Cảm phục cô giáo không tay ở xứ Thanh: “CỨ ĐI VỀ PHÍA MẶT TRỜI, BÓNG TỐI SẼ NGẢ SAU LƯNG BẠN”
Tác giả chụp ảnh cùng cô giáo Lê Thị Thắm |
Tôi- một cô gái miền xuôi, với ước mơ trở thành cô giáo. Rồi tôi cũng đạt được ước mơ của mình khi thi đậu vào Đại học sư phạm Hồng Đức. Tốt nghiệp Đại học với tấm bằng sư phạm loại giỏi, tôi được Sở Nội vụ- Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa phân công về công tác ở một huyện trung du miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa- huyện Cẩm Thủy. Cầm quyết định trên tay mà tay tôi run run, chân muốn khụy xuống, đầu óc đặt ra biết bao câu hỏi. Không biết Cẩm Thủy ở đâu, cách xa vùng quê của tôi bao xa, vùng đất đó như thế nào, rồi đây cuộc sống của tôi sẽ ra sao…?. Trong khi bạn bè cùng trang lứa với tôi năm đó không phải ai cũng may mắn được tuyển dụng. Cả lớp 30 sinh viên, thì có 8 người được tuyển dụng năm đó, với 3 bạn về trung học phổ thông và 5 bạn về trung học cơ sở.
Khi ấy, chúng tôi tự cho rằng mình thiệt thòi khi xa nhà, đến “gieo chữ” tại mảnh đất khó khăn, nhiều bản làng chưa có điện nước, bất đồng về phong tục tập quán. Ngày 9/6/2023, vừa qua, khi nghe được bài phát biểu của Lê Thị Thắm - giáo viên tự do tại xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, tôi đã rất cảm phục em.
Trước hôm đi coi thi Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023, tôi quyết định dành buổi nghỉ hiếm hoi đến thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa thăm cô giáo Lê Thị Thắm. Em sinh năm 1998, kém tôi 17 tuổi.
Thắm kể, cô sinh ra trong một gia đình thuần nông. Từ khi sinh ra, cô đã không được may mắn, hoàn thiện như bạn bè cùng trang lứa. Khi mới chào đời, Thắm chỉ nặng hơn 1 kg và không có hai tay. Thắm lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, đặc biệt là sự chăm sóc của mẹ. Tất cả gánh nặng mưu sinh cho gia đình đặt trên vai bố của Thắm. Do đó, gia đình Thắm rất vất vả.
Khi Thắm được 4 tuổi, mẹ cho Thắm đi mẫu giáo để tìm việc làm thêm, mưu sinh. Sau 6 tháng đến trường mầm non, thấy tất cả các bạn được cô giáo cho tập viết trừ mình, Thắm cũng đòi cô cho mình viết. Cô giáo nghĩ Thắm không có tay thì viết làm sao nên cũng chỉ đành đưa cho Thắm tờ giấy và cây bút chì để vẽ nguệch ngoạc.
Thấy các bạn kẹp bút vào tay, Thắm cũng lấy bút kẹp vào ngón chân trái của mình để tập viết theo các bạn. Vì chân phải của Thắm ngắn hơn chân trái nên việc kẹp bút để viết thành chữ đã khó lại càng khó hơn. Những ngón chân của Thắm nhiều hôm trầy xước, phồng rộp khiến cô rất đau và đêm về không thể ngủ.
Không nản chí, dù ở trên lớp hay ở nhà, Thắm đều miệt mài tập viết. Thấy Thắm kiên trì như vậy nên ở lớp cô giáo cũng rất thương và luôn cầm chân của Thắm để dạy viết. Ở nhà, mẹ cũng mua vở, bút và cũng dạy Thắm viết… Quả là ông trời không phụ công sức của Thắm. Lên 5 tuổi, Thắm không chỉ viết thành thạo mà còn đọc được số và chữ cái. Bố mẹ và gia đình rất vui, không nghĩ Thắm có thể làm được. Vì vậy, khi Thắm lên 6 tuổi, mẹ cho Thắm vào lớp 1 trường làng như bao bạn xung quanh.
Với sự trợ giúp của gia đình, công lao của cha mẹ, của thầy cô, như bao học sinh bình thường khác, Thắm đã hoàn thành việc học của 12 năm học và tiếp tục phấn đấu để thực hiện ước mơ của mình - ước mơ được ngồi học ở giảng đường đại học.
Năm 2016, Thắm - một thí sinh "đặc biệt" cũng tham dự kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Dù được nhà trường đặc cách nhưng Thắm vẫn đăng ký dự thi và đi thi giống tất cả các bạn bình thường khác. Kết quả em trúng tuyển vào trường Đại học Hồng Đức- ngôi trường tôi từng theo học Đại học.
Nghị lực vượt lên khó khăn, trở thành giáo viên của Lê Thị Thắm khiến nhiều người cảm phục. |
Với dáng người nhỏ bé, thể chất mong manh, cao chỉ tầm 1,3m, nặng chừng 30 kg, dáng đi hơi tập tễnh, Thắm đưa tôi đi thăm nơi làm việc của em. Đó là căn phòng nơi em dạy học cho các bạn nhỏ trong làng rộng chừng 15m2, có khoảng gần 20 bộ bàn ghế cùng một số thiết bị công nghệ phục vụ cho việc dạy học. Em phải chia thành các độ tuổi khác nhau để tiện kèm cặp, hướng dẫn bởi có thời điểm có tới 45- 50 bạn nhỏ đến lớp học.
Em tâm sự, khi còn nhỏ, em rất tự ti về hình dáng của mình, nhưng giờ đây cảm giác tự ti mặc cảm đó không còn nữa. Vì em biết mình còn có ích cho xã hội. Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, em luôn nhận được sự quan tâm động viên của bà con nhân dân trong thôn, xã, của cấp ủy, chính quyền địa phương để em thực hiện được ước mơ của mình. Giờ đây em càng em vinh dự hơn là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
Tới đây, theo chỉ đạo của Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng em sẽ được Sở nội vụ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với chính quyền địa phương tuyển dụng đặc cách em vào ngôi trường mà em đã gắn bó trong suốt 9 năm tiểu học và trung học cơ sở- Trường Tiểu học và trung học cơ sở Đồng Thịnh, thuộc xã Đồng Thịnh, Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chính tại ngôi trường này em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn học sinh, vì vậy em mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để đền đáp sự giúp đỡ ấy. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt em khi ước mơ của mình sắp trở thành hiện thực.
Với ý chí, nghị lực của mình em đã 2 lần được Ủy ban nhân dân Huyện Đông Sơn biểu dương, khen thưởng trong đợt sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2016- 2020 và sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2026. Và gần đây nhất em là một trong những tấm gương điển hình được biểu dương khen thưởng tại Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc" (11/6/1948 - 11/6/2023); sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) và biểu dương các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do tỉnh Thanh Hóa tổ chức.
Một người khuyết tật như Thắm chỉ sống thôi đã khó khăn rồi, đừng nói gì đến làm việc và làm việc có ích cho xã hội. Cơ thể em không lành lặn, nhưng tâm hồn em cao đẹp mà không ít người có cơ thể dù lành lặn nhưng không có được. Trước khó khăn không hề nản chí, dừng lại, em- người khiếm khuyết về cơ thể nhưng không khiếm khuyết về tâm hồn, về ý chí nghị lực còn những người có cơ thể lành lặn thấy khó khăn mà chùn bước lại trở thành những người khiếm khuyết trong tâm hồn.
Nghị lực của Thắm, đã lan tỏa tinh thần cho những người giáo viên như chúng tôi. Đúng như em nói: “Cứ đi về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”. Chỉ mong những đồng nghiệp của tôi hãy giữ vững niềm tin vì sự nghiệp trăm năm trồng người; đừng bỏ cuộc, đừng ngừng cố gắng. Có rất nhiều cách để thành công và đạt được ước mơ của mình. Thành công là cái đến từ những điều nhỏ chúng ta cố gắng làm mỗi ngày và xây đắp cho đến một ngày nó trở thành điều gì đó vĩ đại - với chính bản thân mình. Vì vậy, đừng bao giờ ngừng cố gắng. Có thể ước mơ vẫn ở đâu đó xa vời, có thể ta không đạt được, nhưng một khi đã làm, một khi đã hành động, chúng ta sẽ có trải nghiệm, sẽ có những câu chuyện hay cho chính mình. Nếu không làm, chúng ta sẽ không có gì cả!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. “Sự nghiệp trồng người” là sự nghiệp cao cả, lâu dài, đó không phải là con đường bằng phẳng, mà có nhiều chông gai, khó khăn thử thách. Mỗi thầy cô giáo hãy luôn tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như tấm gương của cô giáo Thắm, biết vượt lên mọi khó khăn, vượt lên chính mình, dám làm, dám đương đầu với khó khăn thử thách, để đức dày- trí sáng- tâm trong. Học và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, để “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Để thực hiện tốt sứ mệnh “trồng người” thiêng liêng, đưa chất lượng giáo dục ngày càng phát triển, mỗi nhà giáo cần ý thức rõ vai trò và trọng trách vinh quang của mình, phải biết vượt qua khó khăn, thử thách, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, những trở ngại về phong tục tập quán, ngôn ngữ..., để giữ vững truyền thống nhà giáo, để yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thực sự là hình mẫu cho người học, để nghề dạy học xứng đáng là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý mà Bác Hồ đã dành tặng.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về
09:00 | 29/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
“Hiệu triệu” sắc mầu 54 dân tộc cùng trái tim sắc son với quê hương đất nước
18:10 | 30/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 Làng nghề, nghệ nhân
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 OCOP
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 Nông thôn mới
Chào năm đặc biết 2025!
14:11 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng
10:29 Tin tức