực. Đấy là món ăn để đời đấy. Thực ra người dân tộc sống chủ yếu bằng ngô, mà ngô thì rất ngon và bổ, họ ăn như mình ăn cơm hàng ngày, còn tôi lần đầu tiên trong cuộc đời, đấy cũng là một trải nghiệm thú vị. Đã đi chợ thì cũng phải khám phá cho hết văn hoá phiên chợ vùng cao này chứ. Các món quà ăn ở đây cũng đủ loại, phải kể đến nướng bánh ngô tại chỗ, bánh ngô màu trắng đục thơm ngon. Quán hàng phở thì trong chợ cũng có, ngay cổng chợ cũng có, vài ba quán. Trong chợ còn có mái che chứ cổng chợ thì không, họ kê mấy cái bàn bằng gỗ đã cũ, khoảng vài chục bát tô miệng rộng được người chủ quán cho bún phở ra bát, rồi miếng thịt lợn, dồi lợn,... được xếp lên trên, ai mua họ chỉ cần múc nước dùng tại một cái chảo đun nóng, nhưng làm gì nó sôi sùng sục như quán phở Hà Nôi, cũng chỉ khoảng 80 độ, đổ vào bát là có ngay một tô phở. Nhưng tôi vẫn dùng mình nhất là hàng cháo lòng, tiết canh. Tiết lợn được đựng đầy vào hai thùng bằng tôn đã ngả màu, thịt lợn họ băm nhỏ trộn gia vị để một chậu. Lúc tôi đến có hai người đàn ông dân tộc chắc cũng ngoài 40 tuổi, bà bán hàng múc một muỗng thịt đã băm sẵn cho vào bát như bát đựng phở, rồi múc mấy muỗng tiết đổ vào bát có thịt, họ ăn và húp tiết, tiết đỏ au quanh miệng, tôi nhìn thấy rất ngạc nhiên. Họ ăn tiết canh không giống như tiết canh ở miền xuôi là phải đông đặc, khi ăn vắt chanh rồi lấy thìa múc từng miếng. Tôi hỏi, các anh ăn có ngon không? Ái chà chà, ngon lắm, đặc sản đấy, họ uống rượu nhiều lắm. Tôi nói đùa với ông bố vợ: chắc cái con "virus liên cầu khuẩn" nó say rượu nên cũng chả làm gì được mấy bác dân tộc này. Cụ cười khà khà vẻ thích thú.

Đang cảm thấy sợ vì bát tiết canh thì chúng tôi nhìn thấy một chị ăn mặc như người dân tộc Mông, dáng cao, da trắng ngần, mặt đẹp như búp bê. Trên vai gùi một giỏ làm bằng tre đan, gọi là giỏ chứ nó to lắm, chị đặt cái giỏ to xuống, chúng tôi đến cũng có lý do là ngắm và tán tỉnh người đẹp chút cho vui. Chị nhìn thấy tôi, tôi chưa kịp chào thì chị liếc mắt mỉn cười, em chào các anh chị ạ, giọng chị trong trẻo, tròn vành rõ chữ chứ không lơ lớ như các chị người dân tộc. Tôi cất giọng, chào người đẹp, người đẹp dân tộc gì? Em dân tộc kinh ạ, Ơ các anh chị thấy em ăn mặc kiểu này nên các chị các anh lầm tưởng rồi. Mà chị mặc váy, áo màu trắng nên chị đã trắng lại càng trắng hơn, chị xinh đẹp thật. Chị bán cái gì vậy? em bán xôi ngũ sắc ạ, rồi chị mở nắp cái giỏ ra, lật tấm vải và lá như lá chuối, mùi thơm nức, khói bốc lên ngùn ngụt, nóng hôi hổi. Xôi nấu bằng gạo nương và màu bằng lá cây được người dân tộc triết xuất ra, hạt xôi to mọng, xanh, đỏ, trắng, vàng... đủ 5 màu gọi là xôi ngũ sắc. Chị vừa gói vừa nói chuyện, em là gái Tuyên Quang đấy các anh chị ạ, lấy chồng là bộ đội, anh quê Yên Bái là sỹ quan ban chỉ huy quân sự huyện, em làm giáo viên dạy cấp 1, ngày nghỉ em bán xôi làm thêm tăng thu nhập. Chị đẹp, tôi lại nhớ đến câu: Chè Thái, gái Tuyên (Tuyên Quang), rồi chả biết chị nói chuyện cuốn hút thế nào mà chúng tôi mua đến 20 gói xôi. Các cụ nói chẳng sai: chết về gái đẹp mà. Tạm biệt chị, ai cũng trầm trồ khen chị vừa đẹp lại có duyên và nói năng lưu loát. Riêng tôi cho đến tận bây giờ vẫn nhớ đôi mắt chị long lanh, ươn ướt liếc chúng tôi khi mới gặp, nếu chàng trai nào chưa có vợ chắc là "tình yêu sét đánh". Lạc vào khu bán quần áo, nhất là những bộ váy rực rỡ sắc màu dành cho người Mông mới thấy phấn chấn. Trang phục của người Mông sặc sỡ nhất là chân váy. Bình thường một chân váy của phụ nữ Mông nếu làm bằng tay chắc cả năm mới xong nên giờ đây hàng bán sẵn rất phổ biến nên phụ nữ cũng trưng diện hơn. Nhìn chị em ướm ướm, thử thử trang phục mà cũng thấy vui lây. Chúng tôi rất thích thú khi bước chân vào khu vực bán trang phục, phụ nữ đến chợ mặc rất đẹp. Mỗi người một màu sắc tạo nên một không gian chợ phiên rực rỡ sắc màu, họ e thẹn cúi đầu bẽn lẽn quay mặt đi. Đôi má ứng hồng rất duyên của người thiếu nữ nơi đây. Những bộ trang phục của người phụ nữ ở vùng cao núi đá cũng đã thấy cả một thế giới đượm sắc hương. Hoà mình vào chợ phiên Mèo Vạc, chúng tôi thật sự phấn chấn về văn hoá chợ phiên ở đây, người dân bản địa nơi đây thể hiện tính chân chất, thật thà đến ngây ngô, nhiệt tình và ít nói, chúng tôi cảm thấy cuộc sống này ở đâu cũng rất vi diệu. Ông bố vợ tôi nói: nếu còn sức khoẻ thì nên đi, đi đến thật nhiều nơi để cảm nhận cuộc sống thật phong phú này, khi già yếu không đi được nữa thì kể lại cho mọi người nghe hoặc viết lại những kỉ niệm đó để những người chưa có điều kiện đến biết được tổ quốc mình thật đẹp, tình người chan chứa với tấm lòng cởi mở, chân tình.

Nắng đã chếch đỉnh đầu, chắc hơn 12 giờ, lác đác có người đã rời chợ, chúng tôi tạm biệt chợ phiên, hẹn có dịp tôi sẽ đến lần nữa. Tôi hỏi anh lái xe, trên này có bài hát nào về Mèo Vạc không? Có anh ạ. Em mở đĩa ra anh nghe nhé: "Tôi về thăm Mèo Vạc một chiều đông, huyện xa xôi đứng đầu nơi biên cương...Đá trước, đá sau, rừng núi đá nuôi bao người khôn lớn, sống trên đá chết nằm trong đá..." nghe tiếng hát của ca sỹ cất lên mà trong tôi tâm trạng buồn vui lẫn lộn, tôi chỉ mong sao đời sống của các đồng bào dân tộc ngày một tốt lên, những nét đẹp văn hoá nơi đây được giữ gìn và phát triển. Tôi thầm nghĩ, nếu sau này có điều kiện và sức khoẻ, tôi sẽ lên chợ phiên một lần nữa. Tạm biệt Mèo Vạc thân yêu./.

Tản văn của Hà Kế Vinh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.

Tin khác

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025

LNV - Tối ngày 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025". Sự kiện diễn ra nhằm hưởng ứng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), góp phần tôn vinh nghề báo và người làm báo - những “chiến sĩ" thầm lặng trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025

LNV - Vượt qua 33 thí sinh, Nam vương Vishmitha Divyanja (Sri Lanka) và Hoa hậu Mildred Esmith Rincon (Canada) đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025.
Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

LNV - “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai. Đầu tư và quan tâm đến thiếu nhi là sự đầu tư thông minh cho tương lai. Song hiện nay, văn học thiếu nhi đang đứng trước những thách thức lớn bởi sức hút và cám dỗ của rất nhiều loại hình giải trí khiến các em - và cả người lớn - không mặn mà với văn hóa đọc. Điều này đòi hỏi các nhà văn phải đổi mới chính mình để viết hay, hấp dẫn hơn nữa; cần gần gũi, giao lưu với thiếu nhi nhiều hơn để nắm bắt đúng và trúng nguyện vọng của các em, để nuôi dưỡng cảm xúc, viết ra những tác phẩm các em hứng thú. Muốn vậy, nhà văn cần viết bằng cái nhìn và trái tim trẻ thơ nhưng với trí tuệ của nhà thông thái.” (Nguyễn Thị Thiện).
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái

LNV - Ngày 12/6, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ tỉnh lần thứ 8, khóa 9, nhiệm kỳ 2022 – 2027, sơ kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ 6 tháng đầu năm; tổng kết Tháng Nhân đạo năm 2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”

LNV - Sáng 12/6/2025, Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi long trọng tổ chức ra mắt cuốn sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút” trong không khí đầy ý nghĩa và tự hào hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) tại Thư viện Quân đội (Hà Nội). Buổi lễ ra mắt không chỉ là sự kiện văn hóa, nghề nghiệp mà còn là dịp để giới báo chí, văn học và công chúng cùng nhìn lại hành trình hơn bốn thập niên gắn bó trọn vẹn với nghề cầm bút của một người đã tận hiến vì lý tưởng, sự thật và lẽ phải.
Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” trên địa bàn huyện.
Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh

LNV - Trong hai ngày 9- 10 /6/2025, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ Bệnh viện lần thứ XXVIII (nhiệm kỳ 2025 - 2030) với phương châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển”. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Bệnh viện gồm 11 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Khuyến tiếp tục tái cử chức danh Bí thư, đồng chí Nguyễn Như Nhị giữ chức danh Phó Bí thư.
Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn

LNV - Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của toàn xã hội, đến tháng 5/2025, tỉnh Bình Định đã hoàn thành 100% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động